Các điều kiện để người nước ngoài làm Người đại diện theo pháp luật của công ty

Chủ đề   RSS   
  • #263037 21/05/2013

    truongho

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2012
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Các điều kiện để người nước ngoài làm Người đại diện theo pháp luật của công ty

    Kính gửi Ls!

    Hiện nay công ty tôi đang có một vấn đề quan trọng cần tham vấn ý kiên Ls.

    Công ty chúng tôi muốn thuê một người nước ngoài làm Người đại diện theo pháp luật của công ty nhưng không biết các quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?

    Công ty cần chẩn bị gì?

    Người nước ngoài cần chuẩn bị gi?

    Rất mong Ls của Danluat.vn sớm trả lời giúp.

    Trân trọng cảm ơn!

     
    46475 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #263213   22/05/2013

    luuhaivu
    luuhaivu
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2011
    Tổng số bài viết (239)
    Số điểm: 1412
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 107 lần


    Chào bạn! Với thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Trước tiên Người nước ngoài cần đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
    - Đủ 18 tuổi trở lên;
    - Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
    - Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia.
    - Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
    Nếu người nước ngoài mà bạn thuê làm giám đốc đáp ứng đủ các điều kiện trên thì bạn tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động như sau:
    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 46/2011/NĐ-CP như sau:

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và 3 Điều 4 như sau:

    “2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài: Người nước ngoài nộp 02 (hai) bộ hồ sơ cho người sử dụng lao động, một bộ do người sử dụng lao động quản lý và một bộ để người sử dụng lao động làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động. Mỗi bộ hồ sơ gồm có:

    a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    b) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

    c) Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;

    d) Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.

    Đối với một số nghề, công việc, việc chứng nhận về trình đ�� chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài có thể thay thế bằng các giấy tờ sau đây:

    - Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống.

    - Bản xác nhận hoặc các giấy phép lao động hoặc các bản hợp đồng lao động xác định có ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý và phù hợp với vị trí công việc mà người nước ngoài dự kiến sẽ đảm nhận. Bản xác nhận ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm nêu trên do các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà người nước ngoài đã làm việc xác nhận.

    - Bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu và phải có chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đó đã tham gia thi đấu liền trước đó đối với cầu thủ bóng đá.

    - Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài.

    - Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

    - Các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    đ) 03 (ba) ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

    3. Đối với các giấy tờ quy định tại điểm b, c và d khoản 2 Điều này mà bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

    Căn cứ quy định viện dẫn trên Công ty bạn cần hoàn thiện các thủ tục Hồ sơ đăng dự tuyển hồ sơ người lao động nước ngoài.

    Công ty Luật TNHH Triệu Sơn

    A]: Tầng 05 số nhà 36 đường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

    P]: 0437835989 , DĐ: 0977184216, 0915291077.

    E]: info@trisonlaw.com

    W]: www.trisonlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #337852   08/08/2014

    daoh
    daoh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 221
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Gửi các Luật sư và những người hiểu biết.

    Thường trú là như thế nào? Đáp ứng điều kiện gì thì người nước ngoài được coi là thường trú tại Việt Nam?

    Quy định pháp luật liên quan:

    - Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: "Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam"

    - Điều 26, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP

    "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật thường trú tại Việt Nam hoặc không có ủy quyền bằng văn bản đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt tại Việt Nam trên 30 ngày. "

    - Kế thừa quy định trên, Điều 31, 155/2013/NĐ-CP:

    "Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không thường trú tại Việt Nam;
    b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vắng mặt tại Việt Nam trên 30 ngày mà không ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình."
     
    => Vậy trường hợp người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài, thì các luật sư hiểu Thường trú tại Việt Nam là như thế nào? Và chứng thực cá nhân nộp kèm hồ sơ thay đổi đại diện theo pháp luật sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 24, Nghị định 43/2010/NĐ-CP hay theo quy định nào?
     
    Rất mong nhận được sự chỉ giáo của các Luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #339060   15/08/2014

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    daoh viết:

    Gửi các Luật sư và những người hiểu biết.

    Thường trú là như thế nào? Đáp ứng điều kiện gì thì người nước ngoài được coi là thường trú tại Việt Nam?

    Quy định pháp luật liên quan:

    - Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: "Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam"

    - Điều 26, Nghị định số 53/2007/NĐ-CP

    "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật thường trú tại Việt Nam hoặc không có ủy quyền bằng văn bản đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt tại Việt Nam trên 30 ngày. "

    - Kế thừa quy định trên, Điều 31, 155/2013/NĐ-CP:

    "Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không thường trú tại Việt Nam;
    b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vắng mặt tại Việt Nam trên 30 ngày mà không ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình."
     
    => Vậy trường hợp người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài, thì các luật sư hiểu Thường trú tại Việt Nam là như thế nào? Và chứng thực cá nhân nộp kèm hồ sơ thay đổi đại diện theo pháp luật sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 24, Nghị định 43/2010/NĐ-CP hay theo quy định nào?
     
    Rất mong nhận được sự chỉ giáo của các Luật sư.
     

    Để hiểu thế nào là thường trú tại Việt Nam thì anh có thể xem Luật cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Theo khoản 1, Điều 12 Luật này thì "nơi thường trú" là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dungga_Pro vì bài viết hữu ích
    daoh (18/08/2014)
  • #339501   18/08/2014

    daoh
    daoh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 221
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Dungga_Pro viết:

    Để hiểu thế nào là thường trú tại Việt Nam thì anh có thể xem Luật cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Theo khoản 1, Điều 12 Luật này thì "nơi thường trú" là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

     

    Gửi anh Dungga_Pro

    Theo hiểu biết của tôi thì Luật cư trú 2006 và sửa đổi năm 2013 không quy định đến cư trú của người nước ngoài:

    "Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú."

    "Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ." (Điều 18, Luật cư trú). Như vậy, nếu hiểu thường trú của người nước ngoài theo quy định của Luật cư trú thì họ phải có hộ khẩu ở Việt Nam. Tôi cho rằng cách hiểu này chưa thoả đáng.

    Đối với việc cư trú của người nước ngoài có Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn riêng.

    Cần hiểu bản chất THƯỜNG TRÚ đối với người nước ngoài là như thế nào? Nếu hiểu thường trú như của người Việt Nam thì họ sẽ là người Việt Nam. Còn hiểu theo pháp lệnh thì họ chỉ cần có THẺ THƯỜNG TRÚ do Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp.

    Bởi sao có câu hỏi này, vì Trong Luật doanh nghiệp và các nghị định hướng dẫn đối với Đại diện theo pháp luật là người nước ngoài rất lộn xộn. Luật doanh nghiệp từ trước đến nay thì quy định Đại diện theo pháp luật phải thường trú tại Việt Nam, Nghị định 102 quy định lại chỉ cần cư trú tại Việt Nam, trong nghị định 43 thì quy định cung cấp giấy tờ tuỳ thân lại chỉ yêu cầu Giấy đăng ký tạm trú.  Đặc biệt, Nghị định 53/2007 và nghị định 155/2013 (thay thế nghị định 53) đều quy định phạt đối với trường hợp doanh nghiệp không có đại diện theo pháp luật thường trú tại Việt Nam?

    Chỉnh vì lý do này, cần hiểu thế nào là Thường trú đối với người nước ngoài? Nếu không thì tất cả các doanh nghiệp có đại diện theo pháp luật là người nước ngoài tại Việt Nam có thể sẽ đối diện với nhiều vấn đề pháp lý, như xử phạt theo nghị định 155/2013 và phải điều chỉnh lại giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, thậm chí người này có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.

    Rất hy vọng nhận được trả lời rõ hơn của các anh/chị 

     
    Báo quản trị |  
  • #338903   14/08/2014

    vpluathuyhung
    vpluathuyhung
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2014
    Tổng số bài viết (664)
    Số điểm: 3755
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 189 lần


    Chào bạn!

