Các hành vi được coi là tội phạm có bị cấm hay không

Chủ đề   RSS   
  • #80540 22/01/2011

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Các hành vi được coi là tội phạm có bị cấm hay không

    Chào các bạn, trong một số văn bản QPPL nhất định, các nhà làm luật sử dụng trực tiếp thuật ngữ nghiêm cấm để quy định một vấn đề nào đó không được phép thực hiện. Nhưng trong BLHS không có quy định trực quan về thuật ngữ này, ở các quy phạm về cấu thành tội phạm, như vậy các hành vi được coi là tội phạm có bị cấm hay không, mời các bạn cho ý kiến.

    Cám ơn !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    9910 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #80748   24/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!
    Chúng ta thường sử dụng 2 loại thuật ngữ: hành vi trái pháp luật và hành vi mà pháp luật cấm. Sự khác nhau về hai thuật ngữ này có lẽ chúng ta ai cũng biết và hiểu rõ, nên tôi xin không giải thích gì thêm.
    Trong lĩnh vực hình sự, để được xem là tội phạm thì phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu phạm tội được thể hiện rõ trong phần cấu thành tội phạm. Hành vi trái pháp luật là một hành vi bắt buộc, nhưng theo tôi nếu nói các hành vi phạm tội #c00000;">luôn là điều pháp luật cấm thì đó là quan điểm không đúng.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nkkhuy vì bài viết hữu ích
    boyluat (24/01/2011)
  • #80795   24/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    nkkhuy viết:
    Chào bạn!
    Hành vi trái pháp luật là một hành vi bắt buộc, nhưng theo tôi nếu nói các hành vi phạm tội #c00000;">luôn là điều pháp luật cấm thì đó là quan điểm không đúng.
    Trân trọng!


    Hành vi trái pháp luật là một hành vi bắt buộc. Câu này nghĩa là sao hả anh !?

    Các hành vi phạm tội #c00000;">luôn là điều pháp luật cấm thì đó là quan điểm không đúng. Như vậy theo anh thì có hành vi phạm tội là hành vi mà pháp luật không cấm, có hành vi phạm tội là pháp luật cấm !? Vậy theo anh thì hành vi phạm tội nào mà pháp luật không cấm đây !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #80787   24/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào boyluat, (giờ này chắc em đang vi vu trên đường về hay ở quê mất rồi hỉ)

    Luật hình sự là "luật chế tài" nên nó đâu cần phải ghi cấm hay không được phép vì chỉ cần một cá nhân có hành vi đủ để cấu thành tội phạm theo qui định của pháp luật là nó xử lý thôi.
     
    Do mang tính chế tài nên cá nhân phải tự cảm nhận được tính "cấm đoán" trong các hành vi đó. Hậu quả mà cá nhân phải gánh chịu khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là nội dung chủ yếu của luật dạng này.

    Câu hỏi được đặt ra là tại sao luật hành chính, luật lao động và một số luật khác lại không soạn thảo theo hướng "luật chế tài" tức là chỉ có QPPL xử phạt thôi?

    Đặt vấn đề ngược lại như thế chắc sẽ giúp em có câu trả lời dễ dàng hơn nhỉ.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    boyluat (24/01/2011)
  • #80793   24/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo anh Huy thì tội phạm không phải là hành vi bị pháp luật cấm do pháp luật không sử dụng thuật ngữ cấm khi quy định cấu thành tội phạm. Còn theo anh Hải thì tội phạm là hành vi bị pháp luật cấm vì nó mang tính chế tài trong luật, mà không cần một văn bản quy phạm pháp luật khác quy định chế tài khi hành vi bị cấm trong luật được thực hiện.

    Khi suy nghĩ vấn đề này thì lúc đầu em hiểu một cách máy móc thuật ngữ pháp luật thì hiểu theo ý của anh Huy, nhưng sau đó em vẫn thắc mắc là tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội mang tính trái pháp luật cao nhất trong các hành vi trái pháp luật (bao gồm cả hành vi bị pháp luật cấm). Như vậy không có lý gì mà nó lại không bị pháp luật cấm, vậy nên em mới đặt câu hỏi này để tìm kiếm câu trả lời.

    Anh Huy có ý kiến gì về suy nghĩ của em không ạ !? Anh Hải có thể giải thích cụ thể hơn quan điểm của anh không, vì chỉ với cách giải thích là nó quy định luôn chế tài trong luật mà hiểu tội phạm là hành vi bị pháp luật cấm thì không ổn lắm, anh có thể giải thích cụ thể hơn được không ạ !? Mọi người có ý kiến khác nào không vậy !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #80811   24/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Boyluat, em vẫn chưa về quê à!

    Em chịu khó xem lại phương pháp quản lý nhà nước chủ yếu được áp dụng đối với quan hệ pháp luật hình sự và các quan hệ pháp luật khác là hiểu ngay thôi ấy mà.

    Thân

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #80815   24/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Unjustice viết:
    Chào Boyluat, em vẫn chưa về quê à!

    Em chịu khó xem lại#ff0000;"> phương pháp quản lý nhà nước chủ yếu được áp dụng đối với quan hệ pháp luật hình sự và các quan hệ pháp luật khác là hiểu ngay thôi ấy mà.

    Thân


    Sao em tra google không thấy cái này nhỉ. Em đi học cũng không được dạy về cái này.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #80854   25/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần



    Các phương pháp quản lý nhà nước, cụ thể hơn là phương pháp mà nhà nước điều chỉnh, tác động đến các quan hệ pháp luật bao gồm, anh chỉ lấy 3 quan hệ pháp luật lớn thôi nhé:

    Quan hệ pháp luật dân sự
    Phương pháp để các chủ thể quan hệ tự quyết định trong khuôn khổ pháp luật là phương pháp quản lý chủ yếu của nhà nước. Vì vậy ta thường thấy các qui phạm pháp luật dạng cho phép, trao quyền bên cạnh các QPPL định nghĩa, trong các văn bản pháp luật dạng này.

    Quan hệ pháp luật hành chính
    Phương pháp mệnh lệnh, quyền uy phục tùng, là phương pháp quản lý chủ yếu của nhà nước. Vì vậy ta thường thấy các qui phạm pháp luật dạng bắt buộc bên cạnh các QPPL định nghĩa, hướng dẫn thủ tục trong các văn bản pháp luật liên quan.

    Quan hệ pháp luật hình sự
    Phương pháp cấm đoán, trừng phạt là phương pháp quản lý chủ yếu của nhà nước nên ta thường thấy các qui phạm pháp luật dạng cấm đoán trong các văn bản pháp luật dạng này.

    Phần trên là anh giải thích cho vấn đề tại sao các luật khác (ngoài luật hình sự) không thể đi theo hướng thiết kế nội dung luật chỉ theo dạng luật chế tài vì như vậy sẽ có sự khiếm khuyết rất lớn.

    Còn để trả lời rõ ràng hơn cho câu hỏi ở topic thì theo anh  em nên xem lại bài QPPL, không phải trong điều luật phải có chữ "cấm" hoặc "không được"  thì nó mới được xem là QPPL cấm mà  QPPL đưa ra các hình thức chế tài đối với một hành vi nào đó cũng được xem là QPPL dạng này.


    Cập nhật bởi Unjustice ngày 25/01/2011 11:29:36 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    boyluat (25/01/2011)