Bài luận 'án tử hình' đặc biệt của nữ sinh 15 tuổi

Chủ đề   RSS   
  • #273357 04/07/2013

    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Bài luận 'án tử hình' đặc biệt của nữ sinh 15 tuổi

    Án tử hình không răn đe được tội phạm. Nó xâm phạm quyền được sống của một con người... - Mới 15 tuổi, Laure Casellas đã được tháp tùng Ngoại trưởng Pháp đến một số nước nhờ bài thuyết trình xúc động này.

    15 tuổi, mắt sáng, tự tin, Laure được các bạn ở lớp và cô giáo lịch sử trường trung học Henri 4 Beziers (Montpellier) chọn làm đại diện thuyết trình tại cuộc thi do Bộ Giáo dục cùng Bộ Ngoại giao Pháp tổ chức tháng 5/2013.

    Vốn có giọng nói nhỏ nhẹ, nhưng với lý lẽ sắc bén, gương mặt biểu cảm, cô đã vượt lên 82 học sinh Pháp, chinh phục ban giám khảo trong đó có 2 bộ trưởng, giành giải nhất.

     

    án tử hình, Laure Casselas

    Laure Casellas bên hành lang hội nghị Thế giới bỏ án tử hình lần thứ 5, Madrid, Tây Ban Nha, tháng 6/2013. Ảnh: H.Anh

    Gặp Laure cùng mẹ ở Madrid tháng 6 vừa qua tại hội nghị toàn cầu Bãi bỏ án tử hình - một trong những sự kiện mà cô bé có mặt cùng Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, cô chia sẻ sau giải thưởng này, cô bắt đầu định hướng được nghề nghiệp tương lai cho bản thân, là trở thành luật sư hoặc nhà ngoại giao. Mẹ của Laure thì hài lòng vì với những suy nghĩ chín chắn, nhân văn của cô con gái vốn ham thích viết lách, bà có thể yên tâm, không bị lo lắng như những bà mẹ Pháp khác khi thấy con cái suốt ngày chúi mũi vào Facebook...

    Dưới đây là bài thuyết trình của Laure Casellas:

     

    676, đó là số vụ hành hình trong năm 2011 trên toàn thế giới: 676 con người bị hành quyết một cách lạnh lùng bởi nền tư pháp của nước họ. 676, đó là sĩ số của 19 lớp của trường trung học của chúng ta. Bị treo cổ, bị bắn, bị chặt đầu, bị tiêm thuốc độc hay xử tử bằng ghế điện. Đó là hình ảnh mà bất kỳ con người nhạy cảm nào cũng không chịu nổi và bất kỳ con người có ý thức nào cũng không thể chấp nhận.

    Chúng ta không thể chấp nhận. CÁC BẠN không thể chấp nhận. Án tử hình là không thể chấp nhận được!

    Án tử hình không thể chấp nhận được vì nó không phải là một hành động vì công lý mà là một hành động trả thù.

    Bạn có thấy nghịch lý khi trừng trị một tội ác bằng một tội ác khác? Thi hành án tử hình là xâm phạm quyền được sống của một con người, là tự cho mình quyền được định đoạt sinh mạng của người khác nhân danh công lý. Thiết chế tư pháp cần phải có sứ mạng là hòa giải các quan hệ xã hội, nhưng vị quan toà nào có thể đáng tin cậy khi ông ta cho rằng có thể hòa giải các quan hệ xã hội giữa con người bằng cách tuyên án tử hình? Ai có thể tin rằng thực thi một án phạt dã man có thể đảm bảo các quan hệ xã hội sẽ được lắng dịu?

    Án tử hình không thể chấp nhận được vì nó là một hành vi tàn bạo. Nó không xứng với những người áp dụng nó vì họ đã áp cho kẻ bị tuyên án một sự tra tấn kép.

    Trước hết, ở các nước dân chủ, trong mọi trường hợp đó là sự chờ đợi hầu như không dứt của tử tội trong các hành lang dẫn đến cái chết. Tử tội lúc đó phải đối mặt với sự tra tấn về tinh thần không thể chịu đựng nổi, vô nhân đạo, anh ta sống mỗi phút giây trong nỗi sợ hãi của cái chết đến gần, một cái chết được dự tính trước, nhưng bao giờ? Ngày mai? Một tháng nữa? Một năm nữa? Một sự bất trắc hoàn toàn có thể dẫn đến điên dại.

    Sau nữa là nỗi khủng khiếp của chính hành vi hành quyết. Có lẽ bạn đã xem bộ phim "Cuộc hành quân cuối cùng". Đó là một câu chuyện hư cấu, nhưng khi ra khỏi rạp, ta không khỏi choáng váng vì đoạn mô tả quá dài quá trình hành quyết, những hình ảnh quá gần với thực tế, không thể chịu đựng được. Chúng đã cho án tử hình một bộ mặt thật. Một vài người nói rằng mọi sự sẽ diễn ra nhanh và tử tội không đau đớn lắm. Victor Hugo đã đặt câu hỏi này về máy chém: "Người ta không đau đớn, có chắc không? Ai bảo họ vậy? Có bao giờ họ tự đặt mình vào vị trí tử tội khi mà con dao nặng của máy chém rơi xuống, xả thịt, cắt đứt gân, bẻ gẫy các đốt sống cổ (...)". Ngày nay, các hình thức hành quyết có thay đổi nhưng câu hỏi kinh khủng ấy vẫn còn đó.

    2. Án tử hình không thể chấp nhận được vì nó không thể đảo ngược lại được.

    Không ai có thể tránh được một sai phạm của tư pháp. Thời sự hàng ngày cho thấy chúng diễn ra mọi nơi. Tháng chín năm ngoáI, ADN đã cho phép tha bổng một tử tội ở Louisiane (Mỹ) đã chờ đợi 15 năm để bị hành quyết. Theo thống kê thì đó là trường hợp thứ 18 ở Mỹ thoát tội chết nhờ vào xác minh ADN.

    Các tử tội khác đã không có may mắn đó, tháng 11/2011, một thanh niên Đài Loan đã được minh oan, nhưng anh ta đã bị hành quyết 14 năm trước đó.

    Tư pháp là một thiết chế của con người không thể là không có sai phạm. Nhưng ai có thể nhân danh công lý để tước đi mạng sống của một người vô tội?

    Nên nhớ là những vụ án được dựng lên hay thiên vị còn phổ biến ở một số nước. Tuyên án tử hình khi biết rõ nguồn gốc sự việc, chỉ để thoả mãn các tham vọng cá nhân, để gạt bỏ các đối thủ chính trị là một hành động đơn thuần là khốn nạn.

    Án tử càng không thể chấp nhận vì nó không có tính răn đe.

    Có một điều chắc chắn: tử hình không hề răn đe được bọn tội phạm hành động, ngược với lý lẽ của những người ủng hộ tử hình. Tử hình được áp dụng cho các tội nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, phần lớn những tội đó lại không phải là có chủ đích trước mà diễn ra do thúc đẩy của cơn cuồng nộ của những con người bị xâu xé tới mức họ không còn có thể trong trạng thái biết suy nghĩ. Như vậy tử hình không có tác dụng nêu gương. Còn đối với các hành động đã được trù tính thì phần lớn là hành động của các tên tội phạm lớn hay kẻ bệnh hoạn, những kẻ tưởng là đã lường tính tất cả và không nghĩ rằng chúng sẽ bị bắt. Thật vậy, tỷ lệ tội phạm năm 2010 ở Mỹ gấp ba lần ở Canada đã bỏ tử hình. Và ngay ở Mỹ, các bang còn giữ tử hình đều có tỷ lệ tội phạm giết người cao hơn 50% so với các bang đã bãi bỏ án tử hình.

    Án tử hình không thể chấp nhận được vì nó là một án phạt có tính chất phân biệt đối xử và chống lại một số tầng lớp dân chúng.

    Các tử tội thường là những kẻ mất cân bằng xuất thân từ các tầng lớp nghèo khổ. Điều này có hai lý do. Đầu tiên, ta biết rằng tội phạm lớn hay nhỏ và tội ác thường liên quan đến những kẻ bị bỏ rơi, gặp khó khăn chồng chất, những kẻ không được học hành, thất nghiệp. Những người này một khi ra trước pháp luật thường quá nghèo khó. Đám nghèo khó này không có tiền để đảm bảo được bảo vệ, những luật sư sừng sỏ không dành cho họ. Và ta biết là trong các vụ án có thể dẫn tới tử hình thì tài năng của luật sư là tiên quyết. Hãy nhớ lại vụ án O.J. Simpson!

    Cuối cùng, bản án tử hình là sự thú nhận thất bại của một xã hội đã không thể có các biện pháp phòng ngừa, đã không biết đồng hành và có lẽ đã không biết chạy chữa.

    Bất lực để giảI quyết vấn đề, ngành tư pháp đã chọn cách là triệt tiêu nó đi. Sẽ không có cơ may mới, không có khả năng để hối cải hay tái hoà nhập xã hội.

    Vì tất cả các lý do đó, chúng ta không thể chấp nhận các toà án tiếp tục tuyên các án tử hình.

    Ta không thể chấp nhận nó, CÁC BẠN không thể chấp nhận nó bởi tử hình là không xứng đáng, nó tước đi nhân cách của con người bị hành quyết, nó làm mất phẩm giá người đã đưa ra lệnh hành quyết.

    Hãy làm cách nào đó để mỗi quan toà, mỗi toà án, mỗi nước còn tuyên án tử hình cảm thấy bị mất phẩm giá. Hãy viết ra điều đó, hãy thét lên điều đó: TỬ HÌNH LÀ ÁN KHÔNG XỨNG ĐÁNG, TỬ HÌNH LÀ ÁN KHÔNG XỨNG ĐÁNG, TỬ HÌNH LÀ ÁN KHÔNG XỨNG ĐÁNG.

    Mong sao những câu nói đó sẽ vang ra khắp thế giới, để cho thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ bãi bỏ án tử hình trên toàn cầu.

    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 04/07/2013 09:15:07 SA
     
    8267 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    hoada921 (04/07/2013) themiracle (04/07/2013) SAdmin (04/07/2013) khanghailaw (04/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #273369   04/07/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Hoàn toàn phi logic nếu không muốn nói là ngu xuẩn khi cho rằng có mối liên hệ giữa việc ko tử hình thì sẽ ít tội phạm nguy hiểm, và tử hình nhiều thì sẽ có nhiều tội phạm nguy hiểm.

    Hoàn toàn ngược lại, tội phạm nguy hiểm nhiều hay ít là do trình độ dân trí và mức sống ở khu vực đó quyết định và tội phạm nguy hiểm nhiều hay ít sẽ quyết định việc có nhiều hình phạt nặng hay nhẹ.

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: [email protected] - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    SAdmin (04/07/2013) BachThanhDC (04/07/2013) hoada921 (04/07/2013)
  • #273410   04/07/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Chẳng có cái gì là tuyệt đối cả... Án tử hình có thể bỏ ở nước này nhưng lại không thể bỏ ở nước khác vì nhiều lý do, điều kiện sống, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa... Đừng đem điều kiện ở nước này áp đặt lên nước khác một cách khiên cưỡng. 

    Ở VN, nội cái vụ dưới 18 tuổi không bị án tử mà tối đa chỉ là 18 năm đã dẫn đến bao vụ thảm án và kiến nghị đòi sửa đổi lại Luật hình sự rồi. Nói gì đến bỏ án tử.

    Giết người phải đền mạng, đó là lẽ công bằng từ xưa đến giờ của pháp luật. Tôi không nói đến những vụ án giết người kiểu như vô ý, kiểu như cậu sinh viên sắp vào đại học vì phòng vệ chính đáng mà gây ra án mạng... tôi nói đến những vụ giết người dã man, có tổ chức, có chủ đích, giết người vì động cơ đê hèn... Có những con người không bao giờ cải tạo được mà phải loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội. Nếu bỏ án tử hình, sẽ còn rất nhiều mạng người chết một cách oan ức và rất nhiều mạng người sống nhở nhơ không bị đền tội. 

