Bị lừa đảo qua không gian mạng

Chủ đề   RSS   
  • #617672 19/10/2024

    phamha_91

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:19/10/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bị lừa đảo qua không gian mạng

    Xin chào

    Mình đang gặp vấn đề mong được luật sư tư vấn giúp. Mình có mở 1 tài khoản thẻ tín dụng của ngân hàng VP bank. Từ khi mở thẻ mình không có bất cứ giao dịch gì liên quan đến tài khoản trên nên trong thẻ không có tiền. Do không có nhu cầu giao dịch nên khi có điện thoại của người tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng của ngân hàng mình đã tin và làm theo hướng dẫn của đối tượng để khóa thẻ ngân hàng nói trên. Các đối tượng đã lừa đảo và chiếm đoạt số tiền được phép ghi nợ trong thẻ tín dụng mang tên mình. Mình phát hiện ra và yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản, truy soát giao dịch và làm đơn trình báo với cơ quan công an. Mình mong muốn luật sư tư vấn giúp, trường hợp không hủy được các giao dịch trên, với khoản dư nợ ngân hàng yêu cầu thanh toán do các giao dịch bị lừa trước đó, mình có nên nhờ tòa án phân xử để giảm bớt tổn thất hay không? 

    Xin cảm ơn

     
    357 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617796   04/11/2024

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Bị lừa đảo qua không gian mạng

    Trường hợp không may bị lừa đảo mất tiền, hãy làm đơn trình báo tố giác tội phạm lừa đảo đến cơ quan chức năng để có cơ hội lấy lại tiền.

    Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp lừa đảo, kẻ gian sử dụng tài khoản của người khác. Thông qua nhiều tài khoản ảo, tiền được chuyển đến tài khoản của kẻ lừa đảo. Cơ quan điều tra cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác người thực hiện..

    Với trường hợp của bạn liên quan đến tài khoản ngân hàng, hầu hết giao dịch được thực hiện thành công ngay khi bạn là chủ tài khoản xác nhận. Nếu vừa mới chuyển tiền và phát hiện lừa đảo, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để nhờ sự can thiệp.

    - Nếu chưa kịp chuyển đến tài khoản thụ hưởng, ngân hàng có thể hoàn lại cho người vừa chuyển.

    - Nếu tiền đã bị chuyển đi, ngân hàng có thể thông báo, yêu cầu chủ tài khoản hoàn lại số tiền đó.

    Trong trường hợp bạn không hủy được các giao dịch trên, với khoản dư nợ ngân hàng yêu cầu thanh toán do các giao dịch bị lừa trước đó, bạn là người bị hại có căn cứ tố cáo lên cơ quan công an để đòi lại tiền còn việc nhờ tòa án phân xử để giảm bớt tổn thất là rất khó.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #617811   06/11/2024

    luatsuduongbang
    luatsuduongbang

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:28/08/2024
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần
    Lawyer

    Bị lừa đảo qua không gian mạng

    Chào bạn, tôi rất tiếc khi bạn gặp phải tình huống bị lừa đảo liên quan đến thẻ tín dụng của mình. Đây là một vấn đề pháp lý khá phức tạp, nhưng bạn hoàn toàn có quyền bảo vệ quyền lợi của mình trước ngân hàng và các đối tượng lừa đảo. Dưới đây là một số thông tin và tư vấn giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cần thực hiện và quyền lợi của bạn trong trường hợp này:

    1. Xác định hành vi lừa đảo và trách nhiệm của ngân hàng
    - Trường hợp của bạn có dấu hiệu của hành vi lừa đảo (tự xưng là nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt tiền từ thẻ tín dụng). Đây là một hành vi vi phạm pháp luật, và bạn có quyền yêu cầu ngân hàng bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy ra tình huống này.

    - Ngân hàng có trách nhiệm bảo vệ tài khoản và giao dịch của khách hàng: Ngân hàng phải có biện pháp bảo vệ tài khoản của bạn, bao gồm việc ngừng giao dịch khi có dấu hiệu bất thường và xác minh các giao dịch đó. Việc bạn yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản và truy soát giao dịch là một bước đúng đắn.

