Cán bộ đánh chết người, hưởng án treo - Luật pháp có hợp lý?

Chủ đề   RSS   
  • #379338 16/04/2015

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cán bộ đánh chết người, hưởng án treo - Luật pháp có hợp lý?

    Chiều qua (15/4), TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt Lê Đức Hoàn (nguyên thượng tá, phó Công an TP Tuy Hòa) chín tháng tù treo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

    Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, trinh sát Công an TP Tuy Hòa) tám năm tù về tội dùng nhục hình. Cùng tội này, Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - PC45 Công an tỉnh Phú Yên) lãnh hai năm sáu tháng tù, Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) lãnh hai năm ba tháng tù, Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) lãnh hai năm tù, Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) lãnh một năm tù treo.

    Nội dung quay quanh vụ việc 5 CA đã đánh chết người trong quá trình lấy lời khai anh Kiều tại  trụ sở công an.

     

    HĐXX nhận định: Bị cáo Hoàn nguyên là trưởng ban chuyên án 312T, có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ chuyên án nhưng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định pháp luật, thiếu kiểm tra, sâu sát trong quá trình các điều tra viên, cán bộ cấp dưới làm việc với anh Ngô Thanh Kiều, để xảy ra việc dùng nhục hình ngay tại trụ sở Công an TP Tuy Hòa làm anh Kiều chết, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên,bị cáo có nhiều năm công tác, có nhiều thành tích trong công tác nên được giảm nhẹ hình phạt.
     
    Theo HĐXX, việc các luật sư đề nghị truy cứu bị cáo Hoàn về tội bắt giữ người trái pháp luật là không có căn cứ do các chứng cứ có tại hồ sơ được thẩm tra tại tòa xác định Hoàn chỉ “ra lệnh bằng lời nói” cho cán bộ cấp dưới “mời” anh Kiều về Công an TP Tuy Hòa làm việc.
     
    Sau phiên Tòa, khi nghe được tin nguyên là người lãnh đạo, chỉ huy của vụ việc mà chỉ bị phạt án treo, bỗng dưng cảm thấy cần xem lại liệu mình có suy nghĩ khác vờớ HĐXX hay không.
     
    Buổi họp báo được diễn ra sau đó, các cơ quan báo chí cũng đã có ý kiến, và câu trả lời của Tòa cũng chỉ là "Không giải thích thêm!"
     
    Pháp Luật TP.HCM: Thưa ông phó chánh án, tại phiên tòa, đại diện VKS nhận định bị cáo Lê Đức Hoàn thiếu kiểm tra sâu sát, để xảy ra việc dùng nhục hình gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là làm chết người. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng tòa lại cho bị cáo hưởng án treo? Liệu có quá nhẹ so với hành vi phạm tội và hậu quả hay không?
     
    Ông Nguyễn Phi Đô - Chủ tọa phiên tòa
    Tòa đã nhận định rất rõ trong bản án rồi. Theo luật, khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS thì có thể áp dụng Điều 47 BLHS xử ở khung nhẹ hơn liền kề. Còn vấn đề án treo, theo quy định của pháp luật, không thể nói là nhẹ hay nặng mà là xét thấy về nhân thân tốt, không có khả năng gây ra tội phạm mới, không cần thiết phải cách ly ra khỏi xã hội thì cho hưởng án treo. Nó không phải là nặng hay nhẹ.
     

    Nguồn: plo.vn

     
    7718 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (19/04/2015) Maiphuong5 (16/04/2015) TRUTH (16/04/2015) nguyenanh1292 (16/04/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #379363   16/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Vụ này sao nghe có mùi quá, ngẫm lại chỉ thấy tội cho dân đen chúng ta. :(

     
    Báo quản trị |  
  • #379383   16/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    TÔi đã nói rồi ( Hình như đã bị xóa)  " Tình quân dân ,như cá với thớt"

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #379386   16/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Ở Việt Nam hầu như 100% bản án đều bị kháng cáo, kháng nghị. Do người VN chúng ta hàng ngàn năm sống dưới sự xâm lược và chịu sự áp đặt của pháp luật của kẻ xâm lược. Ý thức phản kháng khiến người dân không tôn trọng pháp luật (của kẻ thống trị là ngoại bang) mà lại tuyệt đối tôn trọng lệ làng: phép vua thua lệ làng.

