Các bạn có thể tự tạo ra đặc điểm bảo an cho Hợp đồng, văn bản công ty không khi mà con dấu, chữ ký cũng có thể được làm giả được hết

Chủ đề   RSS   
  • #269075 13/06/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Các bạn có thể tự tạo ra đặc điểm bảo an cho Hợp đồng, văn bản công ty không khi mà con dấu, chữ ký cũng có thể được làm giả được hết

    Nói thẳng thế này cho nhanh:

    1. Cơ quan công an cũng có người này người nọ (Phòng QLHC&TTANXH, nơi cấp con dấu). Họ quản lý mẫu dấu của doanh nghiệp bạn, nên nếu họ muốn họ cũng có một con dấu y chang như con dấu công ty bạn;

    2. Qua nhiều văn bản, một bên đối tác sẽ nắm được chữ ký bạn, con dấu kết hợp với chữ ký thì tất yếu điều gì xấu nhất cũng có thể xảy ra mà các bạn không thể nào lường trước, cũng như chối bỏ.

    Như vậy, ngoài con dấu và chữ ký, mỗi doanh nghiệp nên đặt ra một cơ chế bảo mật cho các văn bản do mình ban hành, ký kết v.v... Kính mong được cùng trao đổi với các bạn về vấn đề này!

     
    13582 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    lhthuongk8 (20/06/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #270993   22/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    hasosa viết:

    Công văn giấy tờ của doanh nghiệp có thể in lo gô, các ký hiệu riêng của doanh nghiệp; thậm chí chuyên in bằng chất liệu giấy đặc thù nào đó... làm như vậy tất nhiên là độ đảm bảo tốt hơn và còn tạo ra chút thương hiệu riêng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu vì lo sợ giấy tờ bị làm giả mà phải làm như vậy theo kiểu sợ "công văn từ trên trời rơi xuống" thì tôi nghĩ là không cần thiết.

     

    Cực kỳ cực kỳ cực kỳ là cần thiết đấy ạ! Em xem đây là vấn đề sống - chết của doanh nghiệp nhà em!

     
    Báo quản trị |  
  • #271142   23/06/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    anhminhnguyen viết:

     

    hasosa viết:

     

    Công văn giấy tờ của doanh nghiệp có thể in lo gô, các ký hiệu riêng của doanh nghiệp; thậm chí chuyên in bằng chất liệu giấy đặc thù nào đó... làm như vậy tất nhiên là độ đảm bảo tốt hơn và còn tạo ra chút thương hiệu riêng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu vì lo sợ giấy tờ bị làm giả mà phải làm như vậy theo kiểu sợ "công văn từ trên trời rơi xuống" thì tôi nghĩ là không cần thiết.

     

     

     

    Cực kỳ cực kỳ cực kỳ là cần thiết đấy ạ! Em xem đây là vấn đề sống - chết của doanh nghiệp nhà em!

    Theo tôi, nếu thật cấp thiết thì nên buộc ký hợp đồng làm thành nhiều bản và gởi cho nhiều cơ quan : UBND phường, Phòng Kinh Tế quận, Sở KHĐT, Phòng Công Thương như vậy thì không thể làm giả vì có nhiều người biết về HĐ thật.

    Sở KH đầu tư có thể Scan các hđ đó lên một trang Web riêng có pass, để giúp các bên kiểm tra nội dung hđ thật và vẫn giữ được bí mật kinh doanh vì khôn phải ai cũng xem được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (23/06/2013)
  • #271169   23/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    hungmaiusa viết:

    Theo tôi, nếu thật cấp thiết thì nên buộc ký hợp đồng làm thành nhiều bản và gởi cho nhiều cơ quan : UBND phường, Phòng Kinh Tế quận, Sở KHĐT, Phòng Công Thương như vậy thì không thể làm giả vì có nhiều người biết về HĐ thật.

    Sở KH đầu tư có thể Scan các hđ đó lên một trang Web riêng có pass, để giúp các bên kiểm tra nội dung hđ thật và vẫn giữ được bí mật kinh doanh vì khôn phải ai cũng xem được.