    TÔI ỦNG HỘ ÁN TỬ HÌNH. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #273425   04/07/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Có bao giờ kẻ giết người dừng tay vì biết rằng luật có thể tử hình mình vì hành vi đó. Câu trả lời chắc chắn là chưa bao giờ. Bởi vì con người họ khi đó bị chiếm lĩnh hoàn toàn bởi sự nghèo đói, tham lam, ích kỷ, sỹ diện, đố kỵ, sợ hãi, bực tức, hung hãn...Những thói xấu này đã thúc đẩy họ thực hiện hành vi tước đoạt mạng sống của người khác. 

    Chỉ có giáo dục và tập luyện hàng ngày mới có thể giúp con người thoát khỏi ảnh hưởng của những điều xấu đó. Đây là điều mà án tử hình sẽ mãi mãi không bao giờ làm được.

    Án tử hình chính xác chỉ là sự trả đũa, trả thù để thấy rằng con người vẫn chỉ là con người.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #273439   04/07/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Án tử hình không thể chấp nhận vì nó không có tính răn đe... => Câu này quá phiến diện và cảm tính.

    Án tử hình không có tính chất răn đe với người bị tử hình vì "chết là hết". Nhưng nó có ảnh hưởng cực kỳ mạnh đến những người còn sống, những người đang phạm tội và chuẩn bị phạm tội. Bạn đang hút thuốc phì phèo, bạn vào bệnh viện lao phổi, bệnh viện ung bướu thấy những người bệnh ung thư do hút thuốc, những hình ảnh 2 buồng phổi đen ngòm... bạn có thấy run tay với điếu thuốc? Bạn đang chạy xe lạng lách đánh võng, gặp ngay 1 vụ tai nạn giao thông trên đường chết tại chỗ bạn có thấy cần phải chạy chậm lại? Bạn đang toan tính giết 1 người thì bạn tham gia vào 1 phiên tòa lưu động xử tuyên án tử hình đối với kẻ giết người, bạn có suy nghĩ từ bỏ ý định?

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    vanxuancaubai (05/07/2013)
  • #273452   04/07/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Án tử hình không thể chấp nhận vì nó không có tính răn đe... => Câu này quá phiến diện và cảm tính.

    Án tử hình không có tính chất răn đe với người bị tử hình vì "chết là hết". Nhưng nó có ảnh hưởng cực kỳ mạnh đến những người còn sống, những người đang phạm tội và chuẩn bị phạm tội. Bạn đang hút thuốc phì phèo, bạn vào bệnh viện lao phổi, bệnh viện ung bướu thấy những người bệnh ung thư do hút thuốc, những hình ảnh 2 buồng phổi đen ngòm... bạn có thấy run tay với điếu thuốc? Bạn đang chạy xe lạng lách đánh võng, gặp ngay 1 vụ tai nạn giao thông trên đường chết tại chỗ bạn có thấy cần phải chạy chậm lại? Bạn đang toan tính giết 1 người thì bạn tham gia vào 1 phiên tòa lưu động xử tuyên án tử hình đối với kẻ giết người, bạn có suy nghĩ từ bỏ ý định?

     

    Câu trả lời chắc chắn là không, nếu có thì chỉ là tồn tại trong chốc lát ở thời điểm đó, vài ngày sau lại quên ngay ấy mà, nó không phải phương pháp bền vững để ngăn chặn con người không còn thực hiện hành vi giết người.

    Quan điểm "giết người đền mạng" đã tồn tại rất lâu rồi thế nhưng có kẻ nào run tay khi thực hiện hành vi giết người đâu. Chỉ sau khi giết người thì lúc đó mới có thể. Thế nên dân gian mới có câu "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" . Tính răn đe chung của án tử hình chưa bao giờ được chứng minh bằng số liệu cụ thể, chỉ là do các nhà làm luật bảo vệ án tử hình nghĩ thế.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #273454   04/07/2013

    doan.nguyen
    doan.nguyen

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Bài án tử hình của cô bé 15 tuổi quá hay! Theo tôi cái ngĩ và quan điểm của tôi thì với hiểu biết của một cô bé 15 tuổi mà có bài luận vậy thì quá tuyệt vời, dù rằng có nhiều quan điểm bỏ hay không bỏ án tử hình là tùy thuộc vào chính sách mỗi quốc gia, mỗi nhà nước nhưng đứng trên phương diện quyền sống là một quyền tự nhiên bất khả xâm phạm thì án tử hình không là biện pháp tốt nhất để răng đe. Có thể nói nó là biện pháp cuối cùng thể hiện sự bất lực của xã hội đối với người phạm tội.

    Một lần nữa tôi rất thích bài luận này. Nó quá tuyệt vời.

     
    Báo quản trị |  
  • #273460   04/07/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Unjustice viết:

    Có bao giờ kẻ giết người dừng tay vì biết rằng luật có thể tử hình mình vì hành vi đó. Câu trả lời chắc chắn là chưa bao giờ. Bởi vì con người họ khi đó bị chiếm lĩnh hoàn toàn bởi sự nghèo đói, tham lam, ích kỷ, sỹ diện, đố kỵ, sợ hãi, bực tức, hung hãn...Những thói xấu này đã thúc đẩy họ thực hiện hành vi tước đoạt mạng sống của người khác. 

    Chỉ có giáo dục và tập luyện hàng ngày mới có thể giúp con người thoát khỏi ảnh hưởng của những điều xấu đó. Đây là điều mà án tử hình sẽ mãi mãi không bao giờ làm được.

    Án tử hình chính xác chỉ là sự trả đũa, trả thù để thấy rằng con người vẫn chỉ là con người.

    Em thấy dùng từ sự trả đũa đối với án tử hình chưa thật là chính xác.

    Nếu sử dụng thuật ngữ là sự trừng phạt thì sẽ hợp lý hơn.

    Còn nói về án tử hình, thì tính mạng con người ở đâu cũng quý giá như nhau, nhưng tương quan về trình độ văn hóa và góc nhìn vấn đề ở mỗi khu vực lại khác nhau. Nên không nên lấy dẫn chứng ở tây để ví cho ta về những vấn đề như thế này được.

    Ngẫm câu nói này sẽ hiểu hơn vấn đề: "Họ cười tôi vì tôi không giống họ, tôi cười họ vì họ quá giống nhau"

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: [email protected] - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #273474   04/07/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    boyluat viết:

    Em thấy dùng từ sự trả đũa đối với án tử hình chưa thật là chính xác.

    Chẳng qua xem người phạm tội ở góc độ nào, như là một cá thể ở trong xã hội ( cá thể này chịu sự điều chỉnh của xã hội đó) hay là một cá thể đối lập với xã hội (cá thể này tác động, tương tác với xã hội)  thôi mà

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    boyluat (04/07/2013)
  • #273545   04/07/2013

    hoada921
    hoada921

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 641
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Hiện nay, tử hình và xu hướng áp dụng của nó vẫn đang là một đề tài gây nhiều tranh cãi (nên chuyện tranh cãi trong forum và tại topic này không phải là lạ :D), nhưng vấn đề quy định và áp dụng tử hình của các quốc gia trên thế giới đã tạo nên 3 xu hướng chính. Đó là: (1) Bãi bỏ hoàn toàn việc áp dụng tử hình cả trong luật pháp lẫn trên thực tế (chủ yếu ở các nước châu Âu và Mỹ la tinh); (2) Không áp dụng tử hình trên thực tế nhưng vẫn quy định tử hình trong pháp luật hình sự quốc gia; (3) Tiếp tục duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật và thi hành án trên thực tế hoặc đã bỏ tử hình với các tội thông thường (tập trung ở các quốc gia châu Á, Trung Đông, châu Phi). Một cách khái quát nhất, xu hướng chung của hầu hết các quốc gia là giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc áp dụng tử hình.

