Ai sẽ bảo vệ cho người đứng ra tố cáo tham nhũng?

Chủ đề   RSS   
  • #8898 24/09/2008

    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Ai sẽ bảo vệ cho người đứng ra tố cáo tham nhũng?

    Thời gian vừa qua, thật kinh hoàng khi thấy biết bao sự trả thù đối với những người dám đứng ra tố cáo tham nhũng, tiêu cực. Mời các bạn xem vài câu chuyện dưới đây:

    Bị trả thù vì tố cáo tiêu cực? 


    Bị trả thù vì tố cáo tham nhũng


    Thật không thể tin nổi, người nhà nước mà lại đi thuê Xã hội đen, côn đồ để thanh toán những người dân lương thiện dám đứng ra vạch trần cái xấu, loạn, đúng là loạn rồi... cứ thế này thì ai mà dám nữa chứ? Yên thân yên phận cơm ngày 3 bữa cho rồi? Mình mong có câu trả lời, từ các nhà chức trách và hiện giờ là chính các bạn.
     
    27238 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #8899   23/07/2008

    rockquenem
    rockquenem

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đó là vấn đề bức xúc chung của xã hội hiện tại nhất là tầng lớp những ng` nghèo khó.Cho nên mới dẫn đến tình trạng có nhìn thấy có biết cũng phớt lờ đi.Một thực trạng đáng buồn của xã hội Vn
     
    Báo quản trị |  
  • #8900   23/07/2008

    BenBenBen
    BenBenBen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/06/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 42
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có gì thì lên đây "méc" cũng được mà
    Chứ cái diễn đàn này để làm gì mà không để lên đây
    Post lên, thế nào cũng có người quan tâm.
    Ai biết được, có khi thanh tra chính phủ cũng vô đây đọc bài của chúng ta thì sao
    ================
    Có thể lắm
    ================
    Nhưng ai post cái gì thì post - tui không có xúi à nha!!!!!
    kakakaka
     
    Báo quản trị |  
  • #8901   23/07/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Một cây làm chẳng nên non...

    #ff0000;">Nhưng ai post cái gì thì post - tui không có xúi à nha!!!!!
    #ff0000;">
    #ff0000;"> #ff0000;">
    #ff0000;">
    #ff0000;"> Bạn BenBenBen  ơi!!! Xúi thì có sao đâu nào, chúng ta phải cùng liên kết lại, hỗ trợ nhau, cùng góp tiếng nói chung chứ, Một cây làm chẳng nên non mà.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pH___1 vì bài viết hữu ích
    dinhngocdungst (23/11/2011)
  • #8902   23/07/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Nội dung bài báo này chỉ thể hiện ý kiến cá nhân của ông Ân ( anh trai của nạn nhân Phong ) rằng đây là việc thuê mướn côn đồ thanh toán người đã tố cáo tham nhũng. Sự thật như thế nào, có đúng như thế hay không còn chờ cơ quan điểu tra của Công An xác minh làm rõ, cho nên chúng ta đừng vội vàng bình luận sự việc.

    Tôi muốn nhắc các bạn rằng đấu tranh chống tham nhũng ngoài việc gan dạ, kiên trì, dũng cảm còn phải hết sức khôn khéo.
     
    Báo quản trị |  
  • #8903   25/07/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Tôi đồng ý với bạn TVTT

    Tại sao người ta tham nhũng? Ai có thể tham nhũng? Phòng chống thế nào?... tôi nghĩ không phải là chuyện một sớm một chiều

    Tại sao người ta tham nhũng?

    Đầu tiên đó là theo tôi nghĩ, đồng tiền đã làm mờ đi lý trí của họ, hoặc họ chưa đủ vững lòng trước đồng tiền. Có những người đang trong sạch, nhưng có một ngày nào đó, khách quan hoặc chủ quan, rơi vào một hoàn cảnh, tình thế nào đó rồi từ từ lún sâu vào lúc nào không hay, rồi khi phát hiện ra thì lại bình thường hóa như là đi chợ hay siêu thị mua đồ. Theo tôi do mãnh lực của đồng tiền là nguyên nhân chính.


    Ai có thể tham nhũng?

    Dĩ nhiên, có thể tôi, có thể bạn là những phó thường dân (tôi chỉ dám nói là phó thường dân thôi) không thể nào tham nhũng được, nghĩa là theo tôi những người có chức có quyền mới có thể tham nhũng, quyền chức càng cao, càng trọng thì tham những sẽ càng khéo và càng lớn, nghĩa là mức độ tham những sẽ tỉ lệ với chức vụ mà người đó nắm giữ.


    Làm sao phòng tránh?


    Như tôi đã nói, chức càng to tham nhũng càng lớn, mà muốn làm to làm lớn thì phải thế nào? Điều không thể phủ nhận là có khả năng, có tài, có chất xám, chỉ có điều đã sử dụng sai chỗ, phục vụ cho mục đích, lý do không chính đáng của cá nhân. Cho nên, muốn chống lại những người này thì chắc chắn cũng phải là những người  có tài, không những có tài mà còn phải có tâm. Địch ở trong tối, ta ở ngoài sáng mà. Nhưng điều quan trọng là "Hãy hành động đi". Hành động như thế nào? Tôi chưa nghĩ ra được, đành nhờ các bạn đưa phương án.


    Cơ chế bảo vệ cho người chống tham nhũng?

    Một điều quan trọng ta không nên đi lạc đề là chế độ bảo mật thông tin, tuyên truyền cho toàn thể quần chúng phương án, cách thức để tố cáo một cá nhân, tập thể tham nhũng (Ai tham nhũng thì làm sao, tố cáo như thế` nào. Cấp nào tham những thì nên báo cho cấp nào.... Tránh bị xem là công cụ để hạ thấp, bôi nhọ danh dự và uy tín của người khác.


    Còn ý kiến của các bạn thì sao? Phương án và cách thức để bảo vệ người tố cáo tham nhũng.

     
    Báo quản trị |  
  • #8904   19/09/2008

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    chỉ cần có đơn thì cán bộ phải bị sờ gái!

    Theo mình nghĩ muốn chống tham nhũng thật sự thì phải làm như sau.

    - "Thưa anh chúng tôi nghi ngờ anh tham nhũng mời về hỗ trợ điều tra" phim nước ngoài!

    - Có như vậy mới đựoc, trách nhiệm tìm chứng cứ phải thuộc về cơ quan điều tra.

    - Còn ngưòi dân chỉ cần phát giác và khai báo là được, chứ ai mà rảnh đi rình mò,điều tra,... không biết có kết quả hay không!
     
    Báo quản trị |  
  • #9307   20/12/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Công chưa thấy đã thấy có tội

    Nếu đọc được bài báo này liệu có ai dám đương đầu ra mà chống tham nhũng. Đúng là chưa được vạ mà má đã sưng:

    Thứ Năm, 08/10/2009, 08:59

    Mất chức vì chống tiêu cực

    TP - Tại một DN Nhà nước ở Nghệ An, ông Chủ tịch HĐQT tố cáo giám đốc điều hành tham nhũng. Những nội dung tố cáo được cơ quan công an khẳng định là có cơ sở. Nhưng khi cuộc chiến chưa kết thúc thì ông bị mất chức và bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng.

    Người chống tham nhũng, tiêu cực bị thôi chức, ai còn dám đứng ra giữ tài sản của Nhà nước ở doanh nghiệp này. Ảnh: P.S

    Tố cáo tiêu cực

    Cty cổ phần Nông sản xuất nhập khẩu tổng hợp Nghệ An (sau đây gọi là Cty) là doanh nghiệp Nhà nước, có vốn điều lệ hơn 5 tỷ đồng, trong đó Tổng Cty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chiếm 51%.

    Cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ Cty, bắt đầu từ tháng 7/2007, khi ông  Chủ tịch HĐQT Cty nghỉ hưu, ông Trần Đức Vinh giám đốc điều hành lên thay, đồng thời là người đại diện vốn của chủ sở hữu SCIC. Cũng thời điểm đó, ông Nguyễn Lương Tuân giữ chức giám đốc điều hành Cty, thay ông Vinh.

    Sau khi làm giám đốc, hầu như mọi hoạt động kinh doanh của Cty ông Tuân tự quyết, không thông qua HĐQT. Có những thương vụ, đáng ra Cty lãi lớn thì ông Tuân lại nhường phần lãi ấy cho đối tác, Cty chịu thua thiệt...

    Với tư cách Chủ tịch HĐQT, đại diện vốn chủ sở hữu, ông Vinh không thể ngồi yên. Ông lần lượt yêu cầu Ban kiểm soát Cty kiểm tra hoạt động kinh doanh của Cty, báo cáo tình hình với lãnh đạo SCIC, đồng thời đề nghị công an vào cuộc. 

    Ngày 25/9/2008, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An- Thiếu tướng Võ Trọng Thanh có văn bản kết quả xác minh, khẳng định những nội dung đơn của ông Vinh có cơ sở, Cty có biểu hiện móc ngoặc giữa A và B, mục đích để hưởng chênh lệch giá. Ông Tuân còn có dấu hiệu đã dựng lên nhiều hợp đồng giả bán hàng cho các doanh nghiệp Trung Quốc để vay vốn, đồng thời gian lận tiền hoàn thuế VAT...

    Từ những sai phạm đó, tướng Thanh đã đề nghị kỷ luật nghiêm đối với ông Nguyễn Lương Tuân, Giám đốc Cty; Nguyễn Đình Lý, quyền trưởng phòng kinh doanh XNK; Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Xí nghiệp kinh doanh XNK nông sản Vinh.

    Hậu quả tới ngay

    #e8eefa;">
    Quá bất bình với cách hành xử của lãnh đạo SCIC, ông Trần Đức Vinh có đơn gửi Chủ tịch HĐQT SCIC, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, đồng thời gửi đơn đến Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, đã nhiều tháng nay ông Vinh không nhận được hồi âm.

    Theo Quy chế của SCIC, khi xử lý cán bộ chủ chốt của Cty, người đại diện vốn phải xin ý kiến SCIC bằng văn bản. Bản thân ông Vinh đã ba lần có văn bản xin ý kiến lãnh đạo SCIC về việc xử lý ông Tuân.

    Cả ba lần, lãnh đạo SCIC đều yêu cầu Cty thành lập hội đồng kỷ luật; Tổng giám đốc SCIC Trần Văn Tá yêu cầu, hội đồng kỷ luật phải bao gồm đầy đủ HĐQT, và cả Bí thư Đoàn TNCS.

    Theo ông Vinh, người bị kỷ luật (ông Tuân là thành viên HĐQT) không được là thành viên hội đồng kỷ luật, chỉ được quyền tham gia nhưng không được bỏ phiếu, mặt khác ông Tuân không phải là đoàn viên nên việc cơ cấu Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hội đồng kỷ luật là không đúng.

    Khi lập hội đồng kỷ luật, HĐQT không làm đúng chỉ đạo của SCIC. Lập tức ông Vinh gánh hậu quả: Ngày 10/4/2009, HĐQT cách chức ông Tuân, thì ngày 15/4/2009, Tổng giám đốc SCIC Trần Văn Tá có quyết định chấm dứt tư cách người đại diện vốn đối với ông Vinh, với lý do đã dám trái lệnh SCIC, khi lập hội đồng kỷ luật không đúng chỉ dẫn.

    Từ người có công giữ tài sản cho Nhà nước, ông Vinh chẳng được tuyên dương, còn bị cho thôi chức Chủ tịch HĐQT Cty. Hệ lụy theo ông, bà Nguyễn Thị Minh Hà, Kế toán trưởng Cty, hai trong số ba thành viên  HĐQT bỏ phiếu cách chức ông Tuân, cũng bị SCIC lấy quyền cổ đông chiếm đa số vốn của Cty, bỏ phiếu bãi nhiệm thành viên HĐQT.

    Không chỉ thế,  mới đây, Đảng ủy các Doanh nghiệp Nghệ An, đã kỷ luật cảnh cáo về Đảng đối với ông Vinh, với lý do gây mất đoàn kết nội bộ, trong khi ông Tuân, người mắc sai phạm cũng chỉ bị kỷ luật cảnh cáo như ông.

    ---------------- 

    Còn nữa

    Bá Kiên

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #9308   30/10/2009

    phamvuongquoc
    phamvuongquoc

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi muốn sẻ chia cùng bạn

    Thật buồn khi thực tế hiện này là thế,

    Câu hỏi đặt ra là do đâu? tôi nghĩ rằng câu nói của cổ nhân thật đúng "nhà dột từ nóc" và phải xem nhà của chúng ta có thực sự bị dột từ nóc không? và nếu có vì sao không sửa?


    Hãy nhìn vàohàng nghìn vụ án có dấu hiệu tham nhũng (chỉ có dấu hiệu thôi) sau đó sẽ còn lại bao nhiêu vụ thực sự được giải quyết theo đúng luật hay là giải quyeu61t vừa "triệt" vừa "để".


    Nếu nói rằng: chúng ta không có tham nhũng thì chẳng ai tin và để tranh luận được vấn đế tôi nghĩ rằng phải mất hàng nghìn, thậm chí chục nghìn trang giấy A4, chưa nói là việc thực hiện nó thì không dễ chút nào.


    Tham nhũng: 


    + Ai có thể tham nhũng?
    + Vì sao họ tham nhũng?
    + vì sao họ không bị xử lý?
    + Vì sao bị xử lý vẫn tiếp tục tham nhũng?
    + Ai chống tham nhũng?
    + Người chống tham nhũng có được vinh quang, đường công danh rộng mở không? hay là bị tơi bời khói lửa
    + luật pháp có thiếu không?

    Thật buổn

     
    Báo quản trị |  
  • #9309   31/10/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Cám ơn bạn phamvuongquoc đã tham gia chủ để này. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì có mấy vấn đề muốn trao đổi cùng bạn sau đây:

    - Thứ nhất, về cơ sở pháp luật để phòng – chống tham nhũng thì không thiếu, có thiếu chăng là thiếu những người thi hành pháp luật. Đến những cơ quan bảo vệ pháp luật, những người được nhà nước trao quyền bảo vệ pháp luật còn tham nhũng thì làm sao mà PHÒNG và CHỐNG được.

    - Thứ hai, Tham nhũng từ đâu mà ra? Từ chính những người được Nhà nước trao cho những quyền hành nhất định. Giả sử, tôi là một người dân, quanh năm chân lấm tay bùn thì quá lắm cũng chỉ dám ĐƯA HỐI LỘ hoặc MÔI GIỚI HỐI LỘ thôi. Không làm thì cũng kẹt, hồ sơ của mình sẽ bị giam tới bến và đi lên đi xuống hàng chục lần. Thôi thì cái tiền chi phí đi lên đi xuống đưa họ làm một lần cho xong. Đôi khi cũng biết là mình làm vậy là trái pháp luật nhưng cả làng, cả nước làm vậy, mình có dám to còi mà chống không? Cẩn thận không lại giống như trường hợp bác Vinh trên đây thì chết .

    - Thứ ba, có cả ngàn lý do để biện minh cho hành vi tham nhũng nhưng cái cơ bản nhất vẫn là BẢN CHẤT THAM LAM - ĐẠO ĐỨC THÂM SÌ. Nhiều người viện lý do lương thấp không đủ sống nhưng nếu so đi tính lại thì người dân vẫn khổ hơn nhiều. Và rồi, quan lớn tham thì quan bé buộc phải tham theo chứ không lấy tiền đâu mà CUNG - PHỤNG.

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #8926   06/10/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Góp ý về Dự thảo: Chiến lược phòng chống tham nhũng đến năm 2020

    CHÍNH PHỦ
    ------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ------------

    Số: …/2008/NQ-CP

    Dự thảo
    08/7/2008

    Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2008

     

    CHIẾN LƯỢC

    PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020

    I. BỐI CẢNH BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC

    Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Những kết quả đạt được từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế tạo ra tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới đất nước đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng.

    Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, nhiều Nghị quyết của Đảng đã đưa ra những chủ trương, chính sách, giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/08/2006). Luật Phòng, chống tham nhũng cũng đã được ban hành, là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác phòng, chống tham nhũng. Việt Nam cũng tích cực tham gia các sáng kiến quốc tế và khu vực để góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Việc thực hiện những chủ trương, chính sách, giải pháp nêu trên đã mang lại những kết quả bước đầu quan trọng, được dư luận quần chúng đồng tình, bạn bè quốc tế ủng hộ.

    Mặc dù vậy, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

    Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ; việc kiện toàn các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, đội ngũ cán bộ, công chức thiếu tính chuyên nghiệp, phẩm chất, đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức bị xuống cấp; việc tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về phòng, chống tham nhũng được đề ra trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả chưa cao, đặc biệt là thiếu một chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng tổng thể, dài hạn.

    Vì vậy, việc ban hành “Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020” là cần thiết, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 (dưới đây gọi tắt là Chiến lược) xác định các mục tiêu căn bản, lâu dài cũng như những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, đề ra các giải pháp toàn diện, đồng bộ với một kế hoạch hành động cụ thể có lộ trình và bước đi thích hợp. Chiến lược này cũng xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và xã hội trong việc tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của Chiến lược.

