Bài tập Luật Doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #440654 06/11/2016

    Bài tập Luật Doanh nghiệp

    xin chào luật sư!!

    em lá sinh viên, em có 1 bài tập nhỏ mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư và các anh chị . câu hỏi là: phân biệt vị trí , vai trò và quy chế pháp lý của trụ sở , hội sở, địa điểm kinh doanh, chi nhánh , văn phòng đại diện của doanh nghiệp??

    Cảm ơn nhìu ạ!!

     
    64613 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #443447   07/12/2016

    Góp vốn Doanh nghiệp

    Thưa Luật sư!

    Tôi xin hỏi các tổ chức hội xã hội - nghề nghiệp có được quyền góp vốn vào các công ty hay không?

    Cho xin căn cứ pháp lý nội dung trên./.

     
    Báo quản trị |  
  • #442883   28/11/2016

    minhcute2008st
    minhcute2008st

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải đáp thắc mắc Tài chính doanh nghiệp

    1) Thứ tự ưu tiên phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp với các chủ thể có liên quan được sắp xếp ntn theo thứ tự từ trước đến sau cùng? Tại sao? Cơ sở nào để phân chia?

    2) Khi nhà đầu tư X bán cổ phần thường của công ty A tại thời điểm mà nhà đầu tư Y cũng đang tìm mua cổ phần của công ty này. Khi đó công ty A sẽ nhận được gì nếu nhà đầu tư Y mua cổ phiếu của nhà đầu tư X

     
    Báo quản trị |  
  • #439101   19/10/2016

    hungpm1989
    hungpm1989

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhà đầu tư nước ngoài/Doanh Nghiệp FPI

    Chào các Luật Sư,

    Em là dân quản trị kinh doanh (văn bằng 2) và đang học môn Luật Doanh Nghiệp và có các thắc mắc khi làm tiểu luận mong mọi người giải đáp giúp.  Em chân thành cảm ơn !!!

    1. Các Hình Thức Đầu Tư của nhà đầu tư nước ngoài ?

    Ngoài 4 hình thức đầu tư quy định trọng Luật Đầu Tư 2014: (1-Thành lập tổ chức kinh tế, 2-Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, 3/4- Hợp đồng BCC/PPP) thì em thắc mắc:

    Thương nhân nước ngoài mở văn phòng đại diện và chi nhánh tại Việt Nam có được xem là "hình Thức Đầu Tư của nhà đầu tư nước ngoài" không ? Theo em hiểu Văn phòng là không. Còn chi nhánh thì em phân vân vì hoạt động thương mại cũng bao gồm cả hoạt động đầu tư. 

    2. Định Nghĩa Doanh Nghiệp FDI và FPI ? 

    Luật Doanh Nghiệp 2014 không có định nghĩa Doanh Nghiệp có vốn đầu tư gián tiếp/trực tiếp nước ngoài. Chỉ định nghĩa:

    "Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông"

    "Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh"

    Theo em hiểu thì nói đến "tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài" thì phải : tổ chức thành lập tại Việt Nam và có vốn góp nước ngoài.

    Và Theo Thông tư 19/2014/TT-NHNN, “Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên cơ sở thành lập, quản lý doanh nghiệp hoặc thực hiện hoạt động đầu tư khác tại Việt Nam"

    Các bác cho em định nghĩa về 2 cái Doanh Nghiệp FDI và FPI được không (trên cơ sơ các văn bản còn hiệu lực) ?

    Vậy nếu doanh nghiệp đã thành lập rồi và có sự góp vốn từ nước ngoài thì có được xem là doanh nghiệp FDI hay không ? Vì theo thông tư 19/2014/TT-NHNN "trên cơ sở thành lập" ?

    Giới hạn tỉ lệ vốn góp là bao nhiêu để phân định làn ranh trực tiếp (có quyền kiểm soát) và gián tiếp  (không có quyền kiểm soát)(trên cơ sở văn bản còn hiệu lực). ? 

     3. Các loại hình Doanh Nghiệp FPI hiện nay? 

    Em hiểu thì chỉ có 2 loại là 100% vốn nước ngoài và liên doanh.  Tra trong luật doanh nghiệp/đầu tư 2014 (internet) thì chỉ có các hình thức đầu tư (Hình thức đầu tư FPI).  

    Doanh nghiệp mà hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài thông qua hợp đồng BCC, PPP (Luật 2014) trên 1 dự án đầu tư nào đó có được xem là doanh nghiệp FPI không ? Theo em hiểu là không vì theo định nghĩa trong luật 2014 thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông, thành viên. Trong khi đó BCC/PPP chỉ là hợp đồng hợp tác chia sẻ trách nhiệm và lợi nhuận giữa các bên về 1 dự án cụ thể.

    4. Tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài ?

    Trên 30% (thông tin không rõ nguồn trên mạng), Trên 49% (Thông tư 131/2010/TT-BTC, Nghị định 131/2010/TT-BTC "Doanh nghiệp có trên 49% vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ") ?  Trong khi Luật Đầu Tư 2014 chỉ đề cập: 

    Điều kiện về tỷ lệ sở hữu: nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ trong các tổ chức kinh tế tại Việt Nam với mức không hạn chế, trừ các trường hợp:

    - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

    - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

    - Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Vậy em hiểu tổng quan là theo Luật 2014 là không giới hạn ngoại trừ những trường hợp được quy định bởi các văn bản pháp luật khác có liên quan đến những lĩnh vực, ngành nghề bị kiểm soát đầu tư. Trên chặng đường gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới việc không đề cập đến tỉ lệ góp vốn cụ thể trong luật trên là hợp lí. Em hiểu có đúng không ạ?

    Cập nhật bởi hungpm1989 ngày 19/10/2016 10:27:02 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #436219   18/09/2016

    vghung
    vghung

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc - Tình huống chia vốn lợi nhuận

    +Mình có 1 tình huống như sau:

    -A muốn kinh doanh và muốn tự mình làm và hưởng, tuy nhiên vì sợ rủi ro. A thỏa thuận với B cho mượn tên để thành lập Cty TNHH. Qua thỏa thuân B lấy 100 triệu rồi cho A mượn tên và cam kết không lấy lãi và không can dự vào bất kể chuyện nào của Cty. Điều lệ Cty ghi là: "A 70% vốn và B 30% vốn." Cty hoạt động được 1 thời gian thì B đòi chia lãi theo đúng điều lệ.

    +Câu hỏi ở đây là: nếu vụ việc này vỡ lở thì chuyện gì sẽ xảy ra? Giải pháp nào là hợp lý theo quy định hiện hành.

    +Ai có thể giải đáp giúp mình được không ạ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #433413   12/08/2016

    PhanChiBao
    PhanChiBao

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    hỏi đáp về luật doanh nghiệp

    xin chào tất cả các anh, chị cùng các bạn trên diễn đàn.

    em đang học môn luật doanh nghiệp và có 2 thắc mắc muốn được giải đáp mong  mọi người giúp đỡ. 

    1. mọi người cho em ví dụ cụ thể về nguyên tắc bầu dồn phiếu để em hiểu rõ hơn được không ạ. 
    em hiểu nhưng còn chưa vững lắm.

    2.Ở K2DD152 có quy định " công ty cổ phần do nhà nước giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì CT Hội đông quản trị không được kiêm Tổng giám đốc hoặc Giám đôc" điều nàu có áp dụng tương tự ở công ty TNHH 2 thành viên và công ty TNHH 1 thành viên không ạ

    mong sớm nhận được ý kiến trợ giúp của các anh chị và các bạn. 
    em xin cảm ơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #413255   14/01/2016

    ngaty
    ngaty

    Sơ sinh


    Tham gia:08/10/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tình huống

    A, B, C và D cùng nhau thành lập công ty cổ phần Thái Bình kinh doanh sản xuất đồ gỗ, nội thất với số vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng, được chia thành 350.000 cổ phần. Trong đó có 200.000 cổ phần phổ thông, 100.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 50.000 cổ phần ưu đãi cổ tức.

    Nhận xét về các sự kiện sau đây:

    1. Các cổ đông sáng lập chỉ đăng ký mua và thanh toán đủ tiền mua 200.000 cổ phần tương đương với 2 tỷ đồng.

    2. A đăng ký mua 50.000 cổ phần phổ thông, 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết. Nhưng hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, A mới chỉ thanh toán 30.000 cổ phần phổ thông và 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết.

    3. B sở hữu 30.000 cổ phần phổ thông, 40.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 10.000 cổ phần ưu đãi cổ tức. B muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác.

    4. C sở hữu 20.000 cổ phần phổ thông. C đề nghị công ty chuyển đổi toàn bộ cổ phần này thành cổ phần ưu đãi biểu quyết nhưng công ty không chấp nhận, vì vậy C yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

    Mong các luật sư giải đáp e cảm ơn!!

     
    Báo quản trị |  
  • #345734   21/09/2014

    sunglanhluu
    sunglanhluu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP

    c. Nêu cách thức giải quyết vụ việc dưới

     

    An, Bình, Minh góp vốn thành lập CTTNHH Đại Dương năm 2011. An góp bằng ngôi nhà đứng tên mình, lúc đó trị giá 2 tỷ; Bình góp bằng máy móc thiết bị, trị giá 3 tỷ; Minh góp bằng tiền mặt là 4 tỷ.  CTTNHH Đại Dương làm ăn tốt, mọi hoạt động cũng như khoản nợ đều được thực hiện nghiêm chỉnh, lợi nhuận của các thành viên được chia tương ứng với tỷ lệ vốn góp (tất cả đều góp thật, không cam kết). Tuy nhiên, ngôi nhà mà An dùng làm tài sản góp vốn vẫn đứng tên An, và 3 thành viên thỏa thuận bao giờ công ty yêu cầu thì An sẽ phải chuyển quyền sở hữu cho công ty, nhưng thực tế công ty chưa yêu cầu.

    Vào 1 ngày đẹp trời năm 2013, An có ngồi với 1 luật sư và được luật sư tư vấn rằng: như vậy, lâu nay An là người bị thiệt thòi nhất, bởi vì quyền lợi của An trong công ty vẫn tương ứng với giá trị ngôi nhà là 2 tỷ, trong khi đến thời điểm hiện tại, ngôi nhà của An đã tăng giá lên đến 10 tỷ rồi. An thấy lời tư vấn này có lý nên đã đến CT yêu cầu Bình và Minh:

    - Hoặc phải cho An rút ngôi nhà ra, nộp vào công ty 2 tỷ tiền mặt tương ứng với giá trị phần vốn góp lâu nay của An;

    - Hoặc phải sửa phần vốn góp của An là 10 tỷ tương tương với giá trị ngôi nhà, chứ không phải 2 tỷ như lâu nay.

    Bình và Minh không đồng ý yêu cầu của An, do đó An làm đơn ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty liên quan đến tài sản góp vốn.  Ở Tòa, An nói rằng đây vẫn là tài sản của mình, giấy tờ ngôi nhà vẫn đứng tên An chứ không mang tên Công ty, do đó, An có quyền yêu cầu như trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #358909   26/11/2014

    PHUONGCHILLI
    PHUONGCHILLI

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty cổ phần

    Mọi người giúp em đưa ra quyền và nghĩa vụ của các cổ đông nắm giữ lần lượt số cổ phần 10% - 25% - 35% với ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #377794   06/04/2015

    tmchau91
    tmchau91

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Câu hỏi về luật doanh nghiệp, xin mọi người giúp đỡ

    Em đang làm bài tập trả lời 1 case như sau:

    Strongman plc (công ty đại chúng) là công ty mẹ trong một nhóm các công ty hoạt động trong ngành sản xuất và phân phối các thiết bị thể thao dưới nước. Strongman plc nắm giữ đa số cổ phần của Refressment Ltd, chuyên cung cấp các thiết bị thể thao dưới nước cho bán lẻ địa phương. Số cổ phiếu còn lại được nắm giữ bởi hai giám đốc của Refressment Ltd, cả hai người đó đã được bổ nhiệm bởi Strongman plc. Michael Ltd là một trong những nhà cung cấp lớn và cũng là chủ nợ của Refressment Ltd. Họ đã và đang phấn đấu để có được thanh toán cho những đơn hàng đã được giao cho Refressment TNHH. Tuy nhiên, thời gian gần đây họ mới biết rằng Refressment Ltd đã ngừng giao dịch. Hơn nữa, có vẻ như trong 5 tháng qua, vật tư giao tới Refressment Ltd, và đơn đặt Refressment Ltd  hàng nhận được, tất cả đều được thông qua vào Moonflowers ltd. Moonflowers Ltd là một công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu của Strongman plc, và chỉ mới được thành lập.

    Tư vấn cho Michael Ltd có thể được thanh toán từ Strongman plc hoặc Moonflowers Ltd đối với các khoản nợ của Refressment Ltd.

     

    Theo ý em hiểu thì Strongman PLC cũng là công ty mẹ của Refressment Ltd và phải chịu trách nhiệm với số vốn góp của mình vào Refressment Ltd. Vậy nên Michael Ltd có thể được thanh toán từ Strongman PLC trong 2 trường hợp:

    - Strongman PLC thỏa thuận đồng ý thanh toán cho Refressment Ltd các khoản công nợ

    - Strongman PLC bảo lãnh thanh toán cho Refressment khoản công nợ này

    Như vậy có đúng ko ạ?

     

    Em cũng muốn hỏi thêm về số hàng hóa Moonflowers Ltd đã nhận thay cho Refressment Ltd sẽ được xử lý như thế nào và Moonflowers có trách nhiệm gì trong vụ việc này và 2 giám đốc của Refressment Ltd (được bổ nhiệm bởi Strongman plc) có trách nhiệm gì trong vụ việc này?

     

    Mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người

    Em cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #382531   09/05/2015

    giải thể doanh nghiệp

    Xin hỏi

    1. tại sao  doanh nghiệp chỉ đk giải thể khi đã thanh toán tất cả các khoản nợ còn hợp tác xã thì k cần thanh toán hết ??

    2.về thành viên góp vốn của công ty hợp danh chịu trách nhiệm trong phạm vị vốn cam kết góp hay vốn đã góp ??

    - ở điểm c điều 1 khoản 130 luật doanh nghiệp có nới thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã gop

    - còn ở khoản 140 thì nói   thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp

    -----> vậy áp dụng điều nào 

    3. Nếu ở CTHD , A, B, C cùng đứng lên thành lập công ty . B, C thỏa thuận vì A có uy tín nên k cần đóng góp vốn mà vẫn được là thành viên hợp danh của công ty. Điều này có dk k??

       Xin cảm ơn!!!! 

     
    Báo quản trị |  
  • #384417   21/05/2015

    Công tác pháp chế trong doanh nghiệp

    Mọi người cho mình hỏi:

    1. Sự khác biệt giữa công tác pháp chế trong doanh nghiệp và công tác pháp chế trong doanh nghiệp nhà nước.

    2. Tại sao 3 đơn vị: Sở tư pháp, Sở quy hoạch kiến trúc, Sở ngoại vụ không có quy định là phải có phòng pháp chế. Nếu gặp vấn đề pháp lý thì giải quyết như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranCaoVuong vì bài viết hữu ích
    ricny (26/06/2015)
  • #530899   16/10/2019

    Trả lại vốn góp cho thành viên htx

    Năm 2013, công ty cổ phần X góp 50 triệu đồng và trở thành viên của hợp tác xã Y. Năm 2015 thì công  bị phá sản, vậy phần vốn góp của công ty vào hợp tác xã Y được giải quyết như thế nào ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn 0vvthanhvv0@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/10/2019)
  • #545483   06/05/2020

    mduc15234
    mduc15234

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Tranh chấp trong kinh doanh

    Chào luật sư,

    Cho em hỏi về trường hợp này :  Anh A là thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên Hỗ Trợ đã bỏ phiếu không tán thành Nghị quyết của Hội đồng thành viên về việc sáp nhập công ty Hỗ Trợ với công ty Lê Hà. Anh A yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nhưng công ty từ chối. Vì vậy, đã phát sinh tranh chấp. Anh A khởi kiện vụ việc nêu trên ra tòa án. 
     
    - Phân tích quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của anh A.
     
    - Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp giữa anh A và công ty Hỗ Trợ không?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mduc15234 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/05/2020)
  • #545498   06/05/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào bạn.

    Thứ nhất, về quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của anh A

    Điều 52. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    "1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với Nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:

    a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

    b)  Tổ chức lại công ty;

    c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

    2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. 

    3. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

    Khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    "25. Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

    Từ các quy định trên, anh A không đồng ý với Nghị quyết của Hội đồng thành viên về việc sáp nhập công ty hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua Nghị quyết sáp nhập công ty.

    Thứ hai, Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp giữa anh A và Công ty không

    Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 52 Luật Doanh nghiệp đã nêu trên. Điều kiện để công ty mua lại phần vốn góp của anh A là công ty vẫn đảm bảo phải thanh toán được đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính khác của công ty khi đến hạn.

    Trường hợp công ty không đủ điều kiện mua lại phần vốn góp, công ty có thể từ chối mua lại phần vốn góp của anh A mà không vi phạm pháp luật. Anh A có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

    Trường hợp công ty có đủ điều kiện nhưng vẫn từ chối mua lại phần vốn góp, thì công ty đã vi phạm pháp luật.

    Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

    "Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
    1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

     4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhâp, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

    5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ tường hợp thuôc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. :

    Vậy, tranh chấp giữa anh A và công ty thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cụ thể là Tòa án nhân dân cấp tỉnh (điểm a, khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/05/2020) mduc15234 (08/05/2020)
  • #543263   08/04/2020

    Giúp em bài tập Luật Doanh nghiệp với ạ

    Thảo, thành, chiến, (họ không bị cấm thành lập doanh nghiệp) cùng với bà lâm (giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ lâm) bàn bạc, thống nhất cùng đầu tư vốn để thành lập công ty cổ phần vì dân. theo thỏa thuận, công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ lâm góp ngôi nhà trị giá 5 tỷ đồng làm trụ sở công ty, các thành viên còn lại mỗi người góp 2 tỷ đồng. thành hiện là chủ dntn thịnh vượng, đồng thời là phó giám đốc công ty tnhh mỹ lâm. các thành viên sáng lập dự kiến bầu thanh làm chủ tịch hội đồng quản trị và bà lâm làm tổng giám đốc công ty cổ phần vì dân, nhưng không thống nhất được có thành lập hay không thành lập ban kiểm soát để tiết kiệm chi phí quản lý. yêu cầu: căn cứ pháp luật việt nam hiện hành, anh, chị hãy cho biết:

    1. công ty cổ phần vì dân được thành lập thì ai là cổ đông sáng lập của công ty? công ty cổ phần vì dân có bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát hay không? vì sao?

    2. thanh có thể là chủ tịch hội đồng quản trị và bà lâm có thể là tổng giám đốc công ty cổ phần vì dân được không? vì sao?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nym211198@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/04/2020)
  • #546436   20/05/2020

    Thuha111122
    Thuha111122

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Em có bài tập về luật cần mn chỉ dẫn ạ

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thuha111122 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/05/2020)
  • #548312   02/06/2020

    Tư vấn doanh nghiệp tư nhân

    Nguyễn Văn Cầu xin đăng ký kinh doanh thành lập Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu vào tháng 8 / 2017. ngành nghề kinh doanh là sản xuất giấy vệ sinh . Đến Tháng 12/2017 , Cầu cưới vợ , vợ của Cầu là Nguyễn Thị Toàn muốn góp 200 triệu đồng - là tài sản được cha mẹ cho khi đi lấy chồng - vào DNTN Toàn Cầu để mở rộng sản xuất . Tuy nhiên sau đó , chị Toàn quyết định để 200 triệu để thành lập công ty riêng độc lập với chồng . Đồng thời ông Cầu ký hợp đồng thuê bà Toàn ( vợ mình) làm giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu Thắng 6/2018 , bà Toàn nhân danh Doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng vay vốn ngân hàng X. Khi nhận được thông báo thanh toán nợ của Ngân hàng X , ông Cầu không công nhận và yêu cầu bà Toàn phải tự sử dụng tài sản riêng của mình để thanh toán nợ . Năm 2020 , ông Cầu dự định mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mình ở Đà Nẵng và đang cân nhắc các phương án sau : 

    Phương án 1 : Thành lập DNTN Toàn Cầu 2 

    Phương án 2 : Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu đầu tư một phần tài sản để thành lập công ty là công ty TNHH một thành viên Toàn Năng 

    Phương án 3 : Thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng 

    Câu hỏi : 1. Giả sử bà Toàn muốn góp 200 triệu đồng vào Doanh nghiệp tư nhân Toàn Cầu có hợp pháp không ? hãy tư vấn thủ tục pháp lý cần thiết cho chủ sở hữu doanh nghiệp để tiếp nhận vốn góp của bà Toản . Giải thích tại sao ? 

    2.  hãy phân tích tính hợp pháp của các phương án mở rộng kinh doanh của ông Cầu. Giải thích tại sao?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thutra0410@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2020)
  • #548384   04/06/2020

    nguyenhien20
    nguyenhien20

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    xin chào, luật sư có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi

    Công ty cổ phần A dự định thành lập với vốn điều lệ 12 tỷ ( 10.000/ cổ phần ), cơ cấu vốn gồm cổ phần phổ thông(Trang 2 tỷ làm giám đốc; Liêm 2,5 tỷ làm chủ tịch HĐQT; Linh 2 tỷ; Vinh 2 tỷ; Giang 1,5 tỷ) và cổ phần ưu đãi cổ tức thưởng ( Hoa 2 tỷ). hỏi :

    1. việc thành lập công ty cổ phần A có hợp pháp khong? tại sao?

    2. Ngày 1/1/2019 Đại hội đồng cổ đông được Trang triệu tập lần 2 do lần 1 không đủ số lượng dự họp để biểu quyết về việc sửa đổi điều lệ công ty. cuộc họp diễn ra với sự có mặt của Trang, Liêm và Vinh. tại cuộc họp chỉ có Trang và Liêm đồng ý. Hỏi nghị quyết sủa đổi điều lệ công ty có hợp pháp không? Tại sao?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhien20 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/06/2020)
  • #548491   05/06/2020

    mduc15234
    mduc15234

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Hướng Dương;

     Bà Lan, giảng viên Đại học dân lậpp KT;

     Ông Hoàng - cán bộ tư pháp phườnng Ngọc Hà - đã nghỉ hưu;

     Chị Mai- kinh doanh tự do.

    Các tổ chức, cá nhân nêu trên dự định thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Bình Minh, đặt trụ sở tại Quận Ba Đình, Hà Nội và họ đã hoàn thiện hồ sơ, gửi tới Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội để yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Giả sử, công ty Bình Minh được thành lập, được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 8/3/2017, để tăng vốn đầu tư kinh doanh, công ty vay của công ty cổ phần An Bình số tiền 15 tỷ đồng (từ ngày 01/12/2017 đến ngày 01/12/2018), tiếp nhận 5 tỷ đồng vốn góp của chị Hoa - công nhân xí nghiệp may Vạn Lợi.

     Cuối năm 2018, công ty họp Hội đồng thành viên để thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019, nhưng chị Hoa không đồng ý với kế hoạch này và hai bên phát sinh tranh chấp. Chị Hoa đã khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp.

    Ngày 12/2/2019 công ty thực hiện giảm vốn điều lệ bằng cách hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên theo tỷ lệ vốn góp của mỗi người trong vốn

    điều lệ của công ty, tuy nhiên chị Mai cho rằng việc giảm vốn điều lệ của công ty trong trường hợp này là không phu hợp với quy định của pháp luật.

    Yêu cầu:

    1. Hãy cho biết: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty Bình Minh trong trường hợp nêu trên không? Hãy giải thích.

     2. Hãy xác định (những) quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính trong tình huống trên? Giải thích tại sao quan hệ đó thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính.

    3. Tranh chấp giữa chị Hoa và công ty Bình Minh thuộc loại tranh chấp nào trong kinh doanh quy định tại điều 30 Bộ luật tố tụng Dân sự? Hãy xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nêu trên.

     4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm của chị Mai về việc giảm vốn điều lệ của công ty trong tình huống trên không? Hãy giải thích.

     5. Giả sử công ty Bình Minh là một công ty tài chính, đến ngày 2/3 công ty Bình Minh vẫn không thanh toán khoản vay của công ty An Bình, ngay lập tức ngày 3/3, công ty An Bình khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Bình Minh.

    Hãy cho biết: Việc gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Bình Minh trong trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật không? Hãy giải thích.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mduc15234 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/06/2020)
  • #548499   05/06/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào bạn!

