Bắt nạt – sự ý thức

Chủ đề   RSS   
  • #512671 23/01/2019

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Bắt nạt – sự ý thức

    Hiện nay, việc bạn ra đường thấy một chiếc xe đi rất nguy hiểm trong thành phố, tài xế bấm còi inh ỏi bắt mọi người tránh đường là chuyện khá bình thường. Xe này dùng còi gần như là liên tục và rất to tiếng để bắt những xe nhỏ và xe đạp của tôi tránh đường. Nó đi rất nguy hiểm và rất nhanh, gần như tông vào xe của mọi người. Điều này có thể bị phạt vì tội lạng lách đánh võng, điều khiển phương tiện với tốc dộ cao trong khu đông dân cư theo Bộ luật Hình sự. Còi xe chỉ để dùng để báo cho người ta biết có điều gì nguy hiểm, phải tránh nhanh, không phải dùng để bắt nạt người khác. Nếu tài xế lạm dụng còi xe hoài sẽ không còn ý nghĩa đến khi mình cần dùng còi thực sự trong tình thế cấp bách, mọi người sẽ kệ vì vẫn nghĩ anh ta bắt nạt. Rồi một người qua đời.

    Thường thì văn hóa là khi thấy ai làm điều gì xấu thì sẽ nói liền. Thấy cái gì không đúng thì sẽ nói thôi. Và nó luôn có ảnh hưởng tốt. Bởi nếu không nói gì họ sẽ cứ làm điều xấu, cứ kệ mọi người. Không ai phản ứng, rồi một ngày, một chiếc xe chen ngang sẽ gây nên bao nhiêu tai nạn. Tuy nhiên thì không phải ai cũng quan tâm đến nó, họ còn nhìn mình với ánh mắt kỳ lạ vì hầu như ai cũng vậy, khi mình làm đúng trong rất nhiều cái sai thì mình là người kỳ quặc

    Vậy mà ở Việt Nam, thấy người ta làm điều gì xấu: vượt đèn đỏ, không xếp hàng, chen ngang, tham nhũng… thường hay im lặng. Như đi xe ôm, người lái xe vượt đèn đỏ, không ai nói gì. Nhưng mọi người biết gần như chắc chắn một người phương tây mới đến Việt Nam sẽ mắng ngay ông lái xe đó.

    Như nguyên tắc xếp hàng khi mua vé hay lúc xếp hàng ở chỗ an ninh sân bay, mọi người cứ cố chen ngang qua mặt mình và người khác, đến khi mọi người phải nói: “Bạn xếp hàng đi, tôi ở đây trước mà”. Rồi người đó lùi lại nhưng mặt rất nhăn nhó, mọi người xung quanh bị khó chịu theo.

    Tiếp viên thường gọi mọi người chuẩn bị lên máy bay trước 10-15 phút. Ngay lập tức mọi người đứng lên rất là nhanh để xếp hàng, rồi chen ngang nhau và đứng đợi cả chục phút. Mình không hiểu vì sao họ phải vội vã thế, máy bay vẫn ở đó đợi họ mà.

    Không xếp hàng là điều người nước ngoài khó chịu nhất khi ở Việt Nam. Sự thiếu văn hóa xếp hàng một cách văn minh gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, từ việc đi ngoài đường, lái xe, đi thang cuốn và thang máy, làm việc, giao lưu và chơi đẹp trong thể thao hay cuộc sống bình thường, cho đến cam kết không phá hợp đồng trong làm ăn… Tất cả đều cần trật tự.

    Học sinh phương Tây được học xếp hàng ngay từ nhỏ. Học sinh lớp một, hai, ba được học một bài hát ở trường: “Butter butter peanut butter!”. Từ “butter” có hai ý nghĩa, một là bơ, thứ hai là người chen ngang. Ai vi phạm sẽ bị mọi người kêu “butter butter peanut butter!” và sẽ cảm thấy cực xấu hổ. Nó là một trong những bài hát giúp “lập trình” một xã hội có ý thức.

