cha mẹ tôi có 5 người con và một cháu nội được cha mẹ tôi nuôi từ lúc lên 2 đến lúc lập gia đình, nên người cháu này được xem như con gái út trong gia đình.
2015 cha mẹ tôi lập biên bản họp gia đình có đầy đủ thành viên trong gia đình để phân chia đất cho các con, sau khi đã phân chia xong các phần đất cho các con, thì chỉ còn mỗi căn nhà cha mẹ tôi đang ở, thì cha mẹ tôi ghi rõ là nếu ông bà có mất đi giao lại cho con trai út gìn giữ làm nơi thờ tự, tuy nhiên người con trai út không nhận nên ông quyết định giao lại cho cháu gái (vì cha mẹ tôi xem đứa cháu gái này như là con út trong gia đình), biên bản được đánh máy và có đủ chữ kí các thành viên trong gia đình bao gồm cả chữ kí cha mẹ tôi, nhưng không có người làm chứng.
Đến 2017 cha tôi mất, mẹ tôi vẫn còn khỏe mạnh, thì có sự tranh chấp về quyền thừa hưởng căn nhà mà cha mẹ tôi đang ở, dẫn đến người cháu gái không được phép thừa hưởng phần di sản mà cha tôi mất để lại là 1/2 căn nhà mà cha mẹ tôi ở, mà bằng cách nào đó căn nhà trên đã bị bán cho người khác không đúng với di nguyện của cha tôi là gìn giữ làm nơi thờ tự.
xin hỏi luật sư, như vậy biên bản họp gia đình này có giá trị pháp lý hay không? người cháu gái này có thể dựa vào biên bản đó để khởi kiện lên tòa án hay không?