Chào Haimi!
Thứ nhất, nhận xét tính hợp pháp của các thỏa thuận giữa các thành viên công ty CP X
- Thoản thuận góp vốn điều lệ công ty
+ Bà A góp nhà ở và quyền sử dụng đất: về tài sản góp vốn (nhà ở và quyền SD đất) là hợp lý, nhưng việc thỏa thuận định giá tài sản cao hơn so với giá thực tế là chưa đúng.
+ Ông C góp vốn bằng giấy chứng nhận góp vốn vào CTCP Z: về tài sản góp vốn (giấy chứng nhận góp vốn vào CT Z) là hợp lý khi ông C có quyền chuyển nhượng và không bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong CTCP Z theo quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng/hạn chế chuyển nhượng cổ phần của CTCP (điểm d khỏa 1 Điều 110, khoản 3 Điều 119, khoản 1 Điều 136 LDN 2014). Việc thỏa thuận định giá cổ phần chuyển nhượng cao hơn giá trị thực tế là chưa đúng.
--> Tại khoản 5 Điều 17 LDN 2014 quy định về các hành vi bị cấm như sau::
"5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị."
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:
"1. Tài sản góp vốn không phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế."
Như vậy, tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn nên các thành viên sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
+ Ông B góp 1 tỷ: về tài sản góp vốn (tiền mặt) là hợp lý, việc thỏa thuận để ông góp 500 triệu còn lại trong 02 tháng kể từ khi doanh nghiệp thành lập là đúng với quy định của pháp luật.
--> Pháp luật chỉ quy định Doanh nghiệp không được góp vốn bằng tiền mặt (khoản 1 Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt; Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn NĐ 222), nên ông B là cá nhân vẫn có thể góp vốn bằng tiền mặt.
Tại khoản 2 Điều 48 LDN 2014 quy định:
"2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp."
Vậy, LDN quy định hạn góp vốn điều lệ kể từ khi thành lập doanh nghiệp là 90 ngày, ở đây các thành viên thỏa thuận 02 tháng (60 ngày) là đúng quy định pháp luật.
==> Việc đăng ký vốn điều lệ là 5 tỷ, nhưng thực tế vốn điều lệ các thành viên góp cao hơn với mức cam kết góp. Theo các quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 155/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, thì không có quy định xử phạt các doanh nghiệp có vốn thực góp cao hơn vốn cam kết góp. Pháp luật hiện hành chỉ có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vốn thực góp thấp hơn vốn cam kết góp như tại Điều 23 của Nghị định số 155/2013/NĐ-CP
Tuy nhiên, Công ty X vẫn cần tiến hành thủ tục để tăng vốn điều lệ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
- Thỏa thuận: Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về bầu thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát phải được số cổ đông đại diện ít nất 85% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông.
Tại khoản 1, 3 Điều 144 LDN 2014 quy định:
"1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty."
Vậy, LDN 2014 quy định không bắt buộc phải bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát theo phương thức bầu dồn phiếu mà cho phép bầu bằng phương thức khác và phải quy định tại Điều lệ công ty. Tức là nếu Điều lệ công ty X có quy định như các thành viên công ty X đã thỏa thuận, thì việc biểu quyết thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát sẽ tiến hành theo Điều lệ công ty, và việc thỏa thuận tỷ lệ 85% là đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 144 LDN.
(Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân Nina, việc quy định bầu dồn phiếu là để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư nhỏ và nhóm cổ đông thiểu số. Nếu muốn công ty hoạt động sòng phẳng, bài bản thì nên duy trì phương thức bầu dồn phiếu.)
- Thỏa thuận: Trong thời gian công ty chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mọi quan hệ chuyển nhượng vốn góp chỉ hợp pháp khi được Hội đồng quản trị phê chuẩn.
Tại khoản 1, 3, 4 Điều 126 LDN 2014 quy định:
"1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự."
Vậy theo quy định tại khoản 3, 4, không cần sự đồng ý của Hội đồng quản trị, việc chuyển nhượng cổ phần vẫn diễn ra theo quy định của pháp luật, cụ thê là Bộ luật dân sự 2015.
Các thành viên có quyền thỏa thuận về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong Điều lệ công ty là đúng với quy định tại khoản 1 Điều 126 LDN. Tuy nhiên nội dung thỏa thuận như vậy là chưa hợp lý, vì trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 126 không cần HĐQT phê chuẩn mà vẫn hợp pháp.
Thứ hai, Hợp đồng kí kết giữa công ty X do ông B đại diện kí kết với công ty cổ phần Y có hiệu lực không khi bị bà A và ông C phản đối?
Tại điểm c khoản 1 Điều 162 LDN 2014 quy định:
"1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này."
Từ đó dẫn chiếu tới khoản 2 Điều 159 như sau:
"2. Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ;"
Trong công ty Y, ông B sở hữu 10% cổ phần, nên công ty Y thuộc doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 159, từ đó cũng thuộc doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản Điều 162. Vậy nên, Hợp đồng mua bán xe giữa ông B và công ty Y phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. Do ông C và bà A biết và phản đối nên Hợp đồng mua bán xe này vô hiệu.
Tại khoản 4 Điều 162 LDN 2015 quy định:
"4. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, gây thiệt hại cho công ty; người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó."
Cập nhật bởi Nina35 ngày 29/06/2020 08:47:25 SA
Lỗi chính tả