cần luật sư tư vấn.

Chủ đề   RSS   
  • #245647 26/02/2013

    maiantiem2

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    cần luật sư tư vấn.

    Tôi và 2 người nữa cùng cho một người vay số tiền là 1tỷ500 triệu.có giấy vay tiền và hẹn trả tiền, nhưng khi tôi đòi người đó không trả. tôi đã làm đơn khởi kiện ra toà án.Vậy cho tôi hỏi LS khi toà án tuyên án, bản án có hiệu lực pháp luật. Bên thi hành án sẽ thi hành. Tài sản của người bi thi hành án có Tài sản là quyền sử dụng đất, và nhà ở. quyền sử dụng đất người bị thi hành án đang thế chấp tại ngân hàng vay khoảng 2 tỷ, thời han vay còn 2năm nữa la hết hạn, nhà ở trên đất đang cho thuê với thời hạn là 9 năm nữa la hết hạn. khối tài sản trên tri giá khoảng 10 tỷ.vậy khi thi hành án bên thi hành án có kê biên tài sản đó không. hay đợi đến khi hết hạn vay của ngân hàng mới kê biên được.Khi bản án có hiệu lực chúng tôi có thể yêu cầu thi hành án tính lãi khi bên bị thi hành án cố tình không chịu thi hành án không.khối tài sàn trên là tài sản chung của vợ chồng, hình thành trong thời kỳ hôn nhân. nhưng khoan tiền vay trên là do vợ vay. vậy cho tôi hỏi thi hành án có ảnh hưởng không. Cám ơn các LS nhiều.

    Cập nhật bởi maiantiem2 ngày 26/02/2013 02:25:49 CH
     
    6754 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #245713   26/02/2013
    Được đánh dấu trả lời

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Vụ việc bạn kể có quá nhiều vấn đề vướng mắc mà bạn chỉ kể vắn tắt nên cũng rất khó để trả lời. 

    - Bạn và 02 người nữa cho vay số tiền 1.5 tỷ vậy khi kện chỉ mình bạn kiện đòi phần của mình hay cả 2 người kia nữa? 

    - Theo như ngôn ngữ bạn dùng thì bạn cũng có kiến thức nhất định về pháp luật (tôi nghĩ vậy), bạn cũng biết là nợ ai vay, người đó trả... nghĩa là nếu chỉ người vợ đứng tên ra vay tiền trong giấy vay tiền mà người chồng không hề hay biết, vay phục vụ cho việc chi dùng riêng của người vợ không phải cho cuộc sống chung của cả gia đình (cho dù là phục vụ chi tiêu sinh hoạt của gia đình mà bây giờ người ta chối bỏ cũng rất khó chứng minh) thì bạn chỉ có quyền đòi người vợ trả mà thôi.

    - Lúc vay nếu không có nói rõ là thế chấp, hay cầm cố tài sản gì để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của khoản vay thì khi ra tòa án xử, tòa án cũng sẽ tuyên rất chung chung là buộc người kia phải trả nợ cho bạn. Còn nếu không trả thì bạn có quyền yêu cầu thi hành án, nhưng thi hành án để đòi được nợ như thế nào thì lại là chuyện khác, đây là vấn đề bạn đang quan tâm:

    + Ngân hàng đã nhận thế chấp đất, đã đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ, hợp đồng thế chấp có công chứng. Như vậy, nếu vợ chồng kia vẫn trả đủ tiền vay cho Ngân hàng thì cơ quan thi hành án không thể can thiệp buộc Ngân hàng bàn giao giấy tờ để bán mảnh đất thu hồi nợ cho bạn được. Trừ khi ngân hàng khởi kiện vợ chồng kia đòi trả nợ, có bản án và yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án phát mãi tài sản thì bạn sẽ được hưởng ké phần giá trị dôi ra sau khi ngân hàng thu nợ để đòi nợ về cho mình. Với điều kiện là bạn đã có bản án có hiệu lực pháp luật trước đó.
    + Đối với trường hợp thuê nhà: cũng tương tự như đất. do không phải là tài sản thế chấp cho món nợ của bạn nên cơ quan thi hành án cũng sẽ không đụng đến căn nhà đang cho thuê. Hơn nữa, nhà và đất vốn dính liền, làm sao mà bán được nhà khi giấy đất đang nằm ở Ngân hàng. Bạn chỉ có thể yêu cầu cơ quan thi hành án thu số tiền thuê nhà hàng tháng của người thuê để trả nợ cho bạn (lưu ý là cũng chưa hẳn được vì nhà là của 2 vợ chồng trong khi đó chỉ mình người vợ mượn bạn).