    Thói quen đó đến bây giờ vẫn vậy: mọi bản án xét xử đều bị phê phán là quá nhẹ hoặc quá nghiêm khắc. Người dân chúng ta phê phán đa phần theo cảm tính mà chưa thể vạch ra chổ sai (tất nhiên như vậy vì họ không rành luật) như những người xét xử.

    Nhiều người không hề nắm được kiến thức pháp luật, không biết được tình tiết hồ sơ vụ án mà vẫn bình luận ầm ầm để chứng tỏ bản thân; Tuy nhiên họ chỉ chứng tỏ được điều ngược lại.

    Nói bản án sai thì phải chỉ ra được sai chổ nào và lập luận chứng minh chặt chẻ thì rất đáng trân trọng; Nói chung chung thì vô giá trị.:'(

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (04/04/2017)
  • #379424   16/04/2015

    hanoilawkt
    hanoilawkt

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2009
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    Dear Cả nhà.

    Theo e thấy, các vụ án xét xử mấy ông nhà nươc luôn dựa vào quan điểm: Nhân thân tốt, gia đình tốt, có nhiều công lao, thành tích trong quá trình làm việc, đã được tặng thưởng cái "nọ" cái "chai"... từ đó đề nghị khung hình phạt thấp gây ra bức xúc với người dân, và bản thân e cũng thấy "thối tai".

    Quan điểm của e là nên gạt bỏ suy nghĩ này, ông đã có công lao, đã có thành tích thì ông đã được nhà nước ghi nhận, vinh danh = tinh thần, vật chất rồi còn đâu nữa.

    Yếu tố : Gia đình nếu có truyền thống, có công với cách mạng thì trong quá trình làm việc, công tác ông cũng đã được hưởng rồi: khi đi học k mất học phí, khi quy hoạch cán  bộ đc ưu tiên hơn, khi cử đi nc ngoài cũng đc ưu tiên...) blah blah...

    Lúc ông phạm tội, ông phải đc coi là ng dân bình thường, thậm chí trách nhiệm phải đc đề cao hơn do ông có hiểu biết, có chức vụ, có quyền hạn...

    Chính vì vậy, đúng lẽ là : Pháp luật phải công bằng với tất cả mọi ng. Có tội là xử.

    Chia sẽ 1 chút do e đang bức xúc với những thằng phạm tội có cái danh là cán bộ nhà nc mà bị xử nhẹ hều. Dân đen mà như vậy, cho đi đến vài năm, chục năm, hơn chục năm hoặc rất lâu hơn nữa, còn "thằng cán bộ" nhà nước, bị nhẹ sao coi được???

    Thối, không chịu được.

    Mr Thinh- Business Consultant

    Mobile: 0936 017 369

    Mail:hanoilawkt@gmail.com

    Chia sẻ và tư vấn miễn phí về những kiến thức pháp luật đã có.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hanoilawkt vì bài viết hữu ích
    TRUTH (16/04/2015) Khongtheyeuemhon (19/04/2015) dark27791 (17/04/2015)
  • #379428   16/04/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


     Cám ơn bạn hanoilawkt đã đưa ra được cái chỗ "gãi ngứa"

    Thường thì là gia đình có công với cách mạng, cha mẹ là thương binh liệt sỹ đều được đưa vô đây. Nhưng thời cha ông ta phải đổ mồ hôi, xương máu cực khổ để giành độc lập cho đất nước như hiện nay, nhưng lại đẻ ra nhằm mấy đứa con, đứa cháu trời đánh mà cứ vịn vào đó mà "tha" như thế thì không chấp nhận được.

     
    Báo quản trị |  
  • #379434   16/04/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Có lẽ những gì mình nói có phần cảm tính, vì không tiếp cận hồ sơ và cả những thông tin qua báo chí, bởi ít quan tâm. 

