Chào các bạn!
Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân, điều kiện áp dụng? và cho ví dụ. Nghĩa là nguyên nhân vì sao BLDS lại quy định việc áp dụng tập quán và cần những điều kiện gì để áp dụng tập quán?
Ý kiến của #ff8c00;">hangxinhxan là một ý kiến đúng nhưng chưa thực sự đầy đủ và toàn diện. Ví dụ của bạn nêu chỉ là một thói quen chứ không phải là tập quán. Tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. TQ gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi.
Trong những tình huống nhất định, TQ biểu hiện như một hành vi mang tính tự động hoá. TQ hoặc xuất hiện và định hình một cách tự phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quả của quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt.
Và điều quán trọng hơn, tập quán được áp dụng phải là tập quán pháp, tức là hệ thống các quy tắc xử sự dựa trên cơ sở các tập quán được nhà nước thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
1/ Các quan hệ trong xã hội về cơ bản đều chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên thực tiễn cuộc sống vô cùng sinh động, đa dạng và phong phú, trong khi các quy phạm pháp luật không thẻ bao quát được hết mọi trường hợp. Do vậy, không phải mọi quan hệ nào cũng có quy phạm pháp luật để điều chỉnh chúng.
Để bù lấp cho khiếm khuyết này của pháp luật và tạo cơ sở pháp lý cho Toà án xét xử các tranh chấp khi pháp luật không có quy định cụ thể để điều chỉnh, trong khoa học pháp lý, luôn tồn tại việc áp dụng tập quán như là một nguyên tắc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nguyên tắc này cũng có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết để điều chỉnh các quan hệ dân sự. Đó chính là nguyên nhân.
2/ Theo nguyên tắc này, trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán để điều chỉnh các quan hệ dân sự. Như vậy, việc áp dụng tập quán phải tuân theo trình tự nhất định.
Đối với QHXH có quy phạm pháp luật cụ thể để điều chỉnh thì khi xảy ra tranh chấp giữa các bên, trước tiên phải áp dụng chính quy phạm đó; nếu giữa các bên có thỏa thuận cụ thể về việc giải quyết tranh chấp thì phải giải quyết theo thoả thuận đó. Nếu cũng không có thoả thuận thì mới áp dụng tập quán.
Như vậy, để áp dụng tập quán thì cần phải có đầy đủ cả 3 điều kiện sau:
- Không có QPPL điều chỉnh.
- Không có sự thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp.
- Tập quán để áp dụng không được trái với các nguyên tắc quy định trong BLDS.
3/ Về ví dụ:
Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình có quy định Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi. Như vậy có nghĩa là Luật không quy định trẻ em không bị bỏ rơi thì không được nhận làm con nuôi. Nhưng tập quán của một số dân tộc thiểu số lại bắt buộc người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em không có nơi nương tựa và không tự nuôi sống được bản thân.
Khi có tranh chấp về việc nuôi con nuôi của các dân tộc đó, nếu người con nuôi vẫn còn nơi nương tựa thì Toà án không được công nhận quan nuôi con nuôi, nếu các bên không có thoả thuận.
Hoặc Điều 68 quy định một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Như vậy có nghĩa là pháp luật không quy định chỉ những người đã có vợ hoặc chồng mới được nhận con nuôi, mà người độc thân cũng có thể nhận con nuôi.
Nhưng tập quán một số dân tộc thiểu số lại quy định người nhận con nuôi phải là người có vợ hoặc có chồng. Khi xảy ra tranh chấp thì phải áp dụng tập quán đó, nếu các bên không có thoả thuận.
Bạn có thể tìm đọc danh mục phong tục tập quán được áp dụng, cần vận động xoá bỏ và nghiêm cấm áp dụng ban hành kèm theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!