    - Về trường hợp tính lãi: nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật mà bên vay không trả nợ cho bạn đúng hạn bạn có quyền được tính lãi suất chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước quy định kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án. Bạn nên yêu cầu tòa án tuyên câu này vào trong bản án để có cơ sở thực hiện. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    maiantiem2 (26/02/2013)
  • #245725   26/02/2013

    maiantiem2
    maiantiem2

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Vụ việc bạn kể có quá nhiều vấn đề vướng mắc mà bạn chỉ kể vắn tắt nên cũng rất khó để trả lời. 

    - Bạn và 02 người nữa cho vay số tiền 1.5 tỷ vậy khi kện chỉ mình bạn kiện đòi phần của mình hay cả 2 người kia nữa? 

    - Theo như ngôn ngữ bạn dùng thì bạn cũng có kiến thức nhất định về pháp luật (tôi nghĩ vậy), bạn cũng biết là nợ ai vay, người đó trả... nghĩa là nếu chỉ người vợ đứng tên ra vay tiền trong giấy vay tiền mà người chồng không hề hay biết, vay phục vụ cho việc chi dùng riêng của người vợ không phải cho cuộc sống chung của cả gia đình (cho dù là phục vụ chi tiêu sinh hoạt của gia đình mà bây giờ người ta chối bỏ cũng rất khó chứng minh) thì bạn chỉ có quyền đòi người vợ trả mà thôi.

    - Lúc vay nếu không có nói rõ là thế chấp, hay cầm cố tài sản gì để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của khoản vay thì khi ra tòa án xử, tòa án cũng sẽ tuyên rất chung chung là buộc người kia phải trả nợ cho bạn. Còn nếu không trả thì bạn có quyền yêu cầu thi hành án, nhưng thi hành án để đòi được nợ như thế nào thì lại là chuyện khác, đây là vấn đề bạn đang quan tâm:

    + Ngân hàng đã nhận thế chấp đất, đã đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ, hợp đồng thế chấp có công chứng. Như vậy, nếu vợ chồng kia vẫn trả đủ tiền vay cho Ngân hàng thì cơ quan thi hành án không thể can thiệp buộc Ngân hàng bàn giao giấy tờ để bán mảnh đất thu hồi nợ cho bạn được. Trừ khi ngân hàng khởi kiện vợ chồng kia đòi trả nợ, có bản án và yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án phát mãi tài sản thì bạn sẽ được hưởng ké phần giá trị dôi ra sau khi ngân hàng thu nợ để đòi nợ về cho mình. Với điều kiện là bạn đã có bản án có hiệu lực pháp luật trước đó.
    + Đối với trường hợp thuê nhà: cũng tương tự như đất. do không phải là tài sản thế chấp cho món nợ của bạn nên cơ quan thi hành án cũng sẽ không đụng đến căn nhà đang cho thuê. Hơn nữa, nhà và đất vốn dính liền, làm sao mà bán được nhà khi giấy đất đang nằm ở Ngân hàng. Bạn chỉ có thể yêu cầu cơ quan thi hành án thu số tiền thuê nhà hàng tháng của người thuê để trả nợ cho bạn (lưu ý là cũng chưa hẳn được vì nhà là của 2 vợ chồng trong khi đó chỉ mình người vợ mượn bạn).

    - Về trường hợp tính lãi: nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật mà bên vay không trả nợ cho bạn đúng hạn bạn có quyền được tính lãi suất chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước quy định kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án. Bạn nên yêu cầu tòa án tuyên câu này vào trong bản án để có cơ sở thực hiện. 