    Ở Nhật Bản cũng dùng việc “làm xấu hổ” để lập trình một xã hội tốt.  Việc bỏ tất cả các loại rác đồ ăn, đồ nhựa lẫn với nhau sẽ bị lên án. Người dân thấy sẽ phân loại nó ra và báo cáo cho công ty. Người vi phạm sẽ bị “làm xấu hổ” nhưng sau đó luôn chú ý phân loại rác đúng cách và bỏ nó gọn gàng, tham gia xã hội của họ trơn tru hơn, “mượt mà” hơn. Ngoài ra, việc dùng điện thoại trong xe buýt cũng hạn chế vì không được nói trên điện thoại trong xe vì nó phiền mọi người.

    Mình nghĩ rằng mọi người đều nên bỏ lối suy nghĩ là phớt lờ, mặc kệ những điều xấu và giả vờ mình không thấy nó. Nó không giúp ai thay đổi. Nó tạo ra một cái ao tù, không được lưu thông, trì trệ và nâu bẩn.

    Hơn nữa, sau một thời gian quên đi thói quen nhắc nhở những điều sai, mọi người trở nên lười thay đổi. Việc viết mail phản hồi hay ghi chú phản hồi ý kiến khách hàng cho một công ty phản ánh rằng cách làm việc của họ chưa tốt, nguy hiểm, hay bất lịch sự thì họ sẽ cố gắng xử lý vấn đề đó và gửi thư xin lỗi tôi. Điều đó giúp công ty phát triển và giúp cả bản thân tôi nữa, nhưng việc này chỉ có ở nước ngoài, còn ở Việt Nam thì điều này gần như là không có hoặc bị phớt lờ đi.

    Còn cách của người Việt Nam là “để trong bụng” khi thấy mọi người đang bước lên đầu nhau để tiến lên phía trước. Không nói gì cả khi thấy ai đó sai  không phải là một phẩm chất tốt.

    Tâm lý học có khái niệm “ảnh hưởng xã hội”, chỉ việc cá nhân bị bắt chước theo hành vi của nhóm mà quên mất việc đó có đúng và có logic hay không. Họ làm ví dụ, vài người giả đứng lên trong một văn phòng có ghế sofa. Những người khác đi vào cũng không dám ngồi xuống ghế, cứ đứng theo số đông.

    Nếu tiếp tục không ai nói gì, sẽ không có gì thay đổi. Phát triển là phép cộng của phản hồi và thay đổi. Như Albert Einstein đã nói: Thế giới này nguy hiểm không phải vì người ta làm những điều ác, mà vì những người thấy nó đã không làm gì.

    Cập nhật bởi DT_DA ngày 23/01/2019 01:04:39 CH
     
    8791 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    freshmanyear270 (23/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #512673   23/01/2019

    freshmanyear270
    freshmanyear270

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    Tôi nhớ khi tôi được 3 - 4 tuổi, tôi là một đứa trẻ được dạy ở trường mẫu giáo là "Vứt rác vào thùng chứ không vứt bừa bãi". Thế là tôi ngoan ngoãn làm theo, tôi được ba mẹ chở đi học, uống hộp sữa xong cũng giữ trong tay không dám vứt xuống đường. Rồi một ngày nọ, có người lớn nói với tôi rằng: "Cháu không vứt thì người khác cũng vứt, cứ vứt đi cháu!"

    Đây là một dạng tâm lý bầy đàn. Nếu sống trong một xã hội mà người nào cũng văn minh, họ sẽ văn minh. Nhưng nếu thấy một số đông thành phần làm việc sai trái, họ sẽ làm theo vì cho rằng nhiều người làm thì "ai cũng vậy mà" --> sẽ chẳng ai bắt tội, hoặc ngại bắt tội.

