Ăn cắp máy tính xách tay.

Chủ đề   RSS   
  • #175320 30/03/2012

    van30071992

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ăn cắp máy tính xách tay.

     cho toi hoi an cap may tinh cua ban sau do tra lai nhung van bi cong an khoi to ve toi an cap tai san.nguoi bi hai da lamdon bai nai va lam don giamnhe toi an cho bi can.bi can co nhiu tinh tiet duoc giam nhe .vay xin hoi luat su bi can se bi xu toi nhe nhat la gi vay? va cho toi hoi neu duoc huong an treo thi ben toa an co guoi ve truong khong vay?toi co can thiet phai thue luat su bao chua cho vu an nay khong vay?

    và cho tôi hỏi nêu cần một luật sư bào chữa thi hết khoảng bao nhiêu tiền?

    Tạm dich:

    Cho tôi hỏi: Ăn cắp máy tính xách tay của bạn sau đó trả lại nhưng vẫn bị công ăn khởi tố về tội ăn cắp tài sản. Người bị hại vẫn làm đơn bãi nại và làm đơn giảm nhẹ tội án cho bị can. Bị can có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Vậy xin hỏi Luật sư bị can sẽ bị xử tội nghẹ nhất là gì vậy? Và cho tôi hỏi nếu được hưởng án treo thì bên Tòa có gửi về trường không vậy? Tôi có cần thiết phải thuê luật sư bào chữa cho vụ này không?

    Và cho tôi hỏi nếu cần một Luật sư bào chữa thì hết khoản bao nhiêu tiền?

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 08/07/2012 11:30:58 SA Cập nhật bởi van30071992 ngày 30/03/2012 02:04:14 CH Lần sau bạn nhớ viết tiếng Việt có dấu.
     
    3249 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #199486   08/07/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào

    Xin được hỏi bạn những thông tin sau:

    1/ Máy tính này giá trị hiện tại khoản bao nhiêu?

    2/ Cơ quan điều tra khởi tố theo quy định tại điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự?

    Đơn xin bãi nại của bên bị hại là tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại điều 46 BLHS. Bạn tham khảo thêm:

    Điều 46.  Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

    Điều 47.  Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

    Để được hưởng án treo thì bạn phải có đủ các điều kiện sau:

    Tại Nghị quyết số01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.

    Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.

    c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

    d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.

    Bạn vui lòng cung cấp thông tin thêm để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

    Chúc bạn thành công!

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 08/07/2012 02:57:51 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |