Bản đồ 299 có còn hiệu lực không?

Chủ đề   RSS   
  • #523649 23/07/2019

    Anhtai0403

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Bản đồ 299 có còn hiệu lực không?

    Luật sư cho em hỏi: bố mẹ em có tranh chấp với hàng xóm cái ao mà lên xã xem trích lục theo bản đồ 299 thì thuộc sở hữu của bố mẹ em. Như vậy bố mẹ em có đòi lại được phần ao đó không?

     
    14249 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Anhtai0403 vì bài viết hữu ích
    phapchemb (30/03/2021) bhphuhung (24/07/2019) ThanhLongLS (24/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #523652   23/07/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Bản đồ 299 được lập ra dựa trên chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng  Chính phủ ngày 10 tháng 11 năm 1980 về “Công tác đo đạc, phân hàng và đăng ký ruộng đất trong cả nước”.

    Các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện việc đăng ký ruộng đất theo Bản đồ 299/TTg là một trong các căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người đang sử dụng đất đó không phải nộp tiền sử dụng đất. Quy định cụ thể tại Điều 100 Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CPNghị định 01/2017/NĐ-CP:

    Điều 100. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    ...

    g- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của chính phủ.

    Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 16, Khoản 17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:

    Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của chính phủ gồm:

    2. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:

    a- Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;

    b- Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

    c- Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại điểm a và b khoản này.

    Trường hợp trong đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất có sự khác nhau giữa thời điểm làm đơn và thời điểm xác nhận thì thời điểm xác lập đơn được tính theo thời điểm sớm nhất ghi trong đơn;

    d- Giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất;

    đ- Giấy tờ về việc kê khai đăng ký nhà cửa được Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà ở;

    e- Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sĩ làm nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo chỉ thị số 282/CT_QP ngày 11 tháng 7 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng mà việc giao đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất làm nhà ở của cán bộ, chiến sĩ trong quy hoạch đất quốc phòng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Để biết được gia đình mình có đòi lại được mảnh đất đó hay không? Thì những căn cứ gia đình đưa ra phải thật sự là xác đáng và đúng quy định của pháp luật. Và vấn đề mấu chốt ở đây, gia đình bạn phải chứng minh được mảnh đất đó có quyền sử dụng đất mang tên bố mẹ bạn đang đứng tên trên quyền sử dụng mảnh đất đó. Theo Khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định: Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có GCN hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ như sau:

    Thứ nhất, chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra, như biên lai thu thuế đất, giấy tờ thuê mướn nhân công đào đất, giấy tờ chứng minh quá trình khai thác hưởng hoa lợi từ đất, người làm chứng… (nếu có). 

    Thứ hai, thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp thông qua việc cơ quan có thẩm quyền đo đạc, thẩm định tại chỗ, vẽ sơ đồ thửa đất, diện tích đất tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương (áp dụng đối với nơi chia đất theo nhân khẩu).  

    Thứ ba, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Thứ tư, chính sách ưu đãi người có công, bởi Nhà nước có quyền giao đất, công nhận QSDĐ.

    Thứ năm, quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

    Ngoài những chứng cứ nêu trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn có thể căn cứ vào kết quả xác minh thực tế, biên bản hòa giải của xã, ấp, lời khai của các đương sự, giấy tờ giao dịch liên quan đến QSDĐ tự lập của các bên, khả năng sử dụng đất của các bên, kết quả giám định…

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/07/2019) vocaoduc (24/11/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.