Nội dung dành cho trẻ em đang là một trong hai xu hướng thu hút lượng lớn người làm nội dung trên YouTube (gọi chung là YouTuber) tại Việt Nam. Với những kênh có lượng subscriber (người dùng đăng ký theo dõi) lớn, số tiền ước tính thu được từ YouTube hàng tháng lên tới hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến lo ngại từ phía các bậc phụ huynh và các chuyên gia giáo dục về việc kiểm soát nội dung trên các kênh này, khi mục đích thực chất của các YouTuber này là kinh doanh, kiếm tiền chứ không phải là giáo dục, phát triển nhân cách cho trẻ.
Dưới góc độ một chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Vũ Thu Hương - Khoa giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội - cho rằng trẻ em thời nay thực sự khổ khi đứng trước cơn bão mang tên kinh doanh, mà việc đăng tải những nội dung được coi là dành cho trẻ em nhưng không mang tính chất giáo dục là biểu hiện rõ ràng nhất.
Tại Khoản 14 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 thì cấm những “ Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.”
Những quảng cáo có nội dung rùng rợn, kích động bạo lực, khiêu dâm, trái đạo đức, vi phạm chủ quyền, kích động tự tử, sử dụng ma túy, ngược đãi phụ nữ và trẻ em... Với các trò chơi chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, chưa thông báo cung cấp dịch vụ thì không được quyền quảng cáo.
Tuy nhiên, theo mình thấy rằng các quy định như trên thật quá chung chung và không thể nào xác định một cách rõ ràng ! Thế nào là quảng cáo “tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái đạo đức, thuần phong mỹ thuật” điều này thực sự sẽ tạo nên rất nhiều cách hiểu, cách áp dụng luật khác nhau của các cơ quan chức năng!
Điều 11 Luật quảng cáo quy định về việc xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo, nhưng đối với hình thức quảng cáo trực tuyến thì việc xử lý rất nan giải.
Những trang mạng có đăng ký đã khó giám sát, với những trang mạng không đăng ký thì việc giám sát càng khó khăn. Quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm trong hoạt động quảng cáo còn chưa rõ ràng, các quy định thiên về định tính hơn là định lượng. Điều này dẫn đến khó khăn trong cách hiểu và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện việc quảng cáo và cả cơ quan quản lý nhà nước.
Làm thế nào để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất trước sự bùng nổ công nghệ thông tin đến những người trưởng thành còn bị lôi kéo đến “không dời” thì những trẻ em không có sự nhật thức được cái nào phù hợp, cái nào không phù hợp…sẽ ra sao khi những văn hóa phẩm đối trụy được "những trang giấy trắng" viết nên, khắc ghi vào nhận thức.Đổi luật, giáo dục…phương pháp nào sẽ nên được áp dụng?