Các loại giấy tờ được ủy quyền ký trong doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #441732 16/11/2016

    thanhtruc8289

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Các loại giấy tờ được ủy quyền ký trong doanh nghiệp

    Xin chào luật sư

    Rất mong nhận được sự hỗ trợ của luật sư về vấn đề sau:

    Chúng tôi là công ty TNHH XNK, Người đại diện hợp pháp ký tất cả các giấy tờ văn bản là Giám Đốc. Tuy nhiên Giám Đốc phải thường xuyên đi công tác nước ngoài nên mọi giấy tờ sau có thể ủy quyền cho các Trưởng phòng ký thay hay không? và ủy quyền đó có gía trị pháp lý dựa trên những nghị định hoặc nghị quyết nào không?

    NHÂN SỰ Hợp đồng lao động
      Hợp đồng dịch vụ
      Lương thưởng
      Đề nghị mua hàng
      Giấy Ủy Quyền
      Giấy giới thiệu
      Quyết định thử việc / Thôi việc/ Bổ nhiệm
      Thông báo 
    KẾ TOÁN  
      Séc
      Hợp đồng tín dụng
      Khế ước nhận nợ, bảng kê, phương án kinh doanh
      Hồ sơ cầm cố hàng hóa bao gồm cả hợp đồng bảo hiểm cháy nổ
      Biên bản kiểm kê hàng hóa (ngân hàng)
      Hợp đồng, phụ lục, biên bản thanh lý với đơn vị LA+
      Thủ tục mở bảo lãnh
      Báo cáo tài chính
      Ủy nhiệm chi
      Hợp đồng chốt USD
      Phiếu thu - Chi
      Đề nghị tạm ứng
      Đề nghị thanh toán
      Các HĐ dịch vụ
      Báo cáo thuế
    GIAO NHẬN  
      Hợp đồng dịch vụ
    THƯƠNG MẠI  
      Hợp đồng mua bán (TM, Nhà máy, Đại lý)
      Đơn đặt hàng 
      Công văn
      Thông báo
      Thư ngỏ
    XNK  
       Supplier
      Hợp đồng ngoại thương 
      Phụ lục hợp đồng 
      Debit note (nếu có) 
      Bảo hiểm
      Hợp đồng bảo hiểm 
      Thanh toán bảo hiểm 
      Hồ sơ bồi thường tổn thất (nếu có)
      Ngân hàng 
      Hồ sơ mở LC, tu chỉnh LC
      Thanh toán LC, DP, bão lãnh ngân hàng (nếu có) 
      Khác: Cảng, hải quan, chi cục... 
      Thanh toán tiền làm hàng 
      Hợp đồng làm hàng
      Công văn

     

     
    30333 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtruc8289 vì bài viết hữu ích
    HoangHaiKBBGI (23/11/2016) kittyngh (21/11/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #441874   17/11/2016

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo quy định thì doanh nghiệp sẽ có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Chính vì vậy, nếu như công ty bạn có nhiều người đại diện theo pháp luật thì khi giám đốc không có mặt tại Việt Nam thì người đại diện còn lại của công ty sẽ tiếp tục thực hiện các công việc của người đại diện theo pháp luật bình thường mà không cần phải ủy quyền lại cho một người khác

    Còn nếu như công ty bạn chỉ có một người đại diện theo pháp luật duy nhất thì khi đó giám đốc của công ty sẽ có quyền ủy quyền lại cho một người khác (có thể là phó giám đốc, trưởng phòng…) miễn là người này đáp ứng các điều kiện để trở thành người đại diện theo ủy quyền cho giám đốc theo điều 143 bộ luật dân sự 2005 quy định: Người đại diện theo uỷ quyền  

    1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."

    -Việc sau khi được ủy quyền trưởng phòng có được ký giấy tờ quyết định, hợp đồng… mà bạn đã liệt kê ở trên hay không sẽ phụ thuộc vào phạm vi ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật ủy quyền lại cho người đại diện theo ủy quyền vì nếu như các công việc trên không nằm trong phạm vi ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho phó giám đốc thì phó giám đốc sẽ không có quyền thực hiện các công việc trên.

    Như vậy, bạn nên quan tâm xem phạm vi giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc có bao gồm những công việc như bạn hỏi hay không để có được câu trả lời chính xác nhất

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Cập nhật bởi toanvv ngày 17/11/2016 04:33:22 CH

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    MacThanh (15/12/2018)
  • #441933   18/11/2016

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Chào bạn, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật và Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú ở Việt Nam do đó nếu như công ty bạn có nhiều người đại diện theo pháp luật thì khi Giam đốc không có mặt tại Việt Nam thì người đại diện còn lại của công ty có thể tiếp tục thực hiện các công việc của người đại diện theo pháp luật bình thường mà không cần phải uỷ quyền lại cho một người khác.

    Trường hợp công ty của bạn chỉ có mình giám đốc là người đại diện theo pháp luật nhưng thường xuyên đi công tác nước ngoài thì giám đốc của bạn phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Người được uỷ quyền có thể là phó giám đốc, trường phòng … nhưng phải đáp ứng các điều kiện của người đại diện theo pháp luật được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 138.

    Đối với việc sau khi được uỷ quyền, người được uỷ quyền được ký kết các loại  hơp đồng hay giấy tờ gì là phụ thuộc vào phạm vi uỷ quyền được ghi trong giấy uỷ quyền giữa giám đốc và người được uỷ quyền. Nếu không được uỷ quyền mà ký thì các giao dịch đó sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2015. Do đó, bạn nên xem lại phạm vi uỷ quyền của giám đốc để có câu trả lời chính xác nhất.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty chúng tôi với trường hợp của bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #442132   21/11/2016

    sbanhr
    sbanhr

    Sơ sinh


    Tham gia:10/06/2016
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Ái chà, tư vấn bậy rồi. Bộ Luật dân sự 2015 vẫn chưa có hiệu lực nhé luatsutraloi1.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.