    Theo mình, nặng/nhẹ tùy thuộc vào vai trò, trách nhiệm, tính chất, mức độ, nhân thân, ý chí của người phạm tội. Pháp luật quy định khung, ai rơi vào trường hợp đó đều cũng như nhau, cả về trách nhiệm lẫn các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. 

    Vì vậy, nếu đem so sánh cán bộ phạm tội và người dân phạm tội ai nặng ai nhẹ thì mình thấy nó rất khập khiểng. Nếu xét chung hậu quả, nặng hay nhẹ không bắt đầu từ xuất thân của người đó, bởi pháp luật rất công bằng và nghiêm minh. Tùy tính chất, vai trò, mức độ, nhân thân....của  mỗi người khác nhau thì khi lượng hình sẽ không giống nhau. 

    Đối với những người làm công vụ mà có hành vi như họ đang bị xử, có thể nói gây ra nhiều phẫn uất cho gia đình bị hại và cho xã hội. Mong muốn của người dân nói chung là xử lý nghiêm minh bởi những (có thể) uất ức từ đâu đó hoặc đã rất lâu rồi nó còn tồn tại. Bản thân mình cũng thấy căm phẫn trước hành động của họ và hậu quả không thể khắc phục được. Nhưng bản án đâu chỉ là những gì cảm tính! Đó là nơi kết tinh của lập luận chứng cứ vững chắc, áp dụng pháp luật triệt để, thấu cái tình, đạt cái lý. 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    danusa (17/04/2015)
  • #379443   16/04/2015

    hanoilawkt
    hanoilawkt

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2009
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    nguyenkhanhchinh!

    Bác chắc chắn đã có nhiều kinh nghiệm sống, làm việc hơn e.

    Tuy nhiên, e cho rằng bài viết  của bác nên đăng ở các tờ báo đảng.

    Bác cũng tham gia nhiều vụ án rồi, thử hỏi nếu là người dân không may có các hành vi trên, liệu có thể nhẹ được như này không? Không chỉ riêng vụ này mà e thấy có rất nhiều vụ khác nữa. Em thấy pháp luật quá thiên vị, chưa có sự công minh, bình đẳng. Một ông dân gây tai nạn, gây thiệt hại tài sản, phạm tội trong khi bị "cùng đường", ... thì hậu quả thế nào? còn "thằng cán bộ nhà nước"(xin lỗi e phải gọi là thằng) cũng hành vi như thế hậu quả thế nào???

    Liệu bác nói: Pháp luật quy định khung, ai rơi vào trường hợp đó đều cũng như nhau, cả về trách nhiệm lẫn các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. e có thể tin được không???

    Liệu bác nói: Nhưng bản án đâu chỉ là những gì cảm tính! Đó là nơi kết tinh của lập luận chứng cứ vững chắc, áp dụng pháp luật triệt để, thấu cái tình, đạt cái lý.Em có thể tin được không?

    Ở đây e nhấn mạnh đến thực tế, và ai cũng trải qua thực tế mà. E k bàn trên lý thuyết bởi Em không tin, có lẽ là k đủ để tin nữa.

     

    Cập nhật bởi hanoilawkt ngày 16/04/2015 04:54:47 CH bổ sung

    Mr Thinh- Business Consultant

    Mobile: 0936 017 369

    Mail:hanoilawkt@gmail.com

    Chia sẻ và tư vấn miễn phí về những kiến thức pháp luật đã có.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanoilawkt vì bài viết hữu ích
    danusa (17/04/2015)
  • #379506   17/04/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Có Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Điều 60 rồi...áp dụng theo nó mà giải quyết thôi! Pháp luật là công bằng, dân hay quan đều như nhau...Quan phạm tội trong một số trường hợp khác nếu không thuộc quy định tại Điều 60 BLHS và hướng dẫn của nghị quyết thì cũng bị phạt tù! 

    Trường hợp áp dụng sai pháp luật thì có quyền kháng cáo mà! Nhận xét kiểu "liệu có hợp lý hay không?" chỉ là cảm nhận chủ quan và hãy bằng những quy định pháp luật để trả lời cho vấn đề mình đặt ra nhé!

