Bàn giao công trình phải xuất hóa đơn giá trị theo HĐKT ?

Chủ đề   RSS   
  • #65448 26/10/2010

    TUYENTV

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bàn giao công trình phải xuất hóa đơn giá trị theo HĐKT ?

    Mình công tác ở cty xây dựng. Các công trình đều được xuất hóa đơn theo khối lượng thực hiện có xác nhận của A,B. Tại thời điểm cuối giai đoạn thi công, sau khi bàn giao xong thì cty mình và chủ đầu tư mới tiến hành tính khối lượng thực hiện.

    Do chưa có khối lượng và xác nhận của 2 bên nên kế toán không có căn cứ để xuất hóa đơn. Nhưng khi quyết toán thuế thì họ nói : "nếu công trình đã bàn giao và chưa có khối lượng cuối cùng thì đơn vị xuất hóa đơn theo giá trị hợp đồng thi công khi nào có quyết toán cuối cùng thì điều chỉnh lại", họ nói vậy đúng không và văn bản qui định như vậy?

    Một số hóa đơn vật tư của các công trình về sau ngày nghiệm thu khoảng 03 tháng, đây là chi phí thực tế của công trình, nhưng do yếu tố công trình ở xa, và việc mình thanh toán chậm nên bán xuất hóa trễ so với ngày thực mua. Vây chi phí này cơ quan thuế có gạt ra không và để bảo vệ chi phí này mình cần những chứng từ gì để chứng minh cho họ thấy.

    Mong sớm nhận được hướng giải quyết vấn đề từ mọi người. Cảm ơn nhiều
     
    9441 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65482   26/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Theo qui định tại ND 124/2008/NĐ-CP và TT 130/2008/TT-BTC về thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu trong kỳ của hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu.

    Tuy nhiên do thời hạn nghiệm thu khối lượng có thể kéo dài, nên để đảm bảo tính kịp thời kế toán hoàn toàn có thể dựa trên những ước tính kế toán để tạm ghi doanh thu và nộp thuế, miễn là phương pháp ước tính kế toán đó là đáng tin cậy và có cơ sở (không nhất thiết phải sử dụng giá trị ghi trên hợp đồng xây dựng).


    Nếu công ty bạn lấy lý do chưa nghiệm thu để từ chối ghi nhận doanh thu trong kỳ (mà để ghi nhận vào kỳ sau, sau khi đã được nghiệm thu) là không đúng cả về mặt kế toán và thuế (vì bản chất khối lượng công việc đó đã được hoàn tất chỉ còn vấn đề thủ tục để xác định chính xác giá trị thôi). Bạn chỉ được quyền không ghi nhận doanh thu khi có bằng chứng chắc chắn rằng bên chủ đầu tư sẽ không thanh toán khối lượng đã hoàn thành đó. Vì vậy 
    được nghiệm thu ở đây được hiểu là khối lượng xây dựng đã hoàn thành và có cơ sở tin cậy là bên chủ đầu tư sẽ thanh toán, chứ không phải hiểu là sau khi khối lượng được nghiệm thu. 

    Còn đối với vấn đề thứ hai liên quan đến chi phí thì theo qui định về quản lý hóa đơn tại ND 51/2010/NDCP thì:


    "Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.

    Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từn hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng"

    Vì vậy tốt hơn hết là công ty bạn nên yêu cầu nhà cung cấp phát hành hóa đơn đúng theo như qui định để tránh việc cơ quan thuế làm khó sau này. (Dĩ nhiên cơ quan thuế cũng hiểu vấn đề này trên thực tế, nhưng để tránh nhũng nhiễu nên xuất hóa đơn cho phù hợp thời gian thì tốt hơn. Sau này khỏi phải lấy quyết toán ra để giải trình từng khoản mục khối lượng, vật tư đầu vào tương ứng với hóa đơn này, hóa đơn kia).


    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |