BỊ NGƯỜI KHÁC DÙNG CHAI ĐẬP VÔ ĐẦU, GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT 35% THÌ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG BAO NHIÊU?

Chủ đề   RSS   
  • #245436 25/02/2013

    thienthantinhyeu172

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    BỊ NGƯỜI KHÁC DÙNG CHAI ĐẬP VÔ ĐẦU, GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT 35% THÌ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG BAO NHIÊU?

    XIN CHÀO CÁC LUẬT SỰ!

     Tôi có 1 số vấn đề thắc mắc muốn nhờ các luật sư tư vấn như sau:

    Khoảng 3 năm trước vào dịp tất niên, chồng tôi có nhậu với 1 số bạn bè cùng phòng trọ thì có 1 số người ngoài vào nhà xin nhậu cùng (ở trọ gần đó nhưng không ai biết ai), nhưng các bạn cùng phòng trọ chồng tôi không cho, sau đó đám thanh niên kia chửi thề gây gỗ và xảy ra xô xát, trong lúc căn ngăn chồng tôi bị 1 người lấy chai bia đã cầm sẵn từ phòng của họ mang sang đập vào đầu làm chồng tôi bị lõm sọ trán (giám định thương tật là 35%), trong thời gian nằm viện điều trị gia đình người này không liên hệ, cũng không hỗ trợ bồi thường gì cả, chồng tôi phải phẫu thuật 2 lần. sau khi cơ quan công an hoàn tất hồ sơ để khởi tố và bắt tạm giam thì người này đã bỏ trốn và bị truy nã, đến nay mới vừa bị bắt vì vậy tôi muốn hỏi :

    - Theo thương tích mà người này gây ra cho chồng tôi và hung khí sử dụng và vỏ chai bia thì người này sẽ chịu hình phạt tù là bao nhiêu năm.

    - Người này trốn truy nã 3 năm và vừa mới bị bắt thì hình phạt có bị tăng thêm thời gian hay không?

    - Chi phí người này phải bồi thường cho chồng tôi là bao nhiêu, căn cứ theo tỷ lệ thương tật hay theo biên lai, giấy tờ viện phí mà chồng tôi đã điều trị.

    - Trong thời gian chồng tôi điều trị không đi làm được và người phải nghỉ làm để chăm sóc chồng tôi được bồi thường theo hình thức nào ( theo lương công ty thực nhận thời gian đó, hay theo mức nhà nước quy định)

    - Hiện nay trước trán chồng tôi có vết sẹo do vết thương gây ra ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm chồng tôi mất tự tin khi giao tiếp đi lại hay gặp gỡ mọi người (lúc nào cũng phải đội nón), như vậy tôi có thể đòi bồi thường trường hợp này không?

    Mong các luật sư hướng dẫn giúp tôi soạn thảo 1 lá đơn để yêu cầu bồi thường vật chất, sức khỏe, tinh thần mà chồng tôi phải chịu trong thời gian qua, đồng thời vết thương cũng ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như sức khỏe của chồng tôi về sau, và tôi cũng muốn người này phải chịu hình phạt thích đáng do hậu quả đã gây ra. Kính mong các luật sư trả lời sớm. xin chân thành cảm ơn

     
    13204 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #245631   26/02/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     

    Thân chào bạn!

    Tôi xin trao đổi với bạn trong trường hợp trên như sau:
    1/ Theo mức thương tích trên và sử dụng hung khí nguy hiểm là vỏ chai bia thì tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 3 điều 104 Bộ luật hình sự:

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    2/ 

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    2/ Người phạm tội bỏ trốn và bị bắt sẽ không được pháp luật khoan hồng, không được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 46 Bộ luật hình sự.

    3/ Chi phí bồi thường về sức khỏe của chồng chị do bị xâm phạm căn cứ theo hóa đơn, chứng từ, chi phí trong việc cứu chữa:

    Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc vàtiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc  khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

     Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    * Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

    Đối với người chăm sóc được bồi thường và  được quy định như sau:

    Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. 

    * Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    Ngoài ra người bị thiệt hại về sức khỏe còn được bổi thường 1 khoản để bù đắp về tình thần:

    Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

    - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

    - Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. ... Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân

    - Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

    (Tham khảo thêm ở mục 1 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP). 

    Về mẫu đơn yêu cầu bổi thường bạn có thể để lại địa chỉ email tôi gửi qua.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |