Bắt nạt – sự ý thức

Chủ đề   RSS   
  • #512671 23/01/2019

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Bắt nạt – sự ý thức

    Hiện nay, việc bạn ra đường thấy một chiếc xe đi rất nguy hiểm trong thành phố, tài xế bấm còi inh ỏi bắt mọi người tránh đường là chuyện khá bình thường. Xe này dùng còi gần như là liên tục và rất to tiếng để bắt những xe nhỏ và xe đạp của tôi tránh đường. Nó đi rất nguy hiểm và rất nhanh, gần như tông vào xe của mọi người. Điều này có thể bị phạt vì tội lạng lách đánh võng, điều khiển phương tiện với tốc dộ cao trong khu đông dân cư theo Bộ luật Hình sự. Còi xe chỉ để dùng để báo cho người ta biết có điều gì nguy hiểm, phải tránh nhanh, không phải dùng để bắt nạt người khác. Nếu tài xế lạm dụng còi xe hoài sẽ không còn ý nghĩa đến khi mình cần dùng còi thực sự trong tình thế cấp bách, mọi người sẽ kệ vì vẫn nghĩ anh ta bắt nạt. Rồi một người qua đời.

    Thường thì văn hóa là khi thấy ai làm điều gì xấu thì sẽ nói liền. Thấy cái gì không đúng thì sẽ nói thôi. Và nó luôn có ảnh hưởng tốt. Bởi nếu không nói gì họ sẽ cứ làm điều xấu, cứ kệ mọi người. Không ai phản ứng, rồi một ngày, một chiếc xe chen ngang sẽ gây nên bao nhiêu tai nạn. Tuy nhiên thì không phải ai cũng quan tâm đến nó, họ còn nhìn mình với ánh mắt kỳ lạ vì hầu như ai cũng vậy, khi mình làm đúng trong rất nhiều cái sai thì mình là người kỳ quặc

    Vậy mà ở Việt Nam, thấy người ta làm điều gì xấu: vượt đèn đỏ, không xếp hàng, chen ngang, tham nhũng… thường hay im lặng. Như đi xe ôm, người lái xe vượt đèn đỏ, không ai nói gì. Nhưng mọi người biết gần như chắc chắn một người phương tây mới đến Việt Nam sẽ mắng ngay ông lái xe đó.

    Như nguyên tắc xếp hàng khi mua vé hay lúc xếp hàng ở chỗ an ninh sân bay, mọi người cứ cố chen ngang qua mặt mình và người khác, đến khi mọi người phải nói: “Bạn xếp hàng đi, tôi ở đây trước mà”. Rồi người đó lùi lại nhưng mặt rất nhăn nhó, mọi người xung quanh bị khó chịu theo.

    Tiếp viên thường gọi mọi người chuẩn bị lên máy bay trước 10-15 phút. Ngay lập tức mọi người đứng lên rất là nhanh để xếp hàng, rồi chen ngang nhau và đứng đợi cả chục phút. Mình không hiểu vì sao họ phải vội vã thế, máy bay vẫn ở đó đợi họ mà.

    Không xếp hàng là điều người nước ngoài khó chịu nhất khi ở Việt Nam. Sự thiếu văn hóa xếp hàng một cách văn minh gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, từ việc đi ngoài đường, lái xe, đi thang cuốn và thang máy, làm việc, giao lưu và chơi đẹp trong thể thao hay cuộc sống bình thường, cho đến cam kết không phá hợp đồng trong làm ăn… Tất cả đều cần trật tự.

    Học sinh phương Tây được học xếp hàng ngay từ nhỏ. Học sinh lớp một, hai, ba được học một bài hát ở trường: “Butter butter peanut butter!”. Từ “butter” có hai ý nghĩa, một là bơ, thứ hai là người chen ngang. Ai vi phạm sẽ bị mọi người kêu “butter butter peanut butter!” và sẽ cảm thấy cực xấu hổ. Nó là một trong những bài hát giúp “lập trình” một xã hội có ý thức.

    Ở Nhật Bản cũng dùng việc “làm xấu hổ” để lập trình một xã hội tốt.  Việc bỏ tất cả các loại rác đồ ăn, đồ nhựa lẫn với nhau sẽ bị lên án. Người dân thấy sẽ phân loại nó ra và báo cáo cho công ty. Người vi phạm sẽ bị “làm xấu hổ” nhưng sau đó luôn chú ý phân loại rác đúng cách và bỏ nó gọn gàng, tham gia xã hội của họ trơn tru hơn, “mượt mà” hơn. Ngoài ra, việc dùng điện thoại trong xe buýt cũng hạn chế vì không được nói trên điện thoại trong xe vì nó phiền mọi người.

    Mình nghĩ rằng mọi người đều nên bỏ lối suy nghĩ là phớt lờ, mặc kệ những điều xấu và giả vờ mình không thấy nó. Nó không giúp ai thay đổi. Nó tạo ra một cái ao tù, không được lưu thông, trì trệ và nâu bẩn.

    Hơn nữa, sau một thời gian quên đi thói quen nhắc nhở những điều sai, mọi người trở nên lười thay đổi. Việc viết mail phản hồi hay ghi chú phản hồi ý kiến khách hàng cho một công ty phản ánh rằng cách làm việc của họ chưa tốt, nguy hiểm, hay bất lịch sự thì họ sẽ cố gắng xử lý vấn đề đó và gửi thư xin lỗi tôi. Điều đó giúp công ty phát triển và giúp cả bản thân tôi nữa, nhưng việc này chỉ có ở nước ngoài, còn ở Việt Nam thì điều này gần như là không có hoặc bị phớt lờ đi.

    Còn cách của người Việt Nam là “để trong bụng” khi thấy mọi người đang bước lên đầu nhau để tiến lên phía trước. Không nói gì cả khi thấy ai đó sai  không phải là một phẩm chất tốt.

    Tâm lý học có khái niệm “ảnh hưởng xã hội”, chỉ việc cá nhân bị bắt chước theo hành vi của nhóm mà quên mất việc đó có đúng và có logic hay không. Họ làm ví dụ, vài người giả đứng lên trong một văn phòng có ghế sofa. Những người khác đi vào cũng không dám ngồi xuống ghế, cứ đứng theo số đông.

    Nếu tiếp tục không ai nói gì, sẽ không có gì thay đổi. Phát triển là phép cộng của phản hồi và thay đổi. Như Albert Einstein đã nói: Thế giới này nguy hiểm không phải vì người ta làm những điều ác, mà vì những người thấy nó đã không làm gì.

    Cập nhật bởi DT_DA ngày 23/01/2019 01:04:39 CH
     
    8776 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    freshmanyear270 (23/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #568423   27/02/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Đồng ý với tác giả trong bài viết trên. Mình thấy khi thấy ai làm điều xấu thì sẽ bị chỉ ra, tuy nhiên, ở việt nam lại khác. Thấy người khác bị móc túi thì lại im lặng vì sợ nhiều chuyện. Rồi chuyện xếp hàng nữa, thực sự mình cảm thấy văn hóa ở Việt Nam mọi người không chấp hành.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #568558   28/02/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Bắt nạt từ anh em trong gia đình, đến bạn bè ở trường học, đến đồng nghiệp ở công ty, rộng hơn là người dưng với người dưng ở ngoài xã hội. Ở mối quan hệ xã hội nào cũng có kẻ mạnh kẻ yếu thế. Chừng nào còn cái đó thì vẫn còn bắt nạt, dù ko nhiều thì vẫn có ít. Không thể hết triệt để được

     
    Báo quản trị |  
  • #569632   30/03/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Đồng ý với tác giả trong bài viết trên. Mình thấy khi thấy ai làm điều xấu thì sẽ bị chỉ ra, tuy nhiên, ở việt nam lại khác. Thấy người khác bị móc túi thì lại im lặng vì sợ nhiều chuyện. Rồi chuyện xếp hàng nữa, thực sự mình cảm thấy văn hóa ở Việt Nam mọi người không chấp hành.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #570622   24/04/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Bắt nạt là một hành vi hãm hại có ý đồ và được lặp đi lặp lại nhằm tổn thương người khác. Chúng xảy ra ở bất cứ môi trường nào mà nhiều người có thể vào xem, tham gia, những nội dung tiêu cực, giả trá, hay độc ác về người khác nhằm vào việc làm cho đối tượng cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã, hay đau khổ.  Vì vậy có thể ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người bị bắt nạt.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #583479   30/04/2022

    Bắt nạt – sự ý thức

    Theo quan điểm của mình, vấn đề trên thuộc phần lớn về ý thức và cách giáo dục từ nhỏ của bản thân mỗi người. Mỗi người có ý thức tốt, chịu tiếp thu thì mọi thứ sẽ được cải thiện dần dần. Một người làm tốt, hai người làm, thì sẽ dần dần có người làm theo, còn để thay đổi ngày một ngày 2 thì cũng khó thực hiện.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #583492   30/04/2022

    Bắt nạt – sự ý thức

    Cám ơn bài viết của bạn! Sự ảnh hưởng của xã hội có tác động lớn đến nhận thức mỗi người. Vì vậy các buổi tuyên truyền hay buổi hay định hướng rất quan trọng. Bởi qua những buổi này chúng ta sẽ nhận được những tri thức đúng từ người tuyên truyền đúng đắn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #585252   12/06/2022

    Bắt nạt – sự ý thức

    Bài viết của bạn thực sự rất hay. Vấn đề này hiện nay đã xảy ra rất nhiều và thường xuyên, âu cũng là do ý thức của con người thôi bạn nhỉ.