    Người xưa hay nói "nhân chi sơ, tính bổn thiện". Thật ra tôi thấy câu đấy nên xem lại. Vì căn cứ theo một thí nghiệm từ lâu ở nước ngoài mà tôi không nhớ chính xác, có một cô gái đứng giữa đám đông, cho phép họ làm bất cứ gì tùy thích với chính cô. Ban đầu, đám đông còn rất tử tế và nhẹ nhàng, họ chỉ thử sờ tóc, chạm vào quần áo, cài hoa lên tóc cô. Nhưng về sau khi nhận thấy cô thực sự không phản kháng, sự lạm dụng bắt đầu xuất hiện. Họ thậm chí vẽ bậy lên người, xé quần áo, phỉ nhổ và nói tục với cô, đến mức cô phát khóc, nhưng cô vẫn không làm gì. Có thể thấy rằng, chỉ cần không có chuẩn mực đạo đức kềm cặp, con người sẽ lộ hẳn cái bản ngã đầy độc ác và tham lam của mình.

    Chính vì vậy, luôn luôn nên chú trọng nhất vào giáo dục, nhất là ở những quốc gia đang cần đẩy mạnh phát triển như Việt Nam chúng ta. Nhưng tôi nghĩ chắc cái ngày người Việt Nam ngang bằng ý thức với các quốc gia còn xa lắm, khi mà tôi thấy toàn là các bậc cử nhân, thạc sĩ, học cao hiểu rộng, giám đốc này kỹ sư nọ, vào toilet thì không giật cầu, vung vẩy nước sang người kế bên, đi thang máy thì quất balo vào mặt người khác, con trẻ thì để mặc chúng làm ồn ở nơi công cộng, rồi nghịch phá đồ của người khác.

    Tương lai văn minh hãy còn xa...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn freshmanyear270 vì bài viết hữu ích
    vyvy2409 (28/01/2019)
  • #512717   24/01/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    freshmanyear270 viết:

    Tôi nhớ khi tôi được 3 - 4 tuổi, tôi là một đứa trẻ được dạy ở trường mẫu giáo là "Vứt rác vào thùng chứ không vứt bừa bãi". Thế là tôi ngoan ngoãn làm theo, tôi được ba mẹ chở đi học, uống hộp sữa xong cũng giữ trong tay không dám vứt xuống đường. Rồi một ngày nọ, có người lớn nói với tôi rằng: "Cháu không vứt thì người khác cũng vứt, cứ vứt đi cháu!"

    Đây là một dạng tâm lý bầy đàn. Nếu sống trong một xã hội mà người nào cũng văn minh, họ sẽ văn minh. Nhưng nếu thấy một số đông thành phần làm việc sai trái, họ sẽ làm theo vì cho rằng nhiều người làm thì "ai cũng vậy mà" --> sẽ chẳng ai bắt tội, hoặc ngại bắt tội.

    Người xưa hay nói "nhân chi sơ, tính bổn thiện". Thật ra tôi thấy câu đấy nên xem lại. Vì căn cứ theo một thí nghiệm từ lâu ở nước ngoài mà tôi không nhớ chính xác, có một cô gái đứng giữa đám đông, cho phép họ làm bất cứ gì tùy thích với chính cô. Ban đầu, đám đông còn rất tử tế và nhẹ nhàng, họ chỉ thử sờ tóc, chạm vào quần áo, cài hoa lên tóc cô. Nhưng về sau khi nhận thấy cô thực sự không phản kháng, sự lạm dụng bắt đầu xuất hiện. Họ thậm chí vẽ bậy lên người, xé quần áo, phỉ nhổ và nói tục với cô, đến mức cô phát khóc, nhưng cô vẫn không làm gì. Có thể thấy rằng, chỉ cần không có chuẩn mực đạo đức kềm cặp, con người sẽ lộ hẳn cái bản ngã đầy độc ác và tham lam của mình.

    Chính vì vậy, luôn luôn nên chú trọng nhất vào giáo dục, nhất là ở những quốc gia đang cần đẩy mạnh phát triển như Việt Nam chúng ta. Nhưng tôi nghĩ chắc cái ngày người Việt Nam ngang bằng ý thức với các quốc gia còn xa lắm, khi mà tôi thấy toàn là các bậc cử nhân, thạc sĩ, học cao hiểu rộng, giám đốc này kỹ sư nọ, vào toilet thì không giật cầu, vung vẩy nước sang người kế bên, đi thang máy thì quất balo vào mặt người khác, con trẻ thì để mặc chúng làm ồn ở nơi công cộng, rồi nghịch phá đồ của người khác.

