Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế từ chối tham gia chống dịch có bị xử lý kỷ luật?

Chủ đề   RSS   
  • #579463 18/01/2022

    Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế từ chối tham gia chống dịch có bị xử lý kỷ luật?


    Trong thời gian đât nước ta gồng gánh với dịch bệnh, rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế đã tham gia rất tích cực trong hoạt động phòng chống dịch cùng đất nước. Tuy nhiên, trong số đó cũng có không ít những người đã từ chối tham gia chống dịch. Vậy đối với những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế nói riêng khi được điều động lại từ chối tham gia chống dịch thì có bị xử phạt và xử lý kỷ luật hay không. Hay đó là quyền của những đối tượng này và không có biện pháp nào xử phạt đối với những đối tượng này. 
    Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 5 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
    "Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
    ...
    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    ...
    c) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm m khoản 5 Điều 38 và điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định này;"
    Đồng thời, căn cứ Điều 16 Luật viên chức 2010 quy định như sau:
    "Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
    1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
    2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
    3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
    4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ."
    Ngoài ra, tại Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định:
    "Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
    1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
    2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
    3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
    4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
    5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
    6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."
    Tại Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
    "Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật
    1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật."
    Có thể thấy việc thực hiện tham gia chống dịch là nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế. Khi được cơ quan có thẩm quyền điều động thì bắt buộc phải tham gia, trường hợp từ chối tham gia ngoài bị xử phạt hành chính thì những cán bộ, công chức, viên chức này có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Điều này cho thấy vẫn có những biện pháp xử lý nhất định đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức nhưng lại quên đi sứ mệnh của bản thân là phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. 
     
    Cập nhật bởi Thanhngoc209 ngày 18/01/2022 07:02:00 CH
     
    860 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579464   19/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế từ chối tham gia chống dịch có bị xử lý kỷ luật?

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Bài viết đã bổ sung thêm hiểu biết liên quan về trách nhiệm của cán bộ y tế, tham gia phòng chống dịch Covid 19 vừa mang tính chất là quyền, vừa là nghĩa vụ đối với những chủ thể nhất định. Với những cán bộ, công chức ngành y tế, thì phòng chống dịch thuộc vào nhiệm vụ chuyên ngành, bởi vậy mà đây được xem là nghĩa vụ, nếu không thực hiện sẽ bị xử lý theo pháp luật. Đối với những cá nhân trong cộng đồng, thì đây là sự tự nguyện góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #581819   27/03/2022

    Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế từ chối tham gia chống dịch có bị xử lý kỷ luật?

    Cảm ơn những thông tin bạn đã cung cấp. Theo suy nghĩ của mình khi đã trở thành viên chức thì phải chịu sự điều chỉnh, quyết định của cơ quan. Nhất trong tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng thì lại cần phải hoàn thành nghĩa vụ của mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #584988   31/05/2022

    Cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế từ chối tham gia chống dịch có bị xử lý kỷ luật?

    Cảm ơn những kiến thức vô cùng bổ ích từ bạn. Tham gia chống dịch bệnh là thiên chức của viên chức ngành y tế, ngay cả những sinh viên ngành y chưa ra trường họ cũng hăng hái tham gia chống dịch, vậy tại sao viên chức lại từ chối tham gia được nhỉ.

     

     
    Báo quản trị |