    Cám ơn Đ/c  đã tư vấn cho tôi. cho tôi hỏi thêm. Nếu sau khi bản án có hiệu lực pháp luât ( sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án). tôi làm đơn đề nghị thi hành án. đối với tài sản là quyền sử dụng đất đang thế phấp tại ngân hàng thời han là 04 năm. sau khi người bị thi hành án đã thanh toán khoản tiền vay cho ngân hàng tôi có quyền yêu cầu thi hành án giữ lại quyền sử dụng đất đó không. để thi hành án cưỡng chế và phát mại tài sản đó cả nhà và đất không( vì hợp đồng nhà vẫn còn hiệu lưc?. Người bị thi hành án là một công chức vậy tôi có quyền yêu cầu thi hành án phong toả, thu hồi một phần lương để trả cho chúng tôi không?

     
    Báo quản trị |  
  • #245786   26/02/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    - Về trường hợp tính lãi: nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật mà bên vay không trả nợ cho bạn đúng hạn bạn có quyền được tính lãi suất chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước quy định kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án. Bạn nên yêu cầu tòa án tuyên câu này vào trong bản án để có cơ sở thực hiện

    KD xin trao đổi với bạn:

    Phần này cho dù đương sự không có yêu cầu, nhưng nếu Bản án có tuyên buộc bị đơn trả cho nguyên đơn tài sản thì tại Bản án này thẩm phán sẽ nhận định nội dung trên vào phần Quyết định của Bản án.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (27/02/2013)
  • #245809   27/02/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    @ maiantiem2:

    - nếu bản án của bạn đã có hiệu lực pháp luật, bạn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thực thi bản án. Tuy nhiên, bạn không được quyền yêu cầu phát mãi tài sản là nhà + đất của người phải thi hành án vì... nội dung này không có trong bản án mặc dù nó là tài sản của người đó. Tuy nhiên, trong đơn yêu cầu thi hành án có phần cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án, bạn có thể cung cấp, liệt kê những tài sản thuộc sở hữu của người này cho cơ quan thi hành án xem xét.

    - cơ quan thi hành án có thể gửi công văn ngăn chặn đến ngân hàng, đề nghị ngân hàng ko trao trả sổ đỏ cho người vay khi hết hạn để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án và phải thông báo cho cơ quan thi hành án biết khi giải quyết chấm dứt khoản vay. Ngoài ra, cơ quan thi hành án cũng làm công văn ngăn chặn chuyển dịch tài sản tại phòng công chứng, sở tài nguyên môi trường đối với các việc: chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp.... của tài sản. Bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án giữ lại sổ đỏ từ ngân hàng... sau khi khoản vay hết hạn nhưng việc yêu cầu này phải thực hiện trước đó. Vì nếu yêu cầu chậm, ngân hàng sẽ trả sổ đỏ cho người vay ngay khi họ thanh lý hợp đồng.

    - về việc cưỡng chế phát mại nhà + đất: vì khoản nợ của bạn khá nhỏ (tôi đoán khoảng 500 tr) so với giá trị của tài sản là 10 tỷ nên có thể cơ quan thi hành án sẽ cân nhắc việc có kê biên phát mại tài sản hay không. Hơn nữa đây là tài sản chung của vợ chồng (người vợ chỉ có 1 nửa trong đó) nên không dễ để phát mại. Còn việc thời hạn thuê nhà ko ảnh hưởng lắm vì người cho thuê phải xử lý với người thuê nhà trong trường hợp này. Còn tài sản thì vẫn sẽ bị kê biên, cơ quan thi hành án chỉ có trách nhiệm thông báo cho người thuê nhà biết tình trạng pháp lý của tài sản và thời hạn để di dời đi.  

    - Về ngăn chặn tiền lương: bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án gửi công văn tới đơn vị nơi người phải thi hành án công tác để trích thu khoản nợ từ lương hàng tháng của người này. Tuy nhiên, phải tính đến khoản tiền tối thiểu để người đó sinh sống chứ không được thu hết toàn bộ.

     

    @ Khắc Duy:

    - Cám ơn bạn đã nhắc mình. Luật thi hành án có quy định về lãi suất chậm thi hành án như là việc đương nhiên. Có nghĩa là dù mình có yêu cầu hay không thì vẫn được hưởng lãi suất này kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, thực tế mình đã gặp 1 số trường hợp do trong bản án không ghi nhận điều khoản về lãi suất này (thẩm phán ko đưa vào) nên Chấp hành viên không chịu cho người được thi hành án hưởng lãi suất trên với lý do bản án chỉ tuyên có vậy... thì theo đúng như vậy... Nên tốt nhất là: yêu cầu tuyên vào cho nó chắc. Mà yêu cầu này đâu tốn thêm án phí đâu mà sợ. :-).

