Cách xử lý khi phát hiện mua nhầm tài sản do trộm cắp

Chủ đề   RSS   
  • #535111 16/12/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Cách xử lý khi phát hiện mua nhầm tài sản do trộm cắp

    Ngày nay, việc mua bán đồ cũ để phục vụ công việc hằng ngày diễn ra khá phổ biến, như trong trường hợp: Sinh viên mua lap top cũ để phục vụ việc học, xe máy cũ để thuận tiện đi lại; hay người dân mua xe máy cũ để phục vụ việc làm ăn, buôn bán,…Vậy nếu bị phát hiện tài sản mình mua là đồ bị trộm cắp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Mời các bạn tham khảo bài viết sau:

    Thứ nhất: Nếu mua trúng hàng bị trộm cắp có bị truy cứu TNHS không?

    Căn cứ Điều 323 Bộ luật  hình sự 2015 quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, như sau:

    “1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

    d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

    b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”

    Căn cứ thêm hướng dẫn tại Điều 1, 2 và Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội Rửa tiền thì:

    “ 1. Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua)”.

    2. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội”.

    Theo đó, việc thực hiện giao dịch mua bán giữa hai bên theo giá bán thỏa thuận và khi mua không biết đó là tài sản do trộm cắp mà có nên không đủ căn cứ để người mua phải chịu TNHS theo căn cứ nêu trên. Do đó, trong trường hợp này  người mua không bị truy cứu TNHS theo quy định. 

    Tuy nhiên, nếu có căn cứ cho rằng người mua biết đó là tài sản trộm cắp nhưng vẫn mua thì khi phát hiện người mua sẽ bị truy cứu TNHS về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội Rửa tiền theo căn cứ nên trên.

    Thứ hai: Nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

    - Ngay khi phát hiện ra đây là tài sản trộm cắp, người mua chỉ cần khai báo đúng sự thật và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định hiện hành trong việc xét hỏi những người liên quan đến vụ án.

    - Giao dịch mua bán trong trường hợp này bị vô hiệu và người mua sẽ được pháp luật bảo vệ như người thứ ba ngay tình, cụ thể:

    Căn cứ khoản 1 Điều 133 BLDS 2015 quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu "Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này."

    Tại Điều 167 quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình "Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu"

    Theo đó, tài sản bị trộm cắp sẽ được trả lại cho chủ sở hữu của nó. Người mua có quyền yêu cầu người bán trả lại những gì hai bên đã giao nhận.

    - Nếu bên bán không trả lại cho bạn bạn có quyền khởi kiện ra toa án để yêu cầu giải quyết theo quy định và việc xác định ai có lỗi trong trường hợp này sẽ do cơ quan công quan điều tra xác minh làm rõ.

    >>> Thủ tục khởi kiện tại đây.

    Xem thêm:

    >>> Bạn có biết xài đồ trộm cắp cũng có thể bị xử lý hình sự?

    Cập nhật bởi Limma ngày 16/12/2019 02:18:34 CH
     
    8292 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận