Cần giúp đỡ : Phân tích dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm ?

Chủ đề   RSS   
  • #93992 08/04/2011

    QuocSoan88

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    Cần giúp đỡ : Phân tích dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm ?

    Em có câu hỏi muốn nhờ các luật sư tư vấn, hoặc giúp em ít tài liệu  cho bài tập thu hoạch , Mong các luật sư giúp em !

    Câu hỏi là :
    -phân tích dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm ?
    -Và nêu ý nghĩa của dấu hiệu này trong hoạt động áp dụng pháp hình sự ?

    Mong được các Luật sư giúp đỡ , Em cám ơn trước . :D
     
    15333 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #94162   10/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Cái này mình nghĩ trong giáo trình luật hình sự của các trường đại học (thường là ở phần chung) có những giải thích rõ ràng. Bạn học luật hình sự mà không có giáo trình sao ? Mình nghĩ có thể hiểu một cách đơn giản như thế này:

    -Lỗi chia ra làm hai loại: Lỗi cố ýlỗi vô ý. Trong mỗi loại đó lại chia ra làm các loại nhỏ:
    +lỗi cố ý: lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1, ĐIều 9, BLHS 1999), lỗi cố ý gián tiếp (khoản 2, ĐIều 9, BLHS 1999)
    +lỗi vô ý: lỗi vô ý do quá tự tin (khoản 1, ĐIều 10, BLHS 1999), lỗi vô ý do cẩu thả (khoản 2, Điều 10, BLHS 1999)
    -Ý nghĩa của nó là đơn giản để xem xét mức hình phạt để áp dụng cho người phạm tội.

    *Note: Mình không biết trong HCM thì giáo trình luật nào là tốt nhất. Nhưng nếu bạn có thể, nên tham khảo giáo trình DH luật Hà Nội và giáo trình của khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội. Giáo trình DH luật phân tích rất chi tiết có hai phần chung (lý luận chung) và phần các tội phạm (phân tích các cấu thành tội phạm cụ thể về mặt khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể). Trong khi đó, giáo trình luật hình sự - Khoa luật đại học quốc gia Hà Nội tuy xuất bản cách đây khá lâu và chưa tái bản, không có phần các tội phạm nhưng ý nghĩa tham khảo về mặt lý luận thì luôn luôn tồn tại.

    Nếu bạn không tìm thấy được những sách mà mình đề cập, bạn có thể download hai tài liệu đã được chắt lọc dưới đây (hiz, mình cũng quên mất ai đã tóm lược rồi :( ) gồm cả phần chung và phần các tội phạm (mấy anh chị làm để ôn thi ấy mà :) ).

    -Forum này của ae luật dân sự chứ nhỉ ^^
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 10/04/2011 07:43:45 AM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    QuocSoan88 (10/04/2011)
  • #94205   10/04/2011

    QuocSoan88
    QuocSoan88

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    cám ơn bạn đã giúp đỡ , mình ko có giáo trình nên thiếu tài liệu để làm. Cảm ơn bạn nhé .Mình ko học chuyên ngành luât. Mình bên an ninh .Đăng học lên cấp ...
    Cảm ơn bạn cả về lời khuuyên cũng như TL tham khảo .
     
    Báo quản trị |