     

    Liệu cơ quan trên họ có nhận và có trách nhiệm lưu trữ tài liệu của doanh nghiệp gửi đến, cũng như tạo điều kiện scan lên web có đặt password khi có yêu cầu không bạn?

     
    Báo quản trị |  
  • #272319   28/06/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà,

    Để chứng minh giấy tờ (hợp đồng, văn bản ...) là giả mạo thì có rất nhiều cách:

    - Cổ điển nhất đóng dấu (ngày xưa vua, chúa đã sử dụng biện pháp này)

    - Sau đó là chữ ký do dân số biết chữ gia tăng, không phải giữ dấu phiền phức (cố gắng tập ký chữ ký thì là mà loằng ngoằng vào, như một số xếp ký chữ ký lò xo nhưng có nhẩm đếm số vòng hẳn hoi)

    - Kết hợp cả hai biện pháp trên (các công ty sử dụng phương pháp này là phổ biến nhất)

    Các biện pháp này đến ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi do dễ thực hiện, chi phí thấp. Tuy nhiên đối với con dấu do khả năng bị giả mạo là quá dễ dàng với công nghệ hiện nay vì thế ở một số quốc gia không còn xem con dấu mang tính pháp lý hoặc bắt buộc nữa. Họ xem trọng tính pháp lý của chữ ký hơn (Việt Nam có lẽ cũng nên đi theo hướng này nếu không thì nhân viên giữ dấu trong một số trường hợp có thẩm quyền hơn sếp).

    Khi ký hợp đồng quan trọng để bảo đảm tính pháp lý, chống giả mạo, sửa  đổi cao hơn thì người ta chuyển sang sử dụng dịch vụ công chứng (là bên thứ ba có giấy phép hành nghề và được quản lý hẳn hoi). Biện pháp này đã nâng cao tính an toàn cao hơn nhưng vẫn không loại trừ hết rủi ro nếu bên công chứng có tham gia vào việc gian lận.

    Ngày nay có thêm chữ ký số để phục vụ cho việc chống giả mạo khi ký kết hợp đồng qua phương tiện liên lạc điện tử. Mặc dù các công ty cung cấp dịch vụ ra sức quảng cáo là tính bảo mật rất cao do khó bẻ khóa nhưng có trời mới biết  "đạo cao một thước ma cao một trượng" của các hacker thế nào.

    Ngoài các biện pháp phổ biến trên thì công ty có thể tạo ra một số yếu tố bảo an (ví dụ mua tem chống giả, in các ký hiệu chìm, hoa văn ba chiều .....) trên các tài liệu của tổ chức mình như hợp đồng, hóa đơn, công văn để khi cần thiết thì có thể biết ngay đó là tài liệu "không phải xuất phát từ tổ chức của mình". Nhưng biện pháp này cũng không bảo đảm 100% vì biết đâu có người tay trong tiếp tay gian lận thì sao.

    Thế nên cuộc chiến giữa giả mạo và chống giả mạo vẫn còn tiếp diễn.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (28/06/2013) anhminhnguyen (28/06/2013)
  • #272322   28/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Cám ơn vì một bài tổng kết ... không đi đến hồi kết của cụ Unjustice :|

    Huhuhuhuhuhuhuhuhu:((((((

    Unjustice viết:

    Hà hà,

    Để chứng minh giấy tờ (hợp đồng, văn bản ...) là giả mạo thì có rất nhiều cách:

    - Cổ điển nhất đóng dấu (ngày xưa vua, chúa đã sử dụng biện pháp này)

    - Sau đó là chữ ký do dân số biết chữ gia tăng, không phải giữ dấu phiền phức (cố gắng tập ký chữ ký thì là mà loằng ngoằng vào, như một số xếp ký chữ ký lò xo nhưng có nhẩm đếm số vòng hẳn hoi)

    - Kết hợp cả hai biện pháp trên (các công ty sử dụng phương pháp này là phổ biến nhất)

    Các biện pháp này đến ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi do dễ thực hiện, chi phí thấp. Tuy nhiên đối với con dấu do khả năng bị giả mạo là quá dễ dàng với công nghệ hiện nay vì thế ở một số quốc gia không còn xem con dấu mang tính pháp lý hoặc bắt buộc nữa. Họ xem trọng tính pháp lý của chữ ký hơn (Việt Nam có lẽ cũng nên đi theo hướng này nếu không thì nhân viên giữ dấu trong một số trường hợp có thẩm quyền hơn sếp).