    - Người nước ngoài muống làm việc cho công ty bạn phải có giấy phép lao động (Liên hệ với sở lao động thương binh xã hội tỉnh nơi công ty bạn đặt trụ sở để xin giấy phép lao động)

    - Người đại diện theo pháp luật phải thường trú tại Việt nam (do đó khi có giấy phép lao động bạn liên hệ với cục quản lý xuất nhập cảnh xin thẻ tạm trú cho người này)

    - Khi đủ các giấy tờ trên bạn liên hệ với sở kế hoạch và đầu tư để thay đổi ngưởi đại diện theo pháp luật.

    Trân trọng chào bạn!

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.

    Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)

    Luật sư: Huỳnh Phước Lợi

    Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

    Email: huynhloi75@gmail.com

    Lĩnh vực hành nghề:

    - Tư vấn về thuế.

    - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    - Tư vấn pháp luật.

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vpluathuyhung vì bài viết hữu ích
    daoh (18/08/2014) nhungtrantpnd (09/06/2017)
  • #339502   18/08/2014

    daoh
    daoh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 221
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    vpluathuyhung viết:

    Chào bạn!

    - Người nước ngoài muống làm việc cho công ty bạn phải có giấy phép lao động (Liên hệ với sở lao động thương binh xã hội tỉnh nơi công ty bạn đặt trụ sở để xin giấy phép lao động)

    - Người đại diện theo pháp luật phải thường trú tại Việt nam (do đó khi có giấy phép lao động bạn liên hệ với cục quản lý xuất nhập cảnh xin thẻ tạm trú cho người này)

    - Khi đủ các giấy tờ trên bạn liên hệ với sở kế hoạch và đầu tư để thay đổi ngưởi đại diện theo pháp luật.

    Trân trọng chào bạn!

     

    Cảm ơn bạn đã trả lời.

    1. Người nước ngoài vào Việt Nam không phải tất cả đều phải xin giấy phép lao động. Mà có thể xin thẻ tạm trú hoặc thường trú ngay.

    2. Bạn khẳng định: "Người đại diện theo pháp luật phải thường trú tại Việt nam" vậy sao đoạn mở ngoặc lại nói: "liên hệ với cục quản lý xuất nhập cảnh xin thẻ tạm trú cho người này"? Vậy theo bạn, THƯỜNG TRÚ của người nước ngoài là chỉ cần xin THẺ TẠM TRÚ là đã coi là THƯỜNG TRÚ tại Việt Nam? đã là THƯỜNG TRÚ sao lại cấp thẻ TẠM TRÚ? Và có trường hợp này rồi thì cần gì thủ tục cấp THẺ THƯỜNG TRÚ nữa nhỉ?

    Rất mong nhận được giải thích rõ ràng hơn từ bạn.

    Trân trọng

    Hoàng Đạo

     
    Báo quản trị |  
  • #339282   16/08/2014

    trasua1990
    trasua1990

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2014
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 108
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Điều kiện người nước ngoài làm người đại diện pháp luật cho công ty bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:

    Căn cứ khoản 5 Ðiều 13 Nghị định 139/2007/NÐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ:

    Trường hợp cá nhân người nước ngoài được giao làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật. Trường hợp xuất cảnh khỏi Việt Nam trong thời hạn quá 30 ngày liên tục, phải thực hiện các công việc sau:

    • Ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Ðiều lệ công ty để người đó thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

    • Gửi văn bản uỷ quyền đó đến Sở Kế hoạch và Ðầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính để biết ít nhất 2 ngày trước khi xuất cảnh.
    Căn cứ Ðiều 9 Nghị định 34/2008/NÐ-CP ngày 25/03/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:

    • Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;

    • Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

    • Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

    • Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

    • Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;

    • Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như:

    Những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;

    • Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
    Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #340088   20/08/2014

    daoh
    daoh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 221
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    trasua1990 viết:

    Nghị định 139/2007/NÐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ: 


    Nghị định 34/2008/NÐ-CP ngày 25/03/2008 

    Bạn trasua1990 dẫn luật toàn văn bản hết hiệu lực, chắc đi cóp ở đâu đó và post vào đây à?

