Tôi thì thấy khác.
Ở nhiều địa phương, nhất là các huyện miền núi, không kể là cấp gì, cán bộ, công chức nhà nước ăn hối lộ và tham những rất nhiều, thậm chí một thực hiện một cách trắng trợn luôn. Tôi có một người chị, ra trường đến nay đã được hai năm, tốt nghiệp loại khá, suýt giỏi( do không đi thầy cô nên khi làm luận văn bị đánh điểm thấp hơn, nên khi ra trườn chỉ nhận bằng khá, suýt giỏi thôi.hì) đi xin việc.
Mặc dù có chỉ tiêu và coskhar nawg được sắp xếp lớp nhưng khi nộp hồ sơ xét tuyển thì không được. Nghe mọi người nói là phải đi tiền, chị tôi cũng tò mò, giả vờ đi hỏi thì anh cán bộ nhân sự Huyện đã không ngần ngại đưa ra 1 bảng giá với các cấp khác nhau.
Ví dụ như, để vào dạy cấp Tiểu học thì phải hối lộ 20 triệu đồng, cấp 2 là 30 triệu đồng, tương tự cứ tăng dần theo từng cấp học và nếu như dạy cấp 3, tương ứng với sinh viên đào tạo hệ đại học thì để xin được việc phải mất gần trăm triệu. Đây là sự thật và đang diễn ra hết sức " sôi động" ở nhiều địa phương nước ta.
Là tình trạng chung và cũng chưa có giải pháp cụ thể để gải quyết mà nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất có yếu tố quyết định đến những nguyên nhân khác là chính tư cách đạo đức của người cán bộ! nhiều cán bộ đã tự cho mình cái quyền phải nhận hối lộ. với tâm lí, mình không nhận thì người khác cũng sẽ nhận, mà họ nhận cũng không thấy ai kiện cáo và bị xử lí. Do vậy," mình có chút ít quyền, người ta cần nhờ đến thì cứ thê smaf nhận thôi!" tình trạng này đã ăn sâu vào môi trường cán bộ công chức nhà nước, dứt bỏ nó là một điều không tưởng.
Tuy nhiên, cũng không có nghĩa là không làm lung lay nó. Nếu trong một tổ chức, chỉ cần có vài người trong sach, và dám đứng lên tốc cáo caccs hành vi đó thì chắc vấn đề này cũng sẽ được giảm bớt. Và khi các cấp xử lí phairt thật nghiêm minh, đã hối lộ thì koo chỉ là cảnh cáo mà phạt thật nặng vào! Nhân tiện, tôi xin có một số đóng góp về những qui định của pháp luật về vấn đề này:
1. Qui định cụ thể, hoàn thiện chế định về vấn đề này.
2. Có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn nữa!( khi nhận hối lộ hoặc tham nhũng tham ô ở mức độ đáng kể thì không cho chuyển công tác mà cho thôi việc luôn để răn đe những người khác)
3. Vì đây đều là cán bộ, ít nhiều cũng là người hiểu biết pháp luật nên họ sẽ lợi dụng kẽ hở của luật pháp, sự thiếu hiểu biết của dân nên dễ dnagf ăn hối lộ, tham nhũng " giữa ban ngày, trước bàn dân thiên hạ" vì thế cần đưa ra các hình thức hết sức cụ thể để điều tra, thanh tra mà dễ dàng phát hiện sai sót nhất!
Vấn đề này nên qui trách nhiệm lớn về cho chính các cán bộ, công chức chứ không hẳn đổ lỗi cho người dân. Vì sao mới dẫn đến tâm lí lo sợ việc mình không được giải quyết để rồi phải hối lộ? Tôi có thể maọ muội nói lên khẳng định của mình vì đồng tiền bây giờ có thể mua được tất cả, kể cả những giá trị thuộc về tinh thần, danh vọng,...bằng cấp...