    Khi ký hợp đồng quan trọng để bảo đảm tính pháp lý, chống giả mạo, sửa  đổi cao hơn thì người ta chuyển sang sử dụng dịch vụ công chứng (là bên thứ ba có giấy phép hành nghề và được quản lý hẳn hoi). Biện pháp này đã nâng cao tính an toàn cao hơn nhưng vẫn không loại trừ hết rủi ro nếu bên công chứng có tham gia vào việc gian lận.

    Ngày nay có thêm chữ ký số để phục vụ cho việc chống giả mạo khi ký kết hợp đồng qua phương tiện liên lạc điện tử. Mặc dù các công ty cung cấp dịch vụ ra sức quảng cáo là tính bảo mật rất cao do khó bẻ khóa nhưng có trời mới biết  "đạo cao một thước ma cao một trượng" của các hacker thế nào.

    Ngoài các biện pháp phổ biến trên thì công ty có thể tạo ra một số yếu tố bảo an (ví dụ mua tem chống giả, in các ký hiệu chìm, hoa văn ba chiều .....) trên các tài liệu của tổ chức mình như hợp đồng, hóa đơn, công văn để khi cần thiết thì có thể biết ngay đó là tài liệu "không phải xuất phát từ tổ chức của mình". Nhưng biện pháp này cũng không bảo đảm 100% vì biết đâu có người tay trong tiếp tay gian lận thì sao.

    Thế nên cuộc chiến giữa giả mạo và chống giả mạo vẫn còn tiếp diễn.

     
    Báo quản trị |  
  • #272332   28/06/2013

    maiphd
    maiphd

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Có hàng giả, có đất sống cho chuyên viên giám định.

     

    Liệu cơ quan trên họ có nhận và có trách nhiệm lưu trữ tài liệu của doanh nghiệp gửi đến, cũng như tạo điều kiện scan lên web có đặt password khi có yêu cầu không bạn?

     

    Câu trả lời là: không

     

    Lý do:

     

    Góc độ CQNN: CQNN sẽ không tự động sinh ra 1 hệ thống và nhân sự để làm việc này một cách vô nghĩa như vậy. Đó là nhiệm vụ của bên giám định giám định những vấn đề này rồi. Tự dưng đẻ ra thêm 1 bộ phận chỉ ngồi lưu HĐ của DN, vừa mất thời gian vừa mất công sức mà chẳng có ích lợi gì, lại còn chồng chéo nhiệm vụ. VN có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, ai cũng đưa lên tất cả mọi loại HĐ như vậy, hệ thống nào chứa nổi, ai kiểm tra và rà soát, thiếu hụt mất mát ai chịu trách nhiệm?

     

    Góc độ DN: Chẳng ai muốn đưa HĐ lên 1 nơi như vậy, tiết lộ cho 1 vài người (làm nhiệm vụ kiểm soát ở CQNN) "bỗng dưng" được biết về những bí mật KD, HĐ ký kết của mình. Thêm vào đó, 1 công ty 1 năm ký biết bao nhiêu HĐ, cái nào cũng phải scan đưa lên, chà, mất công sức lại vô ích.

     

    Tóm lại kiến nghị đưa cho CQNN thực hiện là tối kiến, sẽ chẳng thực hiện được và cũng không thực hiện làm gì cả.

     

    Còn ai sợ hàng giả thì thôi, ko kinh doanh, ko kí nữa, thế là xong ấy mà, chuyện vặt.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maiphd vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (28/06/2013)