Haha! Mình đã nói là mình chưa học chính thức một trường lớp luật ngày nào nhưng mà hiện tại mình đang làm việc trong lĩnh vực đó (cũng may là cơ quan này không xét theo bằng cấp, nếu xét thì mình rớt chắc). Sắp tới mình phải lều chõng đi học để bổ túc bằng cấp đây
.
Trở lại vấn đề trên, theo quan điểm của mình nhé, thì cần phân biệt rõ ra rằng, về mặt hình thức tức là
trên giấy tờ thì rõ ràng là có sự tự nguyện (do có chữ ký của người dân) nhưng
xét về bản chất thì hoàn toàn không có sự tự nguyện đó. Nó cũng hơi giống (không giống hoàn toàn) với việc một bên nào đó dùng sự đe dọa để bắt một bên ký vào hợp đồng.
Sự đe dọa ở đây, đó là không được sử dụng dịch vụ điện, nước nếu người dân không ký. Ở nông thôn thì dễ chứ ở thành phố mà không có hai cái này là căng thẳng dữ lắm (Bạn thử nghĩ chẳng lẽ lại đào giếng, nhỡ ở chung cư làm sao đào hay chạy máy phát điện ầm ầm suốt cả ngày thì làm sao ngủ, nghỉ ngơi).
Sự đe dọa này bắt nguồn từ cơ chế độc quyền của các tổ chức cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy tại sao ở nước ngoài, người ta kiểm soát và hạn chế độc quyền rất gắt gao bởi vì nó sẽ làm méo mó các quyền của người tiêu dùng.
Nếu có điều khoản nào mang tính áp đặt, phi lý thì người dân có thể khởi kiện hoặc nhờ hiệp hội người tiêu dùng khởi kiện. (Ở VN thì còn chờ đấy, nên mới có chuyện người tiêu dùng phải gánh chịu chi phí điện, nước thất thoát quá lớn trên đường truyền. Đây là lỗi của nhà cung cấp chứ có phải của người tiêu dùng đâu. Nếu người tiêu dùng phải gánh chịu thì việc quái gì mấy ông ấy phải lo cải tạo mạng lưới làm gì cho mệt).
Vì vậy theo mình cả thầy lẫn trò đều đúng ở góc độ mà họ nhìn nhận vấn đề. Việt Nam cần phải đưa ra cơ chế người đại diện cho toàn bộ người tiêu dùng (hiệp hội người tiêu dùng hay một cái gì đó tương tự) đi đàm phán và kiểm tra tính hợp lý của các điều khoản hợp đồng thì mới trả lại tính tự nguyện thực chất.
Quay lại vụ thỏa thuận của các công ty thì về nguyên tắc bất kỳ thỏa thuận của một nhóm người cung cấp hoặc tiêu dùng nào (đủ lớn) đều có thể dẫn đến độc quyền và sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại. Mà mình thì chống độc quyền tới cùng vì nó che giấu hay bắt buộc người ta chấp nhận những điều tệ hại, làm ảnh hưởng tới lợi ích tổng thể của toàn xã hội.
Thân.
Cập nhật bởi admin ngày 16/09/2010 09:03:33 AM
căn chỉnh
Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.