      

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (27/02/2013) maiantiem2 (27/02/2013)
  • #245975   27/02/2013

    maiantiem2
    maiantiem2

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    @ maiantiem2:

    - nếu bản án của bạn đã có hiệu lực pháp luật, bạn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thực thi bản án. Tuy nhiên, bạn không được quyền yêu cầu phát mãi tài sản là nhà + đất của người phải thi hành án vì... nội dung này không có trong bản án mặc dù nó là tài sản của người đó. Tuy nhiên, trong đơn yêu cầu thi hành án có phần cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án, bạn có thể cung cấp, liệt kê những tài sản thuộc sở hữu của người này cho cơ quan thi hành án xem xét.

    - cơ quan thi hành án có thể gửi công văn ngăn chặn đến ngân hàng, đề nghị ngân hàng ko trao trả sổ đỏ cho người vay khi hết hạn để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án và phải thông báo cho cơ quan thi hành án biết khi giải quyết chấm dứt khoản vay. Ngoài ra, cơ quan thi hành án cũng làm công văn ngăn chặn chuyển dịch tài sản tại phòng công chứng, sở tài nguyên môi trường đối với các việc: chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp.... của tài sản. Bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án giữ lại sổ đỏ từ ngân hàng... sau khi khoản vay hết hạn nhưng việc yêu cầu này phải thực hiện trước đó. Vì nếu yêu cầu chậm, ngân hàng sẽ trả sổ đỏ cho người vay ngay khi họ thanh lý hợp đồng.

    - về việc cưỡng chế phát mại nhà + đất: vì khoản nợ của bạn khá nhỏ (tôi đoán khoảng 500 tr) so với giá trị của tài sản là 10 tỷ nên có thể cơ quan thi hành án sẽ cân nhắc việc có kê biên phát mại tài sản hay không. Hơn nữa đây là tài sản chung của vợ chồng (người vợ chỉ có 1 nửa trong đó) nên không dễ để phát mại. Còn việc thời hạn thuê nhà ko ảnh hưởng lắm vì người cho thuê phải xử lý với người thuê nhà trong trường hợp này. Còn tài sản thì vẫn sẽ bị kê biên, cơ quan thi hành án chỉ có trách nhiệm thông báo cho người thuê nhà biết tình trạng pháp lý của tài sản và thời hạn để di dời đi.  

    - Về ngăn chặn tiền lương: bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án gửi công văn tới đơn vị nơi người phải thi hành án công tác để trích thu khoản nợ từ lương hàng tháng của người này. Tuy nhiên, phải tính đến khoản tiền tối thiểu để người đó sinh sống chứ không được thu hết toàn bộ.

     

    @ Khắc Duy:

    - Cám ơn bạn đã nhắc mình. Luật thi hành án có quy định về lãi suất chậm thi hành án như là việc đương nhiên. Có nghĩa là dù mình có yêu cầu hay không thì vẫn được hưởng lãi suất này kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, thực tế mình đã gặp 1 số trường hợp do trong bản án không ghi nhận điều khoản về lãi suất này (thẩm phán ko đưa vào) nên Chấp hành viên không chịu cho người được thi hành án hưởng lãi suất trên với lý do bản án chỉ tuyên có vậy... thì theo đúng như vậy... Nên tốt nhất là: yêu cầu tuyên vào cho nó chắc. Mà yêu cầu này đâu tốn thêm án phí đâu mà sợ. :-).

