Bồi thường khi va quệt xe

Chủ đề   RSS   
  • #92896 04/04/2011

    mrtea992

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường khi va quệt xe

    Hôm qua 30-3-2011 khi tôi điều khiển xe máy có va quyệt tay lái với 1 bà cụ 82 tuổi khi đi bà sang đường. Tôi và người nhà bà đã đưa vào viện. Chụp chiếu đầy đủ. kết quả là bà bị dạn xương chậu, phải nằm viện vài ngày cho vết thương lành.


    Gia đình tôi đã nộp đầy đủ tiền viện phí và bồi thường 2triệu đồng cho gia đình nạn nhân trước sự chứng kiến của những bệnh nhân nằm giường khác. Tổng cộng là 5,6 triệu đồng. Nhưng họ đã giữ xe máy Wave RS của tôi ngay từ đầu kèm theo CMT, bằng lái xe và thẻ sinh viên. Tôi xin lại xe thì họ ko đồng ý. Tôi làm như vậy là đúng trách nhiệm hay ko? Tôi muốn lấy lại xe là đúng hay sai

     

    Sau 2 hôm nằm viện chụp chiếu đầy đủ ko có vấn đề gì về toàn bộ cơ thể. Sau đó nhà bà ý báo là bị viêm phổi rồi gan rồi thận đủ các loại. Nhà người ta nói đấy là biến chứng do tai nạn giao thông. Họ đòi bồi thường 30 trịêu để xong hết vấn đề.


    Nhà em đã viết giấy xác nhận về tình trạng bà cụ và những gì họ giữ. Liệu mức bồi thường ấy nhà em có chấp nhận ko. Nếu ra công an thì nhà em có mất nhiều hơn thế hay ko/. Em có phải chịu hậu quả về những biến chứng của bệnh ko? Nhà em thực tình đang rất đau đầu ko biết xừ lí thế nào đây.


    Luật sư có thể tư vấn giúp em qua email mrtea992@yahoo.com hoặc lụât sư cho em số đt em liên lạc.


    Hoàn cảnh rất bi đát nếu LS có thời gian hy vọng ls giúp đỡ


    Nhà em như vậy chả biết bấu víu vào đâu

     
    5666 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #93160   05/04/2011

    LS_PhamDinhHung
    LS_PhamDinhHung
    Top 75
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (839)
    Số điểm: 4933
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần



    Chào Bạn,

    Luật HS quy định như sau:

    Điều 202.  Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

     2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Quy định về thiệt hại nghiêm trọng, Nghị quyết HDTP quy định như sau:

    4. Về các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng”, "gây hậu quả rất nghiêm trọng”, "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự

    4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    A. Làm chết một người;

    B. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    C. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    D. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    Đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    E. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

    4.2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    A. Làm chết hai người;

    B. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    C. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    D. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    Đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    E. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

    4.3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    A. Làm chết ba người trở lên;

    B. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    C. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    D. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    Đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;

    E. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    G. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.

    Như vậy điều kiện để khởi tố  trong trường hợp này là phải có giám định thương tật từ 31% trở lên.
    Việc bồi thường là việc nên làm, tuy nhiên nguyên tắc bồi thường là phải có hành vi lỗi với mối quan hệ nhân quả với thiệt hại. Dạn xương chậu không thể dẫn đến viêm thận, viêm gan được.

    Thân ái


    Luật sư Phạm Đình Hưng Saigon Asia Law

    www.saigon-asialaw.com

    VP: 40/21 Bau cat 2, F 14 Quan Tan Binh, TP HCM

    Đoàn LS TP HCM

    MB.0903759409

     
    Báo quản trị |  
  • #109643   11/06/2011

    chieclamuathu_1508
    chieclamuathu_1508

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 1 lần


    trước hết bạn phải coi trường hợp tren bà cụ đi có đúng như quy định của luật an toàn giao thông không?
    thứ hai bạn phải chứng minh bạn không cố ý trong vụ tai nạn này.
    thứ ba bạn nên coi tỉ lệ bị thương là bao nhiêu?
    còn gan, thận... do bà cụ tuổi già rồi...bạn nên hỏi bác sĩ thêm điều này (cho tôi hỏi bà cụ ấy đã già rồi tình trạn sức khỏe kém thì cũng ảnh hưởng nhiều nếu tai nạn xãy ra.)
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Phạm Đình Hưng - Đoàn LS TP HCM - Saigon Asia Law.

Văn phòng: 409/14 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 2, Quận Tân Bình ( TSN Air port).

Số điện thoại: 0938182699.