“Từ ngày 08/04/2013 bãi gửi xe không nhận tiền mệnh giá 500Đ”.
Đây là thông báo được ở nhà xe được 1 bạn sv ĐH Thương Mại chụp được.
Xét về khía cạnh kinh tế ta thấy những vấn đề sau :
- Hiện tượng này là bề nổi của lạm phát, lạm phát làm tiền bị mất giá-> là 1 phần nguyên nhân tiền lẻ bị coi thường.
-Lạm phát sẽ càng nguy hiểm hơn nếu những đồng tiền lẻ không còn giá trị, nhưng có vẻ như ngày càng có nhiều đồng tiền mệnh giá nhỏ bị lãng quên : Mình rất nhớ thời 100đ có thể mua được 1 viên kẹo đường đen.
-Phí giữ xe là một trong những khá khoản hiếm hoi sinh viên có thể dùng tiền lẻ để chi ra, tại sao lại cấm tờ 500đ.
....
Xét về khía cạnh văn hóa.
- Ý thức của những người đưa ra thông báo này kém, nhưng nó cũng không phải là một trường hợp quá đặc biệt mà chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
-Tảng băng chìm đó là ý thức sài tiền của người Việt. Điều này theo mình là xuất phát từ văn hóa làng xã, chín bỏ làm mười, và nói 1 cách hơi chua ngoa là ưa sĩ dị hão, thích tỏ ra lắm tiền nhiều của, khoe khoang kiểu trọc phú.
Còn người Nhật thì sao :
Đối với người Nhật, tâm lý này hoàn toàn ngược lại. Họ không ngần ngại khi đứng đợi để được nhận lại đồng 1 yên khi chi tiêu, bởi theo quan điểm của họ, tiền mệnh giá thấp hay cao đều là của quốc gia, do nhà nước phát hành và đều có giá trị, là thứ thiêng liêng, là sản phẩm từ chính công sức lao động của họ làm ra. Hiện tại, 1 yên Nhật tương đương khoảng 270 đồng Việt Nam, thế nhưng đồng 1 yên vẫn rất phổ biến. Thu nhập bình quân của người lao động phổ thông Nhật Bản là khoảng 1300 yên/giờ. Tính ra 1 yên rất nhỏ so với thu nhập của người Nhật (1/1300), nhưng họ vẫn lưu thông và rất trân trọng. Nếu tính tương đương, hiện tại lương bình quân của lao động phổ thông của Việt Nam là khoảng 25.000 đồng/giờ, so ra thì giá trị của 100 đồng cũng là khá lớn (1/250).
Mặt khác, trong kinh doanh, nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, các doanh nghiệp Nhật thường đưa ra các mệnh giá lẻ trong hóa đơn bán hàng, nó vừa có tác dụng đánh vào cảm giác giá rẻ nơi tâm lý mua sắm của khách hàng, vừa tạo điều kiện cho tiền lẻ được sử dụng bình đẳng như tiền có mệnh giá lớn. Thay vì quy tròn thành 100 yên, họ thường định giá 96,97 yên. Trong khi đó, ở hầu hết các sản phẩm bán buôn của chúng ta, doanh nghiệp thường làm tròn giá 100.000, 120.000, 140.000 đồng. Tại các siêu thị hay nhà sách, người bán hàng thường có thói quen trả lại tiền thừa cho khách (tiền lẻ, mệnh giá thấp) bằng các thỏi kẹo; thậm chí, một số nơi còn từ chối nhận những tờ 200, 500 đồng. Đây cũng là một lý do mà tiền lẻ ở nước ta “không có đất sống”.
Xem thêm Đôi điều bàn về nhận thức và sử dụng tiền lẻ của người Việt
P/s:Nói chung là không quy chụp tất cả, nhưng đi so sánh sơ sơ thôi cũng đủ thấy mình tụt hậu bao nhiêu bậc cũng từ cái gốc rễ nghèo nàn văn hóa mà ra, đừng nói chuyện chính thể này nọ làm chi cho mệt.
Nhưng điều kiện thông tin như bây giờ đã tạo ra 1 cái gọi là hiệu ứng "Bình thông nhau". Hiệu ứng này sẽ làm cho những thứ đặc trở nên loãng ra dần và hi vọng là chúng ta không còn bị gọi là Annam mít như thời Pháp thuộc nữa.
Các bác cứ chém thoải mái, chấp nhận mọi loại gạch đá
Cập nhật bởi NguyenHoangAnh90 ngày 15/04/2013 02:12:28 CH
tít
sửa
lỗi đánh máy