    Tương lai văn minh hãy còn xa...

    Đúng như vậy bạn ak, câu chuyện giao dục ở mỗi quốc gia là cả một vấn đề cần giải quyết, đặc biệt ở Việt Nam, tuy trên ghế nhà trường thầy cô giảng dạy các em là phải vứt rác vào thùng, không dẫm lên cỏ, không nói tục, chửi bậy. Nhưng thực tế thì chính các thầy cô lại khó mà có thể làm được điều này vì tâm lý đám đông, bầy đàn như bạn nói. Xã hôi luôn phản ánh chính bản chất của nó và quay lại nhìn chính bản thân mình, nếu làm điều ngược lại mà chỉ có một mình thì sẽ bị đám đông nhìn ánh mắt kỳ thị. TUy nhiên, việc giáo dục ở nước ngoài về đạo đức lại rất tốt, việc này phản ảnh qua việc họ tiếp xúc và cách học tập khoa học và rất hiện đại. Ở Việt Nam thì việc chú trọng đến kiến thức đã phần nào phai nhòa đi việc giáo dục đạo đức con người

     
    Báo quản trị |  
  • #512711   24/01/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Cái này thuộc về ý thức của mỗi người rồi, vì ai cũng được dạy dỗ, chỉ bảo làm những điều tốt chẳng hạn như: hãy xếp hàng khi đi tháng máy, không được vượt đèn đỏ, không vứt rác bừa bãi, chứ không ai lại đi nói cứ vút rác đi con, cứ chen đi trước đi cả. Nhưng dạy dỗ là một chuyện, còn sự tiếp thu và thực hiện lại thuộc về ý thức của mỗi người.

     
    Báo quản trị |  
  • #512718   24/01/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    thuytrangak viết:

    Cái này thuộc về ý thức của mỗi người rồi, vì ai cũng được dạy dỗ, chỉ bảo làm những điều tốt chẳng hạn như: hãy xếp hàng khi đi tháng máy, không được vượt đèn đỏ, không vứt rác bừa bãi, chứ không ai lại đi nói cứ vút rác đi con, cứ chen đi trước đi cả. Nhưng dạy dỗ là một chuyện, còn sự tiếp thu và thực hiện lại thuộc về ý thức của mỗi người.

    Đúng là ý thức quyết định hành động và phương thức, tuy nhiên để nói việc ý thức được điều đúng sai thì ai cũng được học được dạy cả nhưng thử hỏi trong một xã hội khi một cá nhân lên tiếng điều đúng nhưng ngược lại với tất cả mọi người thì cá nhân đó sẽ như thế nào? Liệu sau đó còn có ai dám đứng lên để nói ra điều đúng nữa không? Biết rằng việc ý thức cái đúng cái sai rõ ràng nhưng vẫn cố làm cái sai, chỉ vì không dám làm điều ngược lại!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #512726   24/01/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    DT_DA viết:

     

    thuytrangak viết:

     

    Cái này thuộc về ý thức của mỗi người rồi, vì ai cũng được dạy dỗ, chỉ bảo làm những điều tốt chẳng hạn như: hãy xếp hàng khi đi tháng máy, không được vượt đèn đỏ, không vứt rác bừa bãi, chứ không ai lại đi nói cứ vút rác đi con, cứ chen đi trước đi cả. Nhưng dạy dỗ là một chuyện, còn sự tiếp thu và thực hiện lại thuộc về ý thức của mỗi người.

     

     

    Đúng là ý thức quyết định hành động và phương thức, tuy nhiên để nói việc ý thức được điều đúng sai thì ai cũng được học được dạy cả nhưng thử hỏi trong một xã hội khi một cá nhân lên tiếng điều đúng nhưng ngược lại với tất cả mọi người thì cá nhân đó sẽ như thế nào? Liệu sau đó còn có ai dám đứng lên để nói ra điều đúng nữa không? Biết rằng việc ý thức cái đúng cái sai rõ ràng nhưng vẫn cố làm cái sai, chỉ vì không dám làm điều ngược lại!!!