      

    cám ơn  đã tư vấn. Cho tôi hỏi thêm một vài vấn đề nữa; Khi bản án có hiệu lực, tôi làm đơn sang thi hành án để đề nghị thi hành án số tiền trên, để xác minh số tài sản của người bị thi hành án tôi cần làm j?vì người bị thi hành còn phải nộp án phí, hay tôi làm đơn để chấp hành viên xác minh tài sản hay tự

     
    Báo quản trị |  
  • #245978   27/02/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    - cơ quan thi hành án có thể gửi công văn ngăn chặn đến ngân hàng, đề nghị ngân hàng ko trao trả sổ đỏ cho người vay khi hết hạn để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án và phải thông báo cho cơ quan thi hành án biết khi giải quyết chấm dứt khoản vay. Ngoài ra, cơ quan thi hành án cũng làm công văn ngăn chặn chuyển dịch tài sản tại phòng công chứng, sở tài nguyên môi trường đối với các việc: chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp.... của tài sản. Bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án giữ lại sổ đỏ từ ngân hàng... sau khi khoản vay hết hạn nhưng việc yêu cầu này phải thực hiện trước đó. Vì nếu yêu cầu chậm, ngân hàng sẽ trả sổ đỏ cho người vay ngay khi họ thanh lý hợp đồng.

    .@ Khắc Duy:

    - Cám ơn bạn đã nhắc mình. Luật thi hành án có quy định về lãi suất chậm thi hành án như là việc đương nhiên. Có nghĩa là dù mình có yêu cầu hay không thì vẫn được hưởng lãi suất này kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, thực tế mình đã gặp 1 số trường hợp do trong bản án không ghi nhận điều khoản về lãi suất này (thẩm phán ko đưa vào) nên Chấp hành viên không chịu cho người được thi hành án hưởng lãi suất trên với lý do bản án chỉ tuyên có vậy... thì theo đúng như vậy... Nên tốt nhất là: yêu cầu tuyên vào cho nó chắc. Mà yêu cầu này đâu tốn thêm án phí đâu mà sợ. :-).

     

    Thân chào Minh Kiều !

    KD xin trao đổi thêm với ban trong trường hợp trên:

    Cơ quan Thi hành án dân sự có thể gửi công văn đề nghị Phòng tài nguyên và Môi trường - Phòng đăng ký quyền sử dụng đất tạm thời không làm thủ tục chuyển dịch tài sản - chuyển nhượng, tặng cho, mua bán tài sản trên chứ không thể làm công văn đề nghị Ngân hàng không trả sổ đỏ cho người vay được. Người vay có quyền nhận lại các giấy tờ đã thế chấp tại Ngân hàng sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng không được phép giữ lại sổ đỏ khi hai bên đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng.

    Theo thông tin chủ topic cung cấp thì thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về TAND cấp huyện, nên cơ quan thi hành án cấp huyện nơi Tòa án giải quyết có quyền thụ lý giải quyết, và Cơ quan Thi hành án có thể làm công văn đề nghị cấp huyện là phòng TN và MT tạm thời không làm thủ tục chuyển dịch tài sản, chứ không phải là sở TN và MT.

    Chủ topic cũng không có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự giữ lại sổ đỏ từ ngân hàng theo phân tích trên, mà chỉ có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn như đã phân tích trên.

    Về phần quyết định trong bản án nếu chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bên bị đơn trả lại tài sản, thì bản án bắt buộc phải tuyên phần lãi suất nếu chậm trả và các quyền thỏa thuận thi hành án khác. Không thể có một số trường hợp thẩm phán không đưa vào nếu bản án có tuyên như đã nêu. Bản án chỉ không có phần này khi bác đơn yêu cầu của nguyên đơn, một số tranh chấp khác. . .

    Theo đó phần Quyết định Bản án sẽ ghi như sau:

     

     

    Căn cứ khoản 2 điều 305 Bộ luật dân sự, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và bà A có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bà B chưa trả khoản tiền nói trên thì hàng tháng phải chịu thêm khoản lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán đối với số tiền còn phải thi hành tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

     

    Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo các quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự. /.

    Rất vui được trao đổi thêm cùng Minh Kiều ! 

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (27/02/2013)
  • #246001   27/02/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Đồng ý với KD về phần trao đổi thêm.

    Mình cũng làm rõ thêm trường hợp về vụ sổ đỏ: nghĩa là ngân hàng không có quyền giữ sổ đỏ của KH khi KH đã thực hiện xong hết các nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, khi cơ quan thi hành án dùng công văn là mệnh lệnh hành chính để yêu cầu ngân hàng bàn giao sổ đỏ cho cơ quan thi hành án khi khoản vay tại ngân hàng đã được thanh lý thì sao đây? Vì sổ đỏ này đã được cơ quan thi hành án xác minh là tài sản của người phải thi hành án, người này đối với ngân hàng là KH vay, nhưng cũng đồng thời là bị đơn, người phải thi hành án trong 1 vụ án khác đã có đơn yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án. Ngân hàng mình đã dính trường hợp này... hiện cũng đang nhùng nhằng chưa bàn giao. Tuy nhiên, ngân hàng đã khởi kiện KH luôn, vì KH cũng đã không trả nợ trong 1 thời gian dài. 

