Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và biện pháp bảo vệ

Chủ đề   RSS   
  • #500656 27/08/2018

    Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và biện pháp bảo vệ

    Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể trong luật sở hữu trí tuệ 2005:

    Hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại điều 28; Hành vi xâm phạm quyền liên quan tại điều 35; Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tại điều 126; Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh tại điều 127; Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý tại điều 129; Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng tại điều 188.

    Khi Quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, trước hết các chủ thể Quyền sở hữu công nghiệp phải tự bảo vệ, theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình như:

    + Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

    + Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

    + Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

    + Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

     Đối với một số đối tượng như: tên thương mại, chỉ dẫn địa lý thì các hành vi xâm phạm không chỉ tác động đến các chủ thể Quyền sở hữu công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng và xã hội, do vậy khi tổ chức cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp hoặc phát hiện hành vi xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội thì cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật.

    Trong số các biện pháp bảo vệ nêu trên, biện pháp khởi kiện ra tòa án để giải quyết bằng thủ tục dân sự đáng được coi trọng . Đây là biện pháp được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể Quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

     

     

     
    5348 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500681   27/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo mình nhận định thì có lẽ Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước nằm trong bảng xếp hạng những nước có tỉ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cao nhất thế giới.
     
    Theo bài báo của enternew.vn cho biết:
     
    "Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đang ở mức cao lên tới 78%, mặc dù tỷ lệ này đã được giảm đi đáng kể so với tỷ lệ 98% cách đây 10 năm”
     
    Việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp và không có bản quyền là hình thức vi phạm quyền SHTT liên quan đến phần mềm máy tính và có ảnh hưởng đáng kể. Không chỉ là vi phạm quyền SHTT mà còn là dấu hiệu của nguy cơ bị tấn công bằng mã độc. Các phần mềm không bản quyền sẽ không cho phép các doanh nghiệp tổ chức nhận được các bản “cập nhật an ninh”, “bản vá”, “nâng cấp”… từ các hãng phần mềm.
     
    Không chỉ Việt Nam đây là vấn đề khắp nơi trên thế giới. Theo báo cáo Điều tra Phần mềm Toàn cầu của BSA năm 2016, năm 2015, có tới 430 triệu mã độc được phát hiện, tăng so với 36% của năm 2014. Cứ 7 phút một lần, các tổ chức lại phải hứng chịu một hình thức tấn công bằng mã độc nào đó. Hơn một nửa tỉ hồ sơ thông tin các nhân bị đánh cắp hay bị mất do hành vi xâm phạm dữ liệu.
     
    Báo quản trị |  
  • #500688   27/08/2018

    ThuyVi09
    ThuyVi09

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2017
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 6 lần


    Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là quyền tác giả ở Việt Nam ngày một tăng và bằng nhiều cách thức tinh vi hơn. Vì sao? Vì internet đang rất phát triển ở Việt Nam, chỉ một cú click chuột hay môt vài bức ảnh là có thể sao được phần một tài liệu thực và post lên mạng là cộng đồng có thể dùng được không cần phải tìm xem sách gốc. Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rõ nhất chính là các bản cam của phim ảnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #500701   27/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Các hành vi xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ vẫn thường xảy ra tuy nhiên thì gặp khá nhiều khó khăn về sự xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm; khó thu thập chứng cứ về yếu tố xâm phạm; khó xác định giá trị hàng hóa; lực lượng chức năng chưa có nhiều kinh nghiệm và bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về bảo vệ quyền SHTT trong môi trường TMĐT. Đã có không ít vụ việc bị cơ quan chức năng phát hiện, nhưng tại nơi bán chỉ để một vài sản phẩm giả mạo, cho nên chỉ có thể xử phạt hành chính. Một vấn đề nữa được nhiều chuyên gia quan tâm là hiện nay có rất nhiều website, sàn giao dịch trực tuyến cho các công ty, cá nhân thuê cửa hàng và bán hàng giả mạo tràn lan.

     
    Báo quản trị |