    Đồng ý với bạn là giữa cái đúng và cái sai hầu như ai cũng ý thức được, nhưng không phải lúc nào cũng làm theo cái đúng. Đơn giản như biết hối lộ là sai nhưng vẫn làm vì muốn công việc của mình giải quyết nhanh, biết không được vứt rác bừa bãi nhưng vẫn vứt vì chỗ đó đã có người vứt rác rồi, mình vứt nữa cũng không sao. Ý thức không đi liền với hành động bởi yếu tố tác động từ bên ngoài

     
    Báo quản trị |  
  • #512725   24/01/2019

    freshmanyear270
    freshmanyear270

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    thuytrangak viết:

    Cái này thuộc về ý thức của mỗi người rồi, vì ai cũng được dạy dỗ, chỉ bảo làm những điều tốt chẳng hạn như: hãy xếp hàng khi đi tháng máy, không được vượt đèn đỏ, không vứt rác bừa bãi, chứ không ai lại đi nói cứ vút rác đi con, cứ chen đi trước đi cả. Nhưng dạy dỗ là một chuyện, còn sự tiếp thu và thực hiện lại thuộc về ý thức của mỗi người.

     

    Nói thật với bạn chứ trẻ con nó làm gì có cái gọi là "ý thức" như chúng ta hay nói, hay cái văn minh mà ngta nghe nhan nhản trên báo đài. Khi mới sinh ra và còn nhỏ thì con người hành động theo bản năng và bắt chước. Bọn trẻ nó thấy người lớn làm sao thì nó làm vậy. Mà chưa kể có người lớn hẳn hoi còn bị ảnh hưởng bởi xã hội đấy chứ. Làm sao nói dạy dỗ là một chuyện còn "ý thức" là một chuyện? Ý thức nó là cái gì? Nó chỉ là phản ánh thực tại khách quan mà thôi!

     
    Báo quản trị |  
  • #512716   24/01/2019

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Đây là vấn đề muôn thuở ở Việt Nam rồi, văn hóa xếp hàng luôn luôn được nhắc đến, đây là ý thức của mọi người, có thể nói việc chen ngang là bất lịch sự nhưng họ vẫn làm vì lợi ích cá nhân, ai cũng đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng thì đất nước khó mà phát triển được.

     
    Báo quản trị |  
  • #512734   24/01/2019

    Mình đồng tình với quan điểm của bạn. Hiện nay có rất nhiều người có lối sống vô ý thức, chay xe ngoài đường thì bấm còi inh ỏi đòi vượt lên xe trước. Còn khi đi mua vé hay đợi khám bệnh thì phải bon chen lên trước cho bằng được không cần biết thứ tự trước sau. Tuy nhiên, nhiều khi cũng cả nể người lớn nên nhiều người ít lên tiếng nhắc nhở mà chỉ lùi lại phía sau. Không biết khi nào ý thức dân mình mới nâng cao lên được.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #512744   24/01/2019

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Thật ra ở chỗ nào thì cũng có người này người kia. Không phải tất cả mọi người đều thiếu ý thức mà chỉ là một số thôi. Nếu đánh đồng hết thì không đúng lắm. Đúng là có những việc không tốt lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen, giống như cứ thấy đèn vàng là một số người lại vặn ga hết sức để phóng qua. Nhưng đó chỉ là một số người thiếu ý thức thôi, chứ đa số mọi người vẫn chấp hành.

