Bố trí người lao động làm việc sau khi bị tai nạn lao động.

Chủ đề   RSS   
  • #94933 14/04/2011

    pesvn

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2009
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 551
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    Bố trí người lao động làm việc sau khi bị tai nạn lao động.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 107 Bộ Luật Lao động:
    "1. Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa lao động".
    Ở đây em có thể hiểu là NSDLĐ phải có nghĩa vụ sắp xếp một công việc mới phù hợp vs khả năng lao động của NLĐ sau tai nạn đúng ko ạ? Thế còn trường hợp NSDLĐ ko thể sắp xếp đc (ví dụ : DN ko còn việc phù hợp) thì NSDLĐ có bắt buộc phải tìm vc cho họ ko hay được quyền chấm dứt HDLĐ? và nếu được quyền chấm dứt thì họ phải có trách nhiệm gì với NLĐ và văn bản Pl nào quy định điều này?
     
    17853 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #94943   14/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Bạn xem ĐIều 107 bộ luật lao động nhưng không xem đến cùng, xem khoản 1 mà không xem khoản 2 và 3 đằng sau. Có thể thấy qua khoản 1 thì NSDLD không bắt buộc phải tìm việc cho NLD bị tàn tật do tai nạn nghề nghiệp, bênh tật. Họ chỉ có trách nhiệm sắp xếp cho NLD đó công việc phù hợp nếu NLD đó tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuẩt kinh doanh cũ.

    -Vè bồi thường, khoản 2 và 3 đã quy định khá rõ, bạn tham khảo

    Điều 107.

    "1- Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

    2- Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.

    3 - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương vàphụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81%trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp màkhông do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động thìcũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụcấp lương (nếu có).

    Chính phủquy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và mức bồi thường tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5%đến dưới 81%".

    Khoản 1 và 2 vẫn giống như Bộ luật lao động 1995, còn khoản 3 được sửa đổi bổ sung trong Luật số 35/2002/QH10  - Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #96143   18/04/2011

    ngocanh301
    ngocanh301

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động, nêu sko sắp xếp đc công việc cho ng lao động thì NSDLĐ có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ
    Khi chấm dứt HĐLĐ thì ngoài việc phải thực hiện theo trình tự và thời gian báo trước theo quy định tại Khoản 2,3 Điều 38 BLLĐ 1994 sửa đổi bổ sung, ngoài ra, NSDLĐ còn pahir thực hiện nghĩa vụ bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, mức bồi thường và trợ cấp bạn có thể xem cụ thể hơn tại Điều 11 Nghị định 06/1995 của Chính phủ, khoản 4 Điề 1 Nghị định110/2002/NĐ - CP, và mục II của thông tư số 10/2003 của Bộ lao động thương binh và xã hội.
    Thân,

    Và cũng đã đủ lớn để mong bé lại như ngày hôm qua

     
    Báo quản trị |