     
    Báo quản trị |  
  • #585285   12/06/2022

    nhatvy05021999
    nhatvy05021999

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/09/2019
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Bắt nạt – sự ý thức

    Cảm ơn bài viết của bạn, những vấn đề này thuộc về ý thức, có rất nhiều người vô ý thức trong xã hội và thường bản thân mình cảm thấy rất khó chịu nhưng thật sự không dám lên tiếng vì sợ có vấn đề xảy ra, thường những người vô ý thức rất hung dữ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585294   13/06/2022

    trinh16399
    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    Bắt nạt – sự ý thức

    Cảm ơn vì bài viết hữu ích của bạn. Văn hoá là thứ nói lên tính cách, nhân phẩm của một con người. Đi xe tăng tốc độ vì sợ chuyển sang đèn đỏ hay chen hàng là việc mà nhiều người xem là nhỏ nhoi, ai cũng vậy mình cũng thế thì có làm sao nhưng nó sẽ bị đánh giá nhân phẩm một cách lặng lẽ qua suy nghĩ hay ánh mắt của những người xung quanh.

     
    Báo quản trị |  
  • #585422   18/06/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Bắt nạt – sự ý thức

    Có những nguyên tắc cứ nghĩ là hiển nhiên mọi người đều làm vậy, nhưng có một số người cá biệt làm khác nhưng không bị ai ý kiến gì thì họ lại nghĩ họ đúng. Ví dụ điển hình là việc dừng đèn đỏ, đèn đỏ thì còn mà người ngoài sau đã bóp còi inh ỏi, không hiểu họ muốn gì lúc đó. 
     
     
    Báo quản trị |  
  • #586442   28/06/2022

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Bắt nạt – sự ý thức

    Ý thức của con người được đề cao, nhưng ở một số người lại không có ý thức mặc dù họ cũng được giáo dục, học hành. Văn hóa của một nước được xem là tốt khi ý thức của người dân là tốt. Từ trước tới nay, việc xếp hàng của người Việt cũng được kiểm soát hơn, nhưng vẫn có một số trường hợp vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng chen lấn, khi được nhắc nhở thì quát tháo. Ý thức thật sự quá kém

     

     
    Báo quản trị |  
  • #586896   30/06/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Bắt nạt – sự ý thức

    Dù xã hội có phát triển như thế nào đi chăng nữa thì sự cạnh tranh, tính hơn thua là không tránh khỏi. Quan điểm của mình là để tồn tại được trong cuộc sống đó chúng ta cần phải có kỹ năng thích nghi thật thuần thục. Thích nghi trong mọi môi trường, thích nghi trong mọi hoàn cảnh, thích nghi với mọi công việc,... Chỉ có như vậy, chúng ta mới dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống được.

     
    Báo quản trị |  
  • #586951   30/06/2022

    yennhi.1
    yennhi.1

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:20/06/2022
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Bắt nạt – sự ý thức

    Thường nơi nào có để bảng cấm đổ rác thì chỗ đó sẽ thành bãi rác. Ý thức mọi người còn kém về bảo vệ môi trường hay là lịch sự xếp hàng khi đi thang máy hay đợi để mua một món hàng. Chúng ta cần phải rèn luyện thế hệ mới này về ý thức nhiều hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587248   01/07/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Theo mình thì những điều xấu như bấm còi inh ỏi, chen ngang hay xả rác cần phải được lên án và phản đối, mình không nên thờ ơ, phớt lờ cái sai cái xấu như vậy vì lâu dài mình sẽ trở nên bị lệch lạc và "vô cảm" trước điều sai. Ngoài ra thì phụ huynh cùng nhà trường cũng nên chung tay dạy dỗ uốn nắn trẻ em từ thuở nhỏ về những điều đúng điều sai để thế hệ sau này có ý thức rõ ràng hơn, biết làm điều đúng chứ không phải ngó lơ để đó và hy vọng cái xấu sẽ tự mất đi

     
    Báo quản trị |