    II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM

    1. Mục tiêu

    1.1. Mục tiêu chung:

    Mục tiêu chung của Chiến lược là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước nói chung, cơ chế phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng nói riêng.

    1.2. Mục tiêu cụ thể:

    1.2.1. Hạn chế tối đa điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và ban hành pháp luật, nhất là các văn bản áp dụng pháp luật.

    1.2.2. Minh bạch hóa nền công vụ, cá thể hóa trách nhiệm trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng, thưởng phạt công minh nhằm kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi.

    Tính phục vụ của nền hành chính được tăng cường; các chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp được củng cố và phát triển.

    1.2.3. Xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, có tính cạnh tranh, hạn chế tối đa tệ hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước và trong giao dịch thương mại.

    1.2.4. Tính trách nhiệm, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng được nâng cao.

    Chính sách xử lý đối với tham nhũng, đặc biệt là chính sách hình sự, chính sách tố tụng hình sự tiếp tục được hoàn thiện; hệ thống đo lường, giám sát tham nhũng được thiết lập.

    1.2.5. Vai trò của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng được tăng cường.

    2. Quan điểm

    2.1. Phòng, chống tham nhũng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

    2.2. Vừa tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính. Gắn phòng, chống tham nhũng với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu.

    2.3. Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.

    2.4. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài trong công tác phòng, chống tham nhũng.

    III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

    1. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động công quyền

    1.1. Triển khai thực hiện nghiêm túc quy định của Luật phòng, chống tham nhũng về công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức ở tất cả các ngành, các cấp và trong các lĩnh vực;

    1.2. Minh bạch hóa quá trình hoạch định, trình, ban hành chính sách, pháp luật;

    Minh bạch hóa quá trình chuẩn bị, trình, ban hành quyết định, văn bản hành chính gắn liền với việc cải cách thủ tục hành chính;

    1.3. Tổng rà soát, sửa đổi pháp luật về bí mật nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi bí mật nhà nước ở mức cần thiết;

    1.4. Xây dựng và thực hiện nghiêm cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân, có chế tài đối với người có chức vụ, quyền hạn trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin chính thức về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế người phát ngôn của các cơ quan nhà nước; xây dựng và ban hành Luật tiếp cận thông tin;

    1.5. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn lực công đảm bảo tính công khai, minh bạch; hình thành các trung tâm đấu thầu theo khu vực để thực hiện việc mua sắm công tập trung; thực hiện cơ chế đấu giá công khai khi bán, thanh lý, giao, cho thuê tài sản công.

    2. Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ

    2.1. Thực hiện phân công, phân cấp rành mạch, rõ ràng; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi cấp quản lý, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý.

    Quy định rõ chức trách của từng vị trí công tác, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và căn cứ vào kết quả thực hiện chức trách đó để đánh giá cán bộ, công chức.

    Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực thi công vụ ở những vị trí trực tiếp giải quyết các yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp;

    2.2. Hoàn thiện và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; kiên quyết xử lý kịp thời các vi ph���m trong quản lý và sử dụng cán bộ, công chức;

    2.3. Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng;

    2.4. Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, phụ cấp bảo đảm để cán bộ, công chức có mức thu nhập tương đương mức thu nhập khá trong xã hội, thực hiện chính sách tiền lương thỏa đáng trong một số lĩnh vực đặc thù;

    2.5. Công bố công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán bộ, công chức, trước hết là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    Sửa đổi các quy định về quản lý, sử dụng nhà công vụ; xử lý nghiêm minh các vi phạm trong việc quản lý, sử dụng nhà công vụ;

    2.6. Sửa đổi, bổ sung các quy định về minh bạch hóa tài sản, thu nhập theo hướng mở rộng đối tượng, từng bước công khai và quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập; thực hiện việc chi trả tài khoản đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức;

    2.7. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và triển khai thực hiện cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;

    2.8. Đẩy mạnh việc xây dựng, công bố công khai và tăng cường giám sát việc thực hiện các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;

    2.9. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

    3. Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng

    3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

    Thực hiện minh bạch và nhất quán các chính sách kinh tế đối với doanh nghiệp;

    3.2. Xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế để các doanh nghiệp hạch toán một cách chính xác, khách quan, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được phản ánh đồng thời trong cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế; thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp;

    3.3. Phát huy vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng thông qua việc xây dựng và thực hiện văn hóa kinh doanh lành mạnh, phí tham nhũng; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi nhũng nhiễu, đòi hối lộ của cán bộ, công chức; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở trong cơ chế, chính sách tạo cơ hội phát sinh tham nhũng.