    Theo tôi thì Toà án đã xử lý đúng trong trường hợp này!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    danusa (17/04/2015)
  • #379509   17/04/2015

    LSHaanh
    LSHaanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 636
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 38 lần


    @hungmaiusa "Thói quen đó đến bây giờ vẫn vậy: mọi bản án xét xử đều bị phê phán là quá nhẹ hoặc quá nghiêm khắc. Người dân chúng ta phê phán đa phần theo cảm tính mà chưa thể vạch ra chổ sai (tất nhiên như vậy vì họ không rành luật) như những người xét xử.Nhiều người không hề nắm được kiến thức pháp luật, không biết được tình tiết hồ sơ vụ án mà vẫn bình luận ầm ầm để chứng tỏ bản thân; Tuy nhiên họ chỉ chứng tỏ được điều ngược lại.Nói bản án sai thì phải chỉ ra được sai chổ nào và lập luận chứng minh chặt chẻ thì rất đáng trân trọng; Nói chung chung thì vô giá trị"

    @nguyenkhanhchinh

    "Vì vậy, nếu đem so sánh cán bộ phạm tội và người dân phạm tội ai nặng ai nhẹ thì mình thấy nó rất khập khiểng. Nếu xét chung hậu quả, nặng hay nhẹ không bắt đầu từ xuất thân của người đó, bởi pháp luật rất công bằng và nghiêm minh. Tùy tính chất, vai trò, mức độ, nhân thân....của  mỗi người khác nhau thì khi lượng hình sẽ không giống nhau. Đối với những người làm công vụ mà có hành vi như họ đang bị xử, có thể nói gây ra nhiều phẫn uất cho gia đình bị hại và cho xã hội. Mong muốn của người dân nói chung là xử lý nghiêm minh bởi những (có thể) uất ức từ đâu đó hoặc đã rất lâu rồi nó còn tồn tại. Bản thân mình cũng thấy căm phẫn trước hành động của họ và hậu quả không thể khắc phục được. Nhưng bản án đâu chỉ là những gì cảm tính! Đó là nơi kết tinh của lập luận chứng cứ vững chắc, áp dụng pháp luật triệt để, thấu cái tình, đạt cái lý".

    Tôi không biết hai bạn có phải là người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật hay không, tuy nhiên quan điểm của các bạn rất phù hợp với "quan điểm của Đảng, Nhà nước" của Việt Nam (về mặt lý thuyết).

    Tôi cũng nghĩ rằng, hai bạn cũng không hề tham gia trực tiếp vụ án với tư người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng, dẫn đến lập luận của các bạn có thể làm chệch hướng tư duy của người đọc.

    Tôi cũng vậy, chỉ là một người quan sát diễn biến vụ án trong suốt thời gian qua, tuy nhiên ngoài các thông tin từ các báo chính thống của Đảng và Nhà Nước (rất gần với cách truyền đạt của các bạn trong các bài viết trên),tôi còn được may mắn tiếp cận với các lập luận/quan điểm đa chiều từ trang mạng xã hội của các Luật sư tham gia trực tiếp đến vụ án, dẫn đến quan điểm của tôi không tương đồng với các bạn về vấn đề này. Thiết nghĩ, pháp luật thì luôn luôn đúng, luôn luôn khách quan, luôn luôn công bằng nhưng hầu hết mọi người đều quên mất các quy định chỉ tồn tại trên mặt lý thuyết; việc xét đoán đúng, khách quan, công bằng chỉ được khẳng định/xác nhận thông qua thực tiễn.

    Các bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về vụ án thông qua trang facebook cá nhân của LS. Võ An Đôn, người tham gia trực tiếp vào vụ án này. Tôi chắc rằng tại đây các bạn sẽ tìm thấy được (i) bản án sai thì phải chỉ ra được sai chổ nào và lập luận chứng minh chặt chẻ thì rất đáng trân trọng; Nói chung chung thì vô giá trị và (ii) và bản án đâu chỉ là những gì cảm tính! Đó là nơi kết tinh của lập luận chứng cứ vững chắc, áp dụng pháp luật triệt để, thấu cái tình, đạt cái lý". Tôi hi vọng các bạn sẽ tìm thấy được các thông tin hữu ích.

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSHaanh vì bài viết hữu ích
    danusa (17/04/2015)
  • #379581   17/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn LSHaanh.

    Tôi không biết hai bạn có phải là người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật hay không, tuy nhiên quan điểm của các bạn rất phù hợp với "quan điểm của Đảng, Nhà nước" của Việt Nam (về mặt lý thuyết).

    Tôi cám ơn bạn về nhận xét này. Đối với tôi thì "quan điểm của Đảng, Nhà nước" là quan điểm chính thức, hợp pháp mà tôi luôn dựa vào đó mà thực hiện: tôi luôn chọn "lề phải" để đi vì điều đó an toàn cho bản thân cá nhân tôi. 

    Quan điểm của đảng, chính quyền hay của người dân thì cũng đều cần lắng nghe và phân tích đúng sai chứ không nên quá cực đoan.

    Tôi cũng nghĩ rằng, hai bạn cũng không hề tham gia trực tiếp vụ án với tư người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng, dẫn đến lập luận của các bạn có thể làm chệch hướng tư duy của người đọc.

    Ý kiến này của bạn là không có cơ sở, là đánh giá quá cao về mình và đánh giá thấp bạn đọc khác: những người tham gia trên diễn đàn không bị ép buộc phải nghe ý kiến của ai và họ có suy nghĩ độc lập, thừa khả năng phân tích đúng sai nên tôi không thể "làm chệch hướng tư duy của người đọc", mà bạn là điển hình là không bị chệch hướng tư duy và nhiều bạn khác cũng vậy (không lẽ bạn cho là chỉ mình bạn là nhận thức được đúng sai, người khác thì không?).

    Tôi cũng vậy, chỉ là một người quan sát diễn biến vụ án trong suốt thời gian qua, tuy nhiên ngoài các thông tin từ các báo chính thống của Đảng và Nhà Nước (rất gần với cách truyền đạt của các bạn trong các bài viết trên),tôi còn được may mắn tiếp cận với các lập luận/quan điểm đa chiều từ trang mạng xã hội của các Luật sư tham gia trực tiếp đến vụ án, dẫn đến quan điểm của tôi không tương đồng với các bạn về vấn đề này. Thiết nghĩ, pháp luật thì luôn luôn đúng, luôn luôn khách quan, luôn luôn công bằng nhưng hầu hết mọi người đều quên mất các quy định chỉ tồn tại trên mặt lý thuyết; việc xét đoán đúng, khách quan, công bằng chỉ được khẳng định/xác nhận thông qua thực tiễn.

    Luật sư Võ An Đôn là người tôi tôn trọng vì nhân cách, trách nhiệm và bản lĩnh của một luật sư (nhất là làm miễn phí mà hết lòng như vậy). Tuy nhiên, ý kiến của luật sư Đôn và ý kiến của các luật sư khác trong vụ án đều có lý lẽ, lập luận riêng không chắc gì luật sư có ý kiến là đúng vì họ bị "trói buộc" bởi nguyên tắc vì lợi ích cao nhất của khách hàng, không được làm điều gì bất lợi cho khách hàng.

    được may mắn tiếp cận với các lập luận/quan điểm đa chiều từ trang mạng xã hội của các Luật sư tham gia trực tiếp đến vụ án, dẫn đến quan điểm của tôi không tương đồng với các bạn về vấn đề này là quyền của bạn nhưng điều đó không có nghĩa ý kiến của bạn là đúng vì đơn giản ý kiến của các luật sư chưa chắc là đúng hết : ý kiến của luật sư bị cáo và luật sư bị hại sẽ khác nhau vậy ai đúng?

    Tôi quan niệm: ý kiến nào của luật sư bảo vệ hoặc bào chữa thành công cho khách hàng,được HĐXX chấp nhận thì đó là quan điểm đúng; Trừ trường hợp bản án bị sửa hoặc hủy.