    Thứ nhất, công ty CP Vì Dân thành lập thì ai là Cổ đông sáng lập?

    Tại khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

    "2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

    Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần."

    Tại Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định:

    "Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

    1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; ..................

    Trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. 

    2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

    .........................................................".

    Theo thông tin bạn cung cấp, CTCP Vì Dân có cổ đông sáng lập, theo khoản 1 Điều 119 nêu trên thì trong 4 thành viên (Thảo, Thanh, Chiến, Công ty TNHH Mỹ Lâm) phải có ít nhất 3 thành viên là cổ đông sáng lập. 

    Để trở thành cổ đông sáng lập, phải đáp ứng đủ 3 điều kiện: (1) Sở hữu ít nhất 01 cổ phần phổ thông. (2) ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. (3) Cùng với các cổ đông sáng lập khác đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

    Vậy, trong số 4 thành viên trên, chỉ cần đáp ứng 03 điều kiện này đều có thể trở thành Cổ đông sáng lập (tối thiểu 03 thành viên).

    Thứ hai, CTCP Vì Dân có bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát không?

    Tại Điều 134 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

    "Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

    1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong 2 mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

    a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

    Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

    b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty."

    Theo thông tin bạn cung cấp, CTCP Vì Dân hiện tại có 4 cổ đông và cổ đông là tổ chức (Công ty TNHH Lâm Mỹ) sở hữu 45,45% số cổ phần của công ty (góp 5 tỷ trong tổng vốn góp 11 tỷ). Nếu tổ chức công ty theo mô hình quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 134 nêu trên thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát. 

    Nếu CTCP Vì Dân có ít nhất 20% số thành viên HĐQT là thành viên độc lập và tổ chức công ty theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 nêu trên, thì không cần Ban kiểm soát, lúc này các Thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát. 

    (Lưu ý: nếu CTCP Vì Dân là tổ chức tín dụng thì bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

    Điều 32 Luật tổ chức các tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng như sau:

    "1. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng thành lập dưới hình thức CTCP bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)

    .................................................................")

    Thứ ba, Thanh có thể làm CT HĐQT, Lâm có thể làm TGĐ CTCP Vì Dân không?

    Đối với bà Lâm:

    Tại Điều 65 Luật Doanh nghiệp 2014 có cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc.

    1, Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.

    2, Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

    3, Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

    Tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: 

    Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    Như vậy, Bà Lâm đáp ứng đủ tiêu chuẩn, không thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 nên hoàn toàn có thể làm TGĐ của công ty CP Vì Dân.

    Đối với anh Thanh:

    Tại điểm đ khoản 2 Điều 18 nêu trên, LDN 2014 chỉ cấm Doanh nghiệp tư nhân (tổ chức không có tư cách pháp nhân) không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, chứ không cấm chủ DNTN.

    Tại khoản 3 Điều 183 LDN 2014 quy định về DNTN như sau:

    "3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. "

    LDN 2014 không hạn chế chủ DNTN (anh Thanh) trong việc thành lập và quản lý CT TNHH và CTCP. Việc anh Thanh là chủ DNTN đồng thời là PGĐ Công ty TNHH Mỹ Lâm cũng hợp pháp.

    Đối với công ty cổ phần, Chủ tịch hội đồng quản trị được bầu từ thành viên của Hội đồng quản trị (khoản 1 Điều 152 LDN 2014), do đó CT HĐQT cần đáp ứng những tiêu chuẩn của thành viên HĐQT (quy định tại khoản 1, 2 Điều 151 LDN 2014) như sau: 

    "1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

    b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

    c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.

    d) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

    2. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 của Luật này có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

    a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó.

    b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

    c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

    d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

    đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.

    Như vậy, Anh Thanh đáp ứng đủ tiêu chuẩn, không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 LDN 2014 nên hoàn toàn có thể làm CT HĐQT Công ty CP Vì Dân.

    ( Lưu ý: trường hợp CT TNHH Mỹ Lâm hoặc/và CTCP Vì Dân là tổ chức tín dụng thì anh Thanh không thể làm CT HĐQT, bà Lâm không thể làm TGĐ.

    Theo khoản 1, 3 và 4 Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017)

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/06/2020) mduc15234 (05/06/2020)