    Nghị định 139/2007/NÐ-CP ngày 5/9/2007 đã được thay thế bởi Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp

    Nghị định 34/2008/NÐ-CP ngày 25/03/2008 đã được thay thế bởi Nghị định 102/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

    Trân trọng

    Hoàng Đạo

     
    Báo quản trị |  
  • #339806   19/08/2014

    Việc xin giấy phép lao động theo nghị định 46/2011 đã hết hiệu lực, Hiện nay, cá điều kiện đớ được quy định tại 102/2013/ND-CP và 03/2014/TT-BLDTBXH

     
    Báo quản trị |  
  • #341205   26/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào bạn daoh.

    Ngay trong câu hỏi của bạn tôi thấy đã có câu trả lời rồi.

    Thường trú và đăng ký hộ khẩu thường trú khác nhau.

    Thường trú theo tôi là cư trú thường xuyên tại 1 địa điểm, một vùng hoặc một nước. 

    Thường trú ở VN thì phải hiểu là thường xuyên có mặt sinh sống tại VN, không liên tục "vắng mặt tại Việt Nam trên 30 ngày".  

     

     
    Báo quản trị |  
  • #341557   28/08/2014

    daoh
    daoh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 221
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn daoh.

    Ngay trong câu hỏi của bạn tôi thấy đã có câu trả lời rồi.

    Thường trú và đăng ký hộ khẩu thường trú khác nhau.

    Thường trú theo tôi là cư trú thường xuyên tại 1 địa điểm, một vùng hoặc một nước. 

    Thường trú ở VN thì phải hiểu là thường xuyên có mặt sinh sống tại VN, không liên tục "vắng mặt tại Việt Nam trên 30 ngày".  

     

    Chào anh hungmaiusa

    Rất cảm ơn anh đã trả lời, tuy nhiên phải thú thực với anh là tôi chưa thấy thoả mãn về vấn đề Tạm Trú và Thường Trú của người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Tôi chia sẻ lại điều tôi băn khoăn thế này:

    - Luật doanh nghiệp 2005 quy định về đại diện theo pháp luật: Phải thường trú tại Việt Nam

    - Nghị định 102/2010: Phải cư trú tại Việt Nam

    - Nghị định 43/2010 quy định về chứng thực cá nhân đối với người nước ngoài thường trú: Giấy đăng ký tạm trú

    - Nghị định 155/2013 quy định phạt... đối với trường hợp không có đại diện theo pháp luật thường trú tại Việt Nam.

    Câu hỏi của tôi để làm rõ vấn đề Người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài thì khi làm thủ tục đăng ký sẽ phải có những tài liệu gì để chứng minh THƯỜNG TRÚ và làm thế nào để tránh quy định phạt của Nghị định 155? 

    Nếu có thể, mong anh hungmaiusa làm rõ thêm giúp tôi và cộng đồng đươc hiểu rõ hơn về các quy định lộn xộn và tối nghĩa này

     
    Báo quản trị |  
  • #384426   21/05/2015

    olympuspacific
    olympuspacific

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi là trong thực tế, cứ cho là người nước  ngoài đáp ứng đủ tất cả các điều  kiện về giấy tờ mà quan trọng nhất là Thẻ Cư trú và Giấp phép LĐ thì việc cho người nước ngoài làm Đại diện pháp lý có khó khăn không? Có làm trì hoãn việc cấp Giấy phép ĐK KD ko?

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #490066   20/04/2018

    hanhlaw.vnu
    hanhlaw.vnu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 3 lần


    Nếu hồ sơ của bạn đầy đủ, thì nộp lên Sở Kế Hoạch Đầu tư thay đổi như bình thường.

    "Never give up"

    Đừng cố gắng thành công mà hãy cố gắng trở thành người có ích

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Triệu Sơn

A]: Tầng 05 số nhà 36 đường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

P]: 0437835989 , DĐ: 0977184216, 0915291077.

E]: info@trisonlaw.com

W]: www.trisonlaw.com