    Các bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về vụ án thông qua trang facebook cá nhân của LS. Võ An Đôn, người tham gia trực tiếp vào vụ án này. Tôi chắc rằng tại đây các bạn sẽ tìm thấy được (i) bản án sai thì phải chỉ ra được sai chổ nào và lập luận chứng minh chặt chẻ thì rất đáng trân trọng; Nói chung chung thì vô giá trị và (ii) và bản án đâu chỉ là những gì cảm tính! Đó là nơi kết tinh của lập luận chứng cứ vững chắc, áp dụng pháp luật triệt để, thấu cái tình, đạt cái lý". Tôi hi vọng các bạn sẽ tìm thấy được các thông tin hữu ích.

    Như tôi nói ở trên, ý kiến của luật sư Đôn trước đây là phải khởi tố ông Hoàn (công an) tội thiếu trách nhiệm, được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận: đó là quan điểm đúng.

    Các quan điểm khác không được chấp nhận: chưa đúng. 

    Nếu không đồng ý thì chỉ còn có thể kết luận: chấp nhận ý kiến luật sư là xét xử đúng; không chấp nhận ý kiến luạt sư là xét xử sai. Vậy nếu trong phiên tòa các luật sư có ý kiến khác nhau thì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #379517   17/04/2015

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


     Đúng là vì chúng ta không phải là người tham gia trực tiếp vào vụ án, nên chắc hẳn là không hiểu rõ tình tiết vụ án bằng những người trong cuộc như HĐXX, luật sư hay các bị cáo.

    Tuy nhiên vụ việc này gọi là vụ việc mang tính truyền thông, từ xưa đến nay có quan niệm bất kỳ ai là cán bộ mà phạm luật thì thường được xử nhẹ tội, vì thế mà vụ việc nào có cán bộ, công chức vi phạm thì đều được truyền thông, báo chí soi kỹ, và dư luận quan tâm.

    Chưa cần biết xử đúng hay sai, mà chỉ cần thấy nhẹ một chút là sẽ có la ó phản ứng. Vậy trách nhiệm của những người trong HĐXX thì phải làm gì? Phải chứng minh càng rõ việc luận tội như vậy là đúng thì càng tốt. Hơn là việc cứ úp úp mở thì đời nào dân phục.

    Việc này cũng như quan niệm là xe ôtô mà đụng xe máy thì lúc nào ôtô đa số cũng phải bồi thường, không cần biết đi đúng hay sai.

    Mong các bạn góp ý thêm!

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (19/04/2015) Maiphuong5 (17/04/2015)
  • #379601   17/04/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Bản án không phải là loại văn bản mật gì cả, những người trong cuộc đều được nhận. Người ta nhận rồi có trưng ra hay không là việc của người ta, ngay cả những người đến dự phiên tòa cũng nghe tuyên án. Nên bạn danusa nói "úp mở" là chính bản thân bạn mờ ám trong câu nói và chính những gì bạn biết. 

    Ở đây tôi không đứng trên phương diện nào ngoài một người dân bình thường. Bản thân tôi cũng từng lập 1 topic "Xử lý người nhận tội thay", tôi từng gặp 1 người dân trường hợp câu mắc điện bơm nước cho ruộng lúa dẫn đến điện giật chết người, chủ tọa thì cân nhắc 9 tháng tù, 02 hội thẩm xác định 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Kết luận tất nhiên theo đa số. Điều đó cho thấy Phòng nghị án là nơi căng thẳng và soi xét đầy đủ chứng cứ mới có một bản án được tuyên... Nặng hay nhẹ!

    Tôi không biết mấy ông Công an trên xử lý thế nào mà dẫn đến chết người, sau đó họ bị buộc vào những tội gì? Nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào tội danh tương ứng với hành vi của họ. Người dân thường thiệt thòi ở chỗ (có thể) các tình tiết giảm nhẹ ít, còn mấy người này (có thể) họ có cả tá tình tiết giảm nhẹ thì sao.

    Khẳng định rằng, trong vụ án có luật sư tham gia, Tòa án rất an tâm làm việc, bởi LS sẽ tư vấn cho bị cáo nhiều vấn đề, nắm sâu hơn sự việc, đồng thời có những tình tiết giảm nhẹ được áp dụng mà bình thường bị cáo đó không biết. Từ đó, việc áp dụng điều 47 BLHS sẽ thường xuyên hơn. 

    Bản án không phải là loại văn bản mật gì cả, những người trong cuộc đều được nhận. Người ta nhận rồi có trưng ra hay không là việc của người ta, ngay cả những người đến dự phiên tòa cũng nghe tuyên án. Nên bạn danusa nói "úp mở" là chính bản thân bạn mờ ám trong câu nói và chính những gì bạn biết. 

    Ở đây tôi không đứng trên phương diện nào ngoài một người dân bình thường. Bản thân tôi cũng từng lập 1 topic "Xử lý người nhận tội thay", tôi từng gặp 1 người dân câu mắc điện bơm nước cho ruộng lúa dẫn đến điện giật chết người, chủ tọa thì cân nhắc 9 tháng tù, 02 hội thẩm xác định 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Kết luận tất nhiên theo đa số. Điều đó cho thấy Phòng nghị án là nơi căng thẳng và soi xét đầy đủ chứng cứ mới có một bản án được tuyên... Nặng hay nhẹ!

    Tôi không biết mấy ông Công an trên xử lý thế nào mà dẫn đến chết người, sau đó họ bị buộc vào những tội gì? Nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào tội danh tương ứng với hành vi của họ. Người dân thường thiệt thòi ở chỗ (có thể) các tình tiết giảm nhẹ ít, còn mấy người này (có thể) họ có cả tá tình tiết giảm nhẹ thì sao.

    Khẳng định rằng, trong vụ án có luật sư tham gia, Tòa án rất an tâm làm việc, không sợ oan sai, bởi LS sẽ tư vấn cho bị cáo nhiều vấn đề, nắm sâu hơn sự việc, đồng thời có những tình tiết giảm nhẹ dmà bình thường bị cáo đó không biết. Từ đó, việc áp dụng điều 47 BLHS sẽ thường xuyên hơn. 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #379614   17/04/2015

    LSHaanh
    LSHaanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 636
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 38 lần


    Cảm ơn bạn @hungmaiusa đã phản hồi cho bài viết của tôi.

    Tôi xin làm rõ lại rằng, trong trường hợp này chúng ta đang phân tích và đưa quan điểm về một vụ án cụ thể (và cụ thể hơn đây là một vụ án hình sự) chứ không đánh giá tất cả các vụ án đã và đang diễn ra tại Việt Nam. Mỗi người đều có một quan điểm riêng và tôi tôn trọng điều đó.

    Bạn có nêu "tuy nhiên, ý kiến của luật sư Đôn và ý kiến của các luật sư khác trong vụ án đều có lý lẽ, lập luận riêng không chắc gì luật sư có ý kiến là đúng vì họ bị "trói buộc" bởi nguyên tắc vì lợi ích cao nhất của khách hàng" và theo cách lập luận của bạn, bạn cho rằng nếu quan điểm LS đưa ra được HĐXX chấp nhận là đúng, các quan điểm khác không được chấp nhận: là chưa đúng vì HĐXX luôn tuân thủ pháp luật, mà pháp luật thì luôn luôn đúng, công bằng, khách quan. Nếu chúng ta đồng ý với ý kiến này, thì Việt Nam thật là một đất nước tuyệt vời, tất cả mọi tội phạm đều được xét xử và được tuyên các hình phạt đúng, khách quan, công bằng theo pháp luật.