    Cũng lưu ý KD là về vụ lãi suất chậm thi hành án, một số thẩm phán họ mặc định rằng đó là Luật thi hành án có quy định, tòa ko lấn sân sang phần tuyên thi hành án nên họ ko đưa vào. Và cái này mình khẳng định là có bản án như vậy. Còn về bên tòa án tuyên như vậy có vi phạm tố tụng hay không thì mình không biết. 

    Thân!

    Về phần xác minh tài sản mà bạn maiantiem hỏi, thì theo quy định của luật thi hành án, bạn có thể tự mình tiến hành xác minh tài sản và cung cấp cho cơ quan thi hành án hoặc là yêu cầu bằng văn bản để cơ quan thi hành án đi tiến hành xác minh và bạn phải chịu chi phí cho việc xác minh này.

    Cập nhật bởi Khongtheyeuemhon ngày 27/02/2013 10:59:39 CH

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (28/02/2013)
  • #246195   28/02/2013

    maiantiem2
    maiantiem2

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


     

     

    Cám ơn các anh, chi đã tư vấn. cho minh hỏi thêm. tôi tìm hiểu về tài sản thì thấy người bị thi hành án có tài sản chung là nhà và đât( đất theo giá nhà nước quy định là 30tr/m2 và diên tích là 120 m2. nhà thì 3 tầng năm trên đất) giá trị nếu bán khoảng từ 7- 10 tỷ. tài sản là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân. đất thì thế chấp ngân hàng khoảng 1,800triệu thời hạn vay la 4 năm, nhà thì cho thuê 100tr/1 năm. thòi hạn là 9 năm nữa.vậy khi tôi nhận quyết định của tòa án và làm đơn đề nghị thi hành án gửi thi hành án cấp huyện, đồng thời làm đơn đề nghị xác minh tài sản tại ngân hàng nơi người bị thi hành án đang thế chấp tài sản tại đó( nhưng tôi nghĩ cái này khó xác minh được, vì ngân hàng không cho hoặc làm khó mình) vì theo Luật thi hành án có quy định là mình phải xác minh trước, nếu không làm được mới đề nghị thi hành án xác minh tài sản đó.tòa tuyên bi đơn trả tôi 301tr. và 2 người nữa khoảng hơn 800trieu.(họ đều tuyên cùng 1 ngày) nếu tôi làm đề nghị thi hành án trước có được hưởng yêu tiên hơn hai người kia không?

    nếu chúng tôi cùng làm đề nghị thi hành án hết thì bên thi hành án sẽ xử lý như thế nào?

    với lại tài sản đó là tài sản chung, giá trị lớn,mà chỉ có mỗi tài sản đó thôi. chúng tôi sẽ làm như thế nào ? đề nghị các anh, chị tư vấn giúp tôi. tôi xin chân thành cám ơn nhiều.

     

     

    Cập nhật bởi maiantiem2 ngày 28/02/2013 09:27:52 CH Cập nhật bởi maiantiem2 ngày 28/02/2013 09:24:28 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #246229   28/02/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Đồng ý với KD về phần trao đổi thêm.

    Mình cũng làm rõ thêm trường hợp về vụ sổ đỏ: nghĩa là ngân hàng không có quyền giữ sổ đỏ của KH khi KH đã thực hiện xong hết các nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, khi cơ quan thi hành án dùng công văn là mệnh lệnh hành chính để yêu cầu ngân hàng bàn giao sổ đỏ cho cơ quan thi hành án khi khoản vay tại ngân hàng đã được thanh lý thì sao đây?sổ đỏ này đã được cơ quan thi hành án xác minh là tài sản của người phải thi hành án, người này đối với ngân hàng là KH vay, nhưng cũng đồng thời là bị đơn, người phải thi hành án trong 1 vụ án khác đã có đơn yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án. Ngân hàng mình đã dính trường hợp này... hiện cũng đang nhùng nhằng chưa bàn giao. Tuy nhiên, ngân hàng đã khởi kiện KH luôn, vì KH cũng đã không trả nợ trong 1 thời gian dài. 

    Cũng lưu ý KD là về vụ lãi suất chậm thi hành án, một số thẩm phán họ mặc định rằng đó là Luật thi hành án có quy định, tòa ko lấn sân sang phần tuyên thi hành án nên họ ko đưa vào. Và cái này mình khẳng định là có bản án như vậy. Còn về bên tòa án tuyên như vậy có vi phạm tố tụng hay không thì mình không biết. 

    Thân!

    Về phần xác minh tài sản mà bạn maiantiem hỏi, thì theo quy định của luật thi hành án, bạn có thể tự mình tiến hành xác minh tài sản và cung cấp cho cơ quan thi hành án hoặc là yêu cầu bằng văn bản để cơ quan thi hành án đi tiến hành xác minh và bạn phải chịu chi phí cho việc xác minh này.

    Rất vui được trao đổi thêm với Minh Kiều !

    1/ Minh Kiều có thể viện dẫn căn cứ pháp lý trong phần gạch chân trên không?

    2/ Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứ không phải là tài sản.

    3/ Trường hợp nếu ngân hàng không bàn giao sổ đỏ cho người vay, khi người vay đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ cho ngân hàng thì người vay có thể khởi kiện ra Tòa án về buộc phía Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng như đã cam kết (mà bên Ngân hàng vi phạm).

    4/ Còn việc Thẩm phán buộc phải ghi rõ phần lãi xuất trả chậm (nếu có) là phải ghi rõ trong bản án, chứ không thể như bạn trình bày trên. Bạn có thể tham khảo Luật thi hành án dân sự năm 2008:

     

    Điều 7. Quyền yêu cầu thi hành án

    Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

     

    Điều 26. Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự

    Khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    maiantiem2 (01/03/2013)
  • #246266   01/03/2013

    maiantiem2
    maiantiem2

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    KhacDuy25 viết:

     

    Khongtheyeuemhon viết:

     

    Đồng ý với KD về phần trao đổi thêm.

    Mình cũng làm rõ thêm trường hợp về vụ sổ đỏ: nghĩa là ngân hàng không có quyền giữ sổ đỏ của KH khi KH đã thực hiện xong hết các nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, khi cơ quan thi hành án dùng công văn là mệnh lệnh hành chính để yêu cầu ngân hàng bàn giao sổ đỏ cho cơ quan thi hành án khi khoản vay tại ngân hàng đã được thanh lý thì sao đây?sổ đỏ này đã được cơ quan thi hành án xác minh là tài sản của người phải thi hành án, người này đối với ngân hàng là KH vay, nhưng cũng đồng thời là bị đơn, người phải thi hành án trong 1 vụ án khác đã có đơn yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án. Ngân hàng mình đã dính trường hợp này... hiện cũng đang nhùng nhằng chưa bàn giao. Tuy nhiên, ngân hàng đã khởi kiện KH luôn, vì KH cũng đã không trả nợ trong 1 thời gian dài. 

    Cũng lưu ý KD là về vụ lãi suất chậm thi hành án, một số thẩm phán họ mặc định rằng đó là Luật thi hành án có quy định, tòa ko lấn sân sang phần tuyên thi hành án nên họ ko đưa vào. Và cái này mình khẳng định là có bản án như vậy. Còn về bên tòa án tuyên như vậy có vi phạm tố tụng hay không thì mình không biết. 

    Thân!

    Về phần xác minh tài sản mà bạn maiantiem hỏi, thì theo quy định của luật thi hành án, bạn có thể tự mình tiến hành xác minh tài sản và cung cấp cho cơ quan thi hành án hoặc là yêu cầu bằng văn bản để cơ quan thi hành án đi tiến hành xác minh và bạn phải chịu chi phí cho việc xác minh này.

     

     

    Rất vui được trao đổi thêm với Minh Kiều !

    1/ Minh Kiều có thể viện dẫn căn cứ pháp lý trong phần gạch chân trên không?

    2/ Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứ không phải là tài sản.