    Ở Việt Nam, tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của BLHS. Để áp dụng tử hình trên thực tế phải đảm bảo đáp ứng ba điều kiện căn bản về chủ thể, hành vi phạm tội, khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Đến khi 1 trong những điều kiện trên bị triệt tiêu, nói cách khác mục đích của hình phạt tử hình không đạt được, chẳng hạn như khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội là có thể, yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa tội phạm đến mức phải tước đoạt mạng sống của người phạm tội là không cần thiết với mọi tội phạm thì tử hình sẽ cần được xóa bỏ.

    Tùy thuộc vào tư tưởng chính trị, pháp lý, quan điểm lập pháp, nhất là trình độ nhận thức của người dân ở mỗi quốc gia mà có sự khác nhau trong quy định.

    Tư tưởng, quan điểm của cô gái 15 tuổi trong bài báo quả thực hơn - ít nhất những bạn trẻ đồng trang lứa, thậm chí có thể cả những người cùng học và biết luật, (mặc dù tư tưởng này với giới khoa học thì không mới). Đề tài về xóa bỏ hay duy trì hình phạt tử hình đến nay đã, đang được chọn là đề tài nghiên cứu/đề tài thực hiện khóa luận tốt nghiệp/luận văn/luận án và còn được viết thành sách bởi giới nghiên cứu luật. Phải công nhận, mình thực sự khâm phục cô gái ở cách sặp đặt ý, quan điểm thông suốt, tư tưởng táo bạo ngay từ lứa tuổi của em. 1 lần nữa cảm ơn vì nội dung đã đăng này.

    “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”

    _Albert Einstein_

     
    Báo quản trị |  
  • #273656   05/07/2013

    Trại giam bây giờ sướng như tiên, phạm tội giết người dã man mà không tử thì ai còn sợ nữa.

    Tôi không nói đến việc kết quả của việc răn đe như thế nào nhưng ít ra xã hội này vẫn cần nó.

    Đến cả Bao Chủng liêm chính, hiền lành vậy mà mỗi lần nghị ản là Trảm, trảm, thì nói chi đến xã hội này.

     
    Báo quản trị |  
  • #273707   05/07/2013

    songdehoivahoc
    songdehoivahoc

    Male
    Mầm

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2013
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 5 lần


    "tỷ lệ tội phạm năm 2010 ở Mỹ gấp ba lần ở Canada đã bỏ tử hình. Và ngay ở Mỹ, các bang còn giữ tử hình đều có tỷ lệ tội phạm giết người cao hơn 50% so với các bang đã bãi bỏ án tử hình"
    ------------- 1 câu hỏi đặt ra tại sao vậy? tác giả không nói lí do thì làm sao thuyết phục đc @@............. Tử hình bỏ thì tội phạm càng nhờn. Chẳng qua Canada trình độ và con người ôn hòa hơn, đời sống no ấm hơn, đất nước họ có lẽ có nền giáo dục về nhân cách tốt hơn nên mới ít tội phạm tới nỗi có thể bỏ tử hình (Có lẽ thế). Chứ làm gì có chuyện bỏ tử hình biện pháp răn đe nghiêm khắc chỉ cho những người phạm trọng tội lại làm giảm đi số tội phạm -_- bài viết hay giành cho những nước không áp dụng tử hình, đời sống tốt, trình độ dân trí cao, con người ôn hòa, nhà nước đó cai trị tốt... chứ như ở Việt Nam thì không ổn (Thanh niên cực kì hổ báo). Mỹ cũng chẳng ổn (1 đống khủng bố)...

    ----- 1 Lần nữa phải công nhận bài viết rất hay, nhưng theo bản thân mình thì nó chỉ có tác dụng với 1 số đất nước. Chứ không thể tất cả các nước đều làm như thế đc, như vậy thì sẽ làm cho tội phạm mặc sức hoành hành, cao nhất chỉ đi tù chung thân. Rồi vượt ngục, chạy tội,.... Kẻ ác lại quay lại hại dân ? :( Ai dám cá rằng đi tù chung thân là chỉ ở tù???

    Cập nhật bởi songdehoivahoc ngày 05/07/2013 08:19:19 CH

    Đối với bạn chỉ là 1 hạt cát nhưng đối với người khác lại là cả một đại dương -- Sưu tầm

     
    Báo quản trị |