     
    Báo quản trị |  
  • #512894   28/01/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Đúng là việc chúng ta được dạy phải làm những cái đúng, cái sai bỏ, dạy những điều hay và tránh những cái xấu nhưng trong xã hội này, khó mà có thể làm những cái hoàn toàn đúng và không làm cái sai. Thậm chí biết là sai nhưng vẫn làm, làm vì những lý do, mục đích của mỗi người, vì nó không có lợi cho mình thì sẽ không làm, tâm lý đám đông và a dua là những cái ở Việt Nam luôn sẵn có. Để thay đổi quan điểm và hành động của từng cá nhân thì việc đầu tiên chính là giáo dục lại chính bản thân và lấy nó làm thứ để dạy lại chính con cái của chính mình, nếu sự ý thức này được lan rộng thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #513053   29/01/2019

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Cùng là con người trong xã hội, nhưng mình thấy có rất nhiều người hung dữ, sống rất ích kỷ và chỉ nghĩ cho lợi ích cá nhân. Những người như vậy có thể vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến người khác, hoặc đơn giản chỉ ỷ lớn hơn, chức cao hơn là ức hiếp người dưới. 

     
    Báo quản trị |  
  • #513061   29/01/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo quan điểm của cá nhân thì những hành vi như bấm còi xe inh ỏi, không xếp hàng khi mua một thứ gì hay chờ đợi một điều gì đã in sâu vào trong tâm trí người Việt Nam mình rồi. Hầu như đa số mọi người đều như vậy. Mình nghĩ điều này xảy ra phổ biến như vậy là do mọi người bắt chước theo người khác, vì vậy để khắc phục những hành vi này thì cần phải có thời gian và bản thân mỗi người trong chúng ta cần phải tự ý thức về hành động của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #513071   29/01/2019

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Khi mà cái suy nghĩ "đó là chuyện người ta, mình quan tâm làm gì, nói có khi còn mang họa vào thân" còn thấm trong máu người Việt Nam thì ý thức chung sẽ chẳng thể nào thay đổi được. Không giống như nhiều nước khác, khi họ thấy những hành vi sai trái thì sẵn sàng mắng mỏ gay gắt người làm sai thì Việt Nam lại nghĩ khác "Họ làm vậy được thì mình cũng làm được" tức là họ vứt rác bừa bãi mình cũng vứt, họ vượt đèn đỏ mình cũng vượt, họ chen mình cũng chen... Cũng có thể có một số người có ý thức nhưng mình tin rằng bạn đó cũng không thể ý thức như người nước ngoài được vì đơn giản ý thức đại đa số người Việt Nam là chưa tốt và khi bạn là thiểu số thì chắc chắn bạn sẽ thua và phải chấp nhận phục tùng số đông.

     
    Báo quản trị |  
  • #513140   30/01/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Thật ra thì ở VN tình trạng bắt nạt đã là khá ít rồi, so với một số quốc gia khác như Hàn Quốc tỷ lệ bắt nạt của họ rất cao đặc biệt là lứa tuổi học sinh và đối với những người ngoại quốc, nhất là đối tượng là người Đông Nam Á. Những trường hợp này vô cùng đáng lên án đối với một quốc gia phát triển như họ.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #513146   30/01/2019

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Người Việt Nam thường dạy con mình làm điều đúng đắn, tránh xa điều xấu nhưng không dạy con trre cách tiếp xúc với điều xấu và lên tiếng đối với những điều xấu đó. Mà cuộc đời thì có khi nào mà chỉ gặp những điều đúng đắn, phải tiếp xúc và đôi lúc tiếp nhận cả những điều xấu, đồng thời phải lên tiếng để bảo vệ những điều đúng đắn.

     
    Báo quản trị |  
  • #513175   30/01/2019

    coikt
    coikt

    Sơ sinh


    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Mình thấy thiếu ý thức nhất chính là dừng đèn đỏ khi tham gia giao thông. Đặc biệt là những chỗ đèn đỏ mỗi khi đứng đèn đỏ mà người đứng sau muốn cua qua phải là bóp còi inh ỏi để đi lên mặc dù chỗ đó không cho xe rẽ phải khi có đèn đò. Nhưng mà đang đứng bị bóp còi như vậy thì những người đứng trước như phản xạ là chạy lên trước để cho họ đi qua vô tình là tình trạng như là thông lệ cứ đèn đỏ là được cua phải. Mình bị 1 lần và mình đứng đúng đèn đỏ và mình không nhường cho người sau lên để cua phải thế là bị người ta chửi là đứng chắn đường không cho họ đi

    Cập nhật bởi coikt ngày 30/01/2019 07:14:46 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #513194   30/01/2019

    Theo quan điểm của mình thì những vấn đề mà bạn nêu nó chả có gì là xa lạ với chúng ta cả. Đặc biệt là vấn đề về ý thức. Ai cũng vì lợi ích của bản thân mà không cần quan tâm đến suy nghĩ của người khác. Nhiều khi cũng muốn lên tiếng để góp ý nhưng đa phần toàn là những người luống tuổi nên..... đành thôi, chỉ hy vọng vào thế hệ trẻ có suy nghĩ tiến bộ và văn minh hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #513298   31/01/2019

    freshmanyear270
    freshmanyear270

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 13 lần


    baotoan2703 viết:

    Theo quan điểm của mình thì những vấn đề mà bạn nêu nó chả có gì là xa lạ với chúng ta cả. Đặc biệt là vấn đề về ý thức. Ai cũng vì lợi ích của bản thân mà không cần quan tâm đến suy nghĩ của người khác. Nhiều khi cũng muốn lên tiếng để góp ý nhưng đa phần toàn là những người luống tuổi nên..... đành thôi, chỉ hy vọng vào thế hệ trẻ có suy nghĩ tiến bộ và văn minh hơn.

     

    Vấn đề ở đây không phải bạn í muốn viết cái gì đó "xa lạ". Vấn đề là bạn ấy đang đánh tiếng, cho những ai vì cuộc sống vội vã quá mà "quên" đi câu chuyện ý thức này thì sẽ chực tỉnh lại. Mình cũng biết chuyện này đã chẳng còn lạ lẫm gì với người ta, nhưng mà nếu không lạ lẫm thì bạn nhìn ra xem có ai làm không? 

    Ý thức như đứa trẻ con thì ngày ngày phải nhắc nhở, ngày ngày lặp lại trật tự như kiểu ám thị ấy thì họa may nó ra hồn. Chứ cứ quan niệm "Ui chuyện ấy ai chả biết?", "Nghe làm gì, nói hoài nói mãi". Đấy, không phải mình chủ thớt mà ngoài đường khẩu hiệu băng rôn nhan nhản ra, có ai chấp hành đâu. May là nói nhiều thế mà còn chưa được gì chứ còn không ai thèm nói thì ... 

     
    Báo quản trị |  
  • #513411   31/01/2019

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Mình thấy hình như các bạn hơi tiêu cực quá, hay là thật sự những gì diễn ra xung quanh các bạn khác với những gì diễn ra xung quanh mình nhỉ?

    Vì thực tế, ngoài việc bóp còi bắt nạt (cái này gặp quài), thì mình thấy văn hoá xếp hàng đang dần hình thành đấy thôi. từ những mini stop, siêu thị, quán ăn ,... Chưa tính các bạn, kể cả người bán họ cũng đã chủ động phục vụ cho người đến trước rồi mà.

    Thực sự thì thế hệ từ chúng ta không tệ đến vậy đâu. Đơn giản là báo chí, thông tin mạng chỉ thích đưa những tấm gương xấu lên để mang tính nhắc nhở, nhưng điều này làm vô tình khiến chúng ta chỉ thấy những tấm gương xấu mà không có cái nhìn tổng quan về những trường hợp tốt còn nhan nhản thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #516249   31/03/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Ngay từ nhỏ trẻ em đã được học về "sự bắt nạt" ở trong quy định lớp học, trường, và cả ở gia đình, xã hội. Cả trong 5 điều bác Hồ dạy nữa. Chứng tỏ pháp luật đã chú ý việc nuôi dưỡng ý thức của con người từ khi hành thành tính cách. Nhưng cuộc sống đưa đẩy nên tính cách mới méo mó không thành ;))

     
    Báo quản trị |