Riêng vấn đề này em lại có ý kiến hơi khác. Em cho rằng việc cân bằng lợi ích ở đây là tương đối. Cổ đông lớn thì nhiều quyền, cổ đông nhỏ thì ít quyền là chuyện đương nhiên.
Cổ đông nhỏ họ có lợi thế rất lớn là có thể bán CP, rút khỏi công ty dễ dàng bất cứ lúc nào. Em nhớ có lần PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đã gọi đây là "quyền bỏ phiếu bằng chân"
. Nên em nghĩ để bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số thì quan trọng là phải minh bạch tài chính để họ biết liệu để còn "chạy" lúc thấy cần.
Còn trong quá trình hoạt động kinh doanh, cổ đông lớn là người có số vốn góp lớn hơn trong công ty, nên rủi ro họ phải gánh chịu trong trường hợp công ty bị thua lỗ cũng lớn hơn. Như vậy không có lý gì họ lại làm những việc đi ngược lại với lợi ích của công ty (cũng là lợi ích của chính họ). Chỉ trừ trường hợp họ quyết định những giao dịch có hại cho công ty, nhưng lại có lợi cho riêng mình. (Vd: giao dịch với người thân, với bản thân mình...).
Trường hợp này thì lại vẫn quay về yêu cầu cần minh bạch thông tin và tài chính. Nên em cho rằng, việc quan trọng là pháp luật tăng cường yêu cầu minh bạch tài chính và thông tin.
@anh Kiên: Em nghĩ việc quy định số cổ phần tối đa 1 cổ đông được nắm gữ sẽ rất khó, vì việc tự do chuyển nhượng cổ phần là quyền rất quan trọng của cổ đông. Với người đã có số Cp lớn trong tay mà bắt họ chuyển nhượng đi khi họ không muốn thì không được, với người có tỷ lệ CP nhỏ muốn mua thêm mà bắt người khác không được chuyển nhượng cho họ cũng không được. Vì nó không đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi giao kết hợp đồng.