    2. Các bước bạn nên thực hiện
    - Yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản và truy soát giao dịch, điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.
    - Trình báo với cơ quan công an, đây cũng là một bước đúng đắn để điều tra và xác minh hành vi lừa đảo. Cơ quan công an sẽ tiến hành xác minh giao dịch và điều tra đồng thời ngân hàng sẽ phối hợp với cơ quan công an để làm rõ hành vi của các đối tượng lừa đảo, nhằm xác minh và chứng minh rằng các giao dịch đó là không hợp pháp. Nếu các giao dịch này được xác nhận là do lừa đảo, bạn không phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản dư nợ từ các giao dịch đó.

    3. Việc ngân hàng yêu cầu thanh toán khoản dư nợ
    - Ngân hàng vẫn yêu cầu bạn thanh toán khoản dư nợ từ các giao dịch bị lừa đảo thì bạn cần phải làm rõ vấn đề này và bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời tìm cách thương lượng với ngân hàng để tiến hành thống nhất phương hướng giải quyết.

    Các yếu tố bạn cần lưu ý:
    Khách hàng không chịu trách nhiệm về giao dịch lừa đảo: Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của ngân hàng, khi có sự gian lận hoặc lừa đảo trong giao dịch thẻ tín dụng, khách hàng có quyền không chịu trách nhiệm về khoản nợ nếu chứng minh được rằng các giao dịch đó không phải do chính khách hàng thực hiện.

    Vấn đề bằng chứng về hành vi lừa đảo: Trong trường hợp này, bạn cần cung cấp cho ngân hàng và cơ quan công an các bằng chứng chứng minh rằng giao dịch bị lừa đảo. Các chứng cứ có thể bao gồm:

    - Lịch sử cuộc gọi với đối tượng lừa đảo (nếu có).
    - Biên bản làm việc với ngân hàng về việc phong tỏa tài khoản và yêu cầu truy soát giao dịch.
    - Các chứng từ hoặc tài liệu từ cơ quan công an xác nhận hành vi lừa đảo.
    - Ngân hàng phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và phải có cơ chế để xử lý các giao dịch không hợp lệ do lừa đảo. Nếu ngân hàng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ bạn, bạn có thể yêu cầu họ xem xét lại các giao dịch và không buộc bạn phải thanh toán khoản nợ do hành vi gian lận.

    4. Khi nào bạn nên nhờ tòa án phân xử?
    Nếu bạn không thể giải quyết được với ngân hàng qua các kênh giao dịch, khiếu nại, trình báo thông thường, bạn có thể khởi kiện yêu cầu tòa án phân xử vụ việc. Tuy nhiên, trước khi quyết định khởi kiện, bạn cần xem xét một số yếu tố sau:

    a. Chứng minh hành vi lừa đảo:
    Bạn cần có các bằng chứng cụ thể về việc bạn bị lừa đảo. Các bằng chứng này có thể bao gồm:
    - Các biên bản làm việc với cơ quan công an, kết quả điều tra về hành vi lừa đảo.
    - Các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc bạn yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản, truy soát giao dịch.
    - Các cuộc gọi, tin nhắn từ đối tượng lừa đảo (nếu có).

    b. Ngân hàng có trách nhiệm bảo vệ bạn:
    - Nếu ngân hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng, bạn có thể yêu cầu ngân hàng hoàn trả khoản tiền đó. Tòa án sẽ xem xét sự thiếu sót của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn giao dịch và có thể yêu cầu ngân hàng hoàn trả cho bạn.

    Khi bạn khởi kiện ngân hàng ra tòa án để yêu cầu giải quyết, thì tòa án sẽ xem xét chứng cứ, hợp đồng tín dụng, cũng như trách nhiệm của các bên liên quan (bạn và ngân hàng) trong việc xử lý giao dịch gian lận.

    Trước khi khởi kiện, bạn nên tham khảo ý kiến luật sư để xác định chiến lược tốt nhất và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.
    Hy vọng rằng những tư vấn trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cần thực hiện để bảo vệ quyền lợi của mình./.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;