Cầm xe máy trả góp! làm sao phân biệt!

Chủ đề   RSS   
  • #96947 20/04/2011

    tepong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cầm xe máy trả góp! làm sao phân biệt!

    #ff0000;">Tạm dịch!
    Xin các anh chị tư vấn dùm:

    Mình hiện đang kinh doanh dịch vụ cầm đồ- có giấy phép

    Hiện giờ các cửa hàng bán xe gắn máy, bán trả góp rất nhiều, để cạnh tranh, dù mua góp người được đứng tên và giữ bản chính giấy tờ xe.

    Nếu khách hàng mang chiếc xe này và giấy đăng ký ới CMND đến cửa hàng mình cầm đồ, thì mình làm sao biết được xe máy nào là xe mua góp ( trước kia người mua xe góp chỉ được giữ giấy đăng ký bản photo có công chứng).

    thân chào!
    #ff0000;">
    #ff0000;">Lời nhắn! Bạn nhớ viết bài có dâu nhé, không là bài viết của bạn sẽ bị xóa!
    Xin cac anh chi tu van dum :

      Minh hien dang k/d dich vu cam do ( co giay phep )
       - Hien gio cac cua hang ban xe gan may , ban tra gop rat nhieu , de canh tranh , du mua gop nguoi mua duoc dung ten & giu ban chinh giay to xe 
       - Neu khach hang mang chiec xe nay + giay dang ky + CMND den cua hang minh cam co , thi minh sao biet duoc xe nay la xe mua gop ( truoc kia nguoi mua xe gop chi duoc giu giay dang ky ban poto co cong chung ) . than chao 
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 20/04/2011 08:24:57 PM Sửa tiêu đề + gõ lại tiếng việt có dấu!
     
    23943 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #96977   20/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo mình, các hãng xe khi áp dụng hình thức bán xe trả góp với khách hàng thường giữ lại giấy đăng ký xe gống như một biện pháp bảo đảm cho việc trả nợ của khách hàng. Nói một cách khác, đây là việc khách hàng thế chấp chính trước xe đó như một biện pháp bảo đảm cho việc trả góp của chính mình:
    BLDS 2005 viết:
    Điều 342. Thế chấp tài sản
    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.


    Do vậy, nếu như các cửa hàng bán xe để cạnh tranh, họ không giữ giấy tờ xe mà trao cho người  mua thì có thể hiểu họ thấy không cần thiết phải yêu cầu khách hàng thế chấp chiếc xe đó (họ từ bỏ quyền sử dụng biện pháp bảo đảm thế chấp của mình). Và khoản tiền còn lại mà khách  hàng phải trả cho cửa hàng xe theo quy định chỉ đơn giản giống như một khoản nợ không có bảo đảm.Còn khi mang chiếc xe đi cầm đồ, hợp đồng vay tiền này trở thành hợp đồng vay có bảo đảm (tài sản bảo đảm là chiếc xe máy). Trong trường hợp, giả sử người khách hàng đó không trả được khoản tiền còn thiếu cho cửa hàng xe đồng thời cũng không thể hoàn trả cho cửa hàng cầm đồ số tiền đã vay, mà người đó chỉ còn duy nhất tài sản là chiếc xe máy thì cửa hàng cầm đồ sẽ được ưu tiên thanh toán trước cửa hàng bán xe.

    Vì vậy theo tôi, anh hoàn toàn có thể yên tâm về việc cầm cố khi mà khách có đầy đủ giấy tờ (bản chính).

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (21/04/2011) leenguyenjt (17/02/2013)
  • #97108   21/04/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào bạn,

        Phân tích của #0072bc; font-size: 13px;">Im_lawyerx0 là khá đầy đủ và chính xác theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên, còn trường hợp rủi ro mà bạn cần lưu ý nhé:

        Khoản 1 Điều 461 BLDS quy định: "#0000ff; font-size: 12pt;">1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

        Do vậy, mặc dù cty bán xe trả dần (trả góp) không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng cách giữ Giấy đăng ký xe trả dần, nhưng chưa chắc cửa hàng cầm đồ của bạn được ưu tiên thanh toán trước khi có tranh chấp đâu

        Theo tôi, phải tìm hiểu Hợp đồng mua xe trả dần giữa cty bán xe và người mua xe. Trong Hợp đồng này thường ghi xe gắn máy này chưa thuộc quyền sở hữu của người mua cho đến khi bên mua thanh toán đầy đủ các khoản nợ. Bên bán xe có toàn quyền thu hồi xe nếu bên mua giao xe cho người khác sử dụng, cầm cố, thế chấp hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà không có sự đồng ý trước của bên bán. Theo tôi được biết, các công ty bán xe thường không đồng ý cho người mua cầm cố hoặc thế chấp xe, theo đó sẽ vi phạm Hợp đồng.

        Vì lẽ đó, nếu có tranh chấp, cửa hàng của bạn chỉ là một bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Bạn sẽ phải chịu rủi ro khi tham gia tranh tụng (nếu có). Tôi nghĩ bạn khó mà biết được xe đó mua trả dần hay không, trừ phi người mang xe đến cầm nói thật. Tùy bạn xem xét nhé. 

        Thân.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 21/04/2011 09:44:57 AM

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    leenguyenjt (17/02/2013)
  • #97162   21/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Chào bạn !

    Khi phía cửa hàng bán xe đã để cho khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký quyền sở hữu với chiếc xe đó thì chính cửa hàng (bên bán) đã tự "tước bỏ quyền bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền" hay nói cách khác đây chính là "trường hợp có thỏa thuận khác" mà khoản 1 điều 146, BLDS 2005  muốn nói tới.

    Do đó, theo tôi, sẽ không có rủi roMaiphuong5 nhắc tới khi mà khách hàng đã hoàn thành việc đăng ký quyền sở hữu với chiếc xe (hoàn thành thủ tục này coi như hoàn thành việc cửa hàng đã chuyển giao quyền sở hữu của chiếc xe cho phía khách hàng).
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 21/04/2011 11:23:10 AM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    leenguyenjt (17/02/2013)
  • #97169   21/04/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


     

    Chào #0072bc; font-size: 13px;">Im_lawyerx0,

        Trong trường hợp mua bán xe trả dần, quyền sở hữu xe gắn máy còn lệ thuộc vào nghĩa vụ thanh toán trả dần của người mua xe và cty bán xe theo Hợp đồng (thỏa thuận khác).

        Hợp đồng dạng này sẽ không xác nhận quyền sở hữu trọn vẹn của người mua xe (các điều khoản Hợp đồng sẽ ghi chi tiết). Theo đó, dù người mua xe đã đăng ký quyền sở hữu xe đi nữa nhưng vẫn còn bị ràng buộc theo thỏa thuận trong Hợp đồng. 

        Thuật ngữ để gọi các Hợp đồng đạng này là: "Hợp đồng mua trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán".

        Do vậy, rủi ro của tôi đưa ra là hoàn toàn có cơ sở.

        Vài dòng trao đổi.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    leenguyenjt (17/02/2013)
  • #97177   21/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi muốn nhắc lại, trong hợp đồng "Hợp đồng mua trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán" mà bạn nhắc tới, thì sẽ không có việc khách hàng được đăng ký quyền sở hữu. Nếu đã khách hàng đã thực hiện đầy đủ việc đăng ký quyền sở hữu với chiếc xe máy có sự chấp thuận của bên bán thì hợp đồng này sẽ bị vô hiệu điều khoản bảo lưu quyền sở hữu của bên bán mà bạn nói tới.

    BLDS 2005 viết:
    Điều 439. Thời điểm chuyển quyền sở hữu
    ................................
    2. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.
    ....................................
    Điều 248. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác
    Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.


    Nếu bên bán cố tình chiếm hữu tài sản khi đã được chuyển giao cho bên mua thì có thể coi đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Bạn nên hiểu rằng, pháp luật có tôn trọng thỏa thuận của các bên nhưng chỉ ở chừng mực trong phạm vi pháp luật cho phép.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 21/04/2011 12:00:44 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (21/04/2011) leenguyenjt (17/02/2013)
  • #97430   21/04/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


     

    Rất thú vị khi trao đổi với bạn.

        Tôi đã cố tìm các cơ sở pháp lý về thuật ngữ "Hợp đồng mua trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán", tuy nhiên chưa tìm ra. Tôi sẽ tìm hiểu và trao đổi tiếp.

        Bạn có thấy là tại sao Điều 461 BLDS lại quy định"#0000ff;">bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền". Nó quy định như vậy nhằm mục đích gì? Áp dụng trong trường hợp nào?.

        Thật sự, trong việc mua bán trả dần này, bên bán nên thực hiện biện pháp bảo đảm và còn nên đăng ký giao dịch bảo đảm thì mới bảo vệ quyền lợi khi xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán các khoản nợ của bên đảm bảo theo Điều 325 BLDS. Việc không giữ giấy tờ đăng ký xe như một biện pháp bảo đảm là một điểm bất lợi cho bên bán xe, nhưng nếu có tranh chấp về xử lý tài sản này, chưa biết Hợp đồng ràng buộc sẽ được căn cứ và áp dụng đến mức nào.

        Chúc bạn khỏe.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    leenguyenjt (17/02/2013)