    3/ Trường hợp nếu ngân hàng không bàn giao sổ đỏ cho người vay, khi người vay đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ cho ngân hàng thì người vay có thể khởi kiện ra Tòa án về buộc phía Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng như đã cam kết (mà bên Ngân hàng vi phạm).

    4/ Còn việc Thẩm phán buộc phải ghi rõ phần lãi xuất trả chậm (nếu có) là phải ghi rõ trong bản án, chứ không thể như bạn trình bày trên. Bạn có thể tham khảo Luật thi hành án dân sự năm 2008:

     

    Điều 7. Quyền yêu cầu thi hành án

    Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

     

    Điều 26. Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự

    Khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án.

    cám ơn bạn KD đã tư vấn. Vậy theo bạn KD người được thi hành án trong trường hợp này cần làm gì.mong bạn chỉ bảo và tư vấn gi

     
    Báo quản trị |  
  • #246281   01/03/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Hi Khắc Duy, tớ có vẻ khoái vụ "trao đổi" ý kiến này rồi đấy. :-)

    1. Cơ sở pháp lý theo mình (vì mình ko phải là cơ quan thi hành án) là Điều 90 của Luật thi hành án dân sự 2008: "Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định".

    2. Bạn đúng! Mình nói như vậy là không chuẩn về mặt pháp lý, mang tính chất dân dã. Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ở đây tài sản phải là "quyền sử dụng đất" hay nói khác đi là quyền tài sản theo quy định của Điều 163 BLDS. Cơ quan thi hành án đã xác minh quyền tài sản này thuộc sở hữu của người phải thi hành án thông qua văn bản trả lời của Ngân hàng và của Cơ quan Tài nguyên và môi trường.

    3. Bạn đúng. Vì về cơ bản người vay không còn nghĩa vụ gì với ngân hàng thì ngân hàng phải hoàn trả lại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp cho bên thế chấp.

    4. Phần này thì có lẽ bị lệch về mặt thời gian. Bạn nói Luật thi hành án 2008 bắt buộc ghi nội dung này vào trong bản án. Nhưng nếu khoảng thời gian trước 2008 thì sao? Vì mình tham gia tố tụng tại tòa từ 2006 nên mình có 1 số bản án của ngân hàng (tín chấp - ko có tài sản) không tuyên phần lãi suất chậm trả này và bên mình đã phải làm thủ tục kháng cáo.

    Thân,

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    maiantiem2 (01/03/2013)
  • #246385   01/03/2013

    maiantiem2
    maiantiem2

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Hi Khắc Duy, tớ có vẻ khoái vụ "trao đổi" ý kiến này rồi đấy. :-)

    1. Cơ sở pháp lý theo mình (vì mình ko phải là cơ quan thi hành án) là Điều 90 của Luật thi hành án dân sự 2008: "Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định".

    2. Bạn đúng! Mình nói như vậy là không chuẩn về mặt pháp lý, mang tính chất dân dã. Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ở đây tài sản phải là "quyền sử dụng đất" hay nói khác đi là quyền tài sản theo quy định của Điều 163 BLDS. Cơ quan thi hành án đã xác minh quyền tài sản này thuộc sở hữu của người phải thi hành án thông qua văn bản trả lời của Ngân hàng và của Cơ quan Tài nguyên và môi trường.

    3. Bạn đúng. Vì về cơ bản người vay không còn nghĩa vụ gì với ngân hàng thì ngân hàng phải hoàn trả lại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp cho bên thế chấp.

    4. Phần này thì có lẽ bị lệch về mặt thời gian. Bạn nói Luật thi hành án 2008 bắt buộc ghi nội dung này vào trong bản án. Nhưng nếu khoảng thời gian trước 2008 thì sao? Vì mình tham gia tố tụng tại tòa từ 2006 nên mình có 1 số bản án của ngân hàng (tín chấp - ko có tài sản) không tuyên phần lãi suất chậm trả này và bên mình đã phải làm thủ tục kháng cáo.

    Thân,

    Cám ơn bạn đã tư vấn cho tôi hiêu?. nhưng bạn cho minh hỏi thêm nếu tình hình là như thế thì theo bạn tôi sẽ làm j để thu hồi khoản tiền được nhanh nhất.

     
    Báo quản trị |