    Tôi xin được trích dẫn một bài báo được đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 14.04.2015 về phát biểu của Thượng tá Nguyễn Sỹ Quang - người phát ngôn của CA TP. HCM liên quan đến việc bị can bị tử vong trong trại tạm giam "Bước đầu lực lượng pháp y đánh giá bị can Đạt bị Hen Suyễn do đó có thể trong quá trình hô hấp nhân tạo, cấp cứu bị can, việc hô hấp quá mạnh dẫn tới gãy xương chứ không có tác động ngoại lực nào khác trước đó. Không có việc bị quản giáo, điều tra viên hay can phạm ở chung buồng giam đánh" (bị can Đạt Bị tạm giam để điều tra tội Chống người thi hành công vụ). Đây chỉ là một trong vô số các kiểu chết trong trại tạm giam như: lấy mềm thắt cổ, dùng màn tuyn thắt cổ, cắt cổ tay bằng muỗng nhựa, xé ống quần cột cổ... và hình như trong các vụ kể trên chưa có vụ nào bị khởi tố hoặc đem ra xét xử. Tôi nghĩ cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án đã rất đúng, khách quan trong tất cả các trường hợp trên vì sai sao được trong khi họ hoàn toàn làm việc và tuân thủ theo đúng pháp luật.

    Theo xin được nhắc lại quan điểm của mình, pháp luật thì luôn luôn đúng, khách quan,công bằng nhưng các quy định chỉ tồn tại trên lý thuyết; việc xét đoán đúng, sai, khách quan, công bằng chỉ được khẳng định/xác nhận thông qua thực tiễn.

    Mong nhận được ý kiến góp ý từ mọi người.

    Trân trọng

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #379652   17/04/2015

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Nhiều ý kiến hay quá.

    Bản thân tôi chỉ thấy rằng, ở VN, giữa lý thuyết (quy định pháp luật) và thực tiễn (hành xử) là cả một khoảng cách mênh mông, bao la, bát ngát. Chỉ có những người trong cuộc mới hiểu nỗi đoạn trường. 

    Người đứng trên vai diễn nào cũng nóng (Thẩm phán, KSV, LS, CA, bị cáo...). Mỗi một vụ án là một kịch bản không giống bất kỳ một kịch bản nào khác, nhưng mỗi vai trò sẽ có những "kỹ năng nghề nghiệp" và được áp dụng triệt để, kể cả bị cáo. Hệ quả là có những thứ ai cũng biết chỉ một vài người không biết.

    Về quan điểm trong topic này thì khó thống nhất, nhưng lướt qua có thể biết được "độ chín" hay "kinh nghiệm va chạm thực tế" của mỗi người là có độ chênh lớn.

    Muôn hình vạn trạng bà con ơi.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (19/04/2015) QuyetQuyen945 (18/04/2015)
  • #379658   17/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn LSHaanh.

    Tôi thì luôn tin vào luật pháp dù biết là hằng ngày chỉ cần mở 1 tờ báo ra là có "câu chuyện pháp luật" khó tin.

    Tuy nhiên, tôi vẫn tin là pháp luật vẫn tồn tại chung quanh dù biết là vẫn còn nhiều vấn đề phải cải thiện.

    Tôi tin vào pháp luật vì xe tôi chạy không ai dám tự nhiên chiếm đoạt (dù Xã hội đen và CA cấu kết với nhau như nhiều người vẫn nói); Không ai tự ý đuổi tôi ra khỏi nhà tôi, chiếm tài sản của tôi (dù cán bộ ngang nhược, xem thường dân)...

    Hiện tượng rời rạc và bản chất là khác nhau. Ở Mỹ vẫn có cảnh sát bao che bọn buôn ma túy; bao che tội phạm nhưng không phải là có hiện tượng đó có nghĩa là pháp luật không có.

    Nếu không có pháp luật thì luật sư Võ An Đôn không ngồi ghế luật sư mà đã ngồi ghế bị cáo rồi. Thực ra thì hành động đúng pháp luật của LS Đôn được lãnh đạo cao nhất nước và nhiều lãnh đạo khác ủng hộ như chính trong bài bào vệ, luận chứng của luật sư Đôn đã nêu. Sức mạnh của luật sư Đôn chính là sức mạnh của công lý, của pháp luật. 

    Luật sư có mât ở phiên tòa làm gì nếu pháp luật chỉ có trên lý thuyết? 

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 17/04/2015 08:46:55 CH Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 17/04/2015 06:35:06 CH
     
    Báo quản trị |