    Xử lý nghiêm hành vi hối lộ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong việc tham gia đấu thầu, đấu giá hoặc thực hiện hành vi gian lận thương mại; công bố công khai danh tính các cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm;

    3.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật về việc thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi giải phóng mặt bằng theo nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất bị thu hồi, quyền lợi của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước; bảo đảm công khai và xử lý nghiêm những sai phạm quy hoạch sử dụng đất;

    3.5. Tổng kết thực tiễn, hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt chú trọng việc xử lý tài sản công trong quá trình thực hiện cổ phần hóa;

    3.6. Hoàn thiện pháp luật về thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường lao động; nghiên cứu quy định việc bắt buộc đăng ký bất động sản, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản và thanh toán qua tài khoản; xây dựng Luật Chống rửa tiền.

    4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng.

    4.1. Nghiên cứu sửa đổi pháp luật về thanh tra theo hướng phân định rõ thanh tra theo cấp hành chính và thanh tra theo ngành, lĩnh vực;

    Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chuyển mạnh sang thực hiện chức năng giám sát hành chính và tăng cường thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ công vụ; tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án nhằm kết hợp hoạt động thanh tra hành chính với hoạt động kiểm tra của Đảng.

    Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực tập trung vào thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính, bảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội;

    Tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra;

    4.2. Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về kiểm toán nhằm phân định phạm vi hoạt động giữa kiểm toán nhà nước và thanh tra tài chính theo hướng kiểm toán nhà nước tập trung vào kiểm toán ngân sách nhà nước.

    Hoàn hiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán; đề cao trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên về tính chính xác, khách quan của các báo cáo kiểm toán.

    4.3. Nghiên cứu sửa đổi pháp luật theo hướng tăng hình thức phạt tiền; miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng đã thực hiện hành vi tham nhũng nhưng chủ động khai báo, khắc phục hậu quả, hoàn thiện cơ chế xử lý tài sản tham nhũng;

    4.4. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử;

    4.5. Nghiên cứu xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, tăng cường chế độ trách nhiệm và tăng mức độ xử lý đối với hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng;

    4.6. Tiếp tục kiện toàn các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng; nghiên cứu thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng quốc gia;

    4.7. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; tăng cường trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại, nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện hành vi tham nhũng.

    5. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng

    5.1. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về biểu hiện, tác hại của tham nhũng và trách nhiệm của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng; tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng;

    5.2. Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong công tác phòng, chống tham nhũng;

    5.3. Phát huy vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng; đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các vụ việc tham nhũng cho các cơ quan báo chí; xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp vào đào tạo liêm chính cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên;

    5.4. Tạo điều kiện để các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tham gia vào việc xây dựng chính sách, pháp luật; khuyến khích các hiệp hội phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện văn hóa kinh doanh;

    5.5. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ, khen thưởng người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng; tôn vinh, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tham nhũng; xử lý nghiêm minh những trường hợp lợi dụng quyền tố cáo để vu khống, gây rối nội bộ làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

    6. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế theo dõi, đánh giá tình hình tham nhũng và kết quả phòng, chống tham nhũng

    6.1. Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng đảm bảo tập hợp đầy đủ số liệu và nội dung các vụ việc tham nhũng làm cơ sở cho việc thống kê, phân tích, đánh giá, dự báo về tình trạng tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng;

    6.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu về phòng, chống tham nhũng theo hướng bảo đảm thông tin chính xác, phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành;

    6.3. Xây dựng cơ chế công khai kết quả đánh giá thực trạng tham nhũng, kết quả phòng chống tham nhũng của Việt Nam; chủ động công khai các vụ án tham nhũng trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm;

    6.4. Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ số đánh giá mức độ công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ số đánh giá đo lường mức độ tham nhũng và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng;

    6.5. Thực hiện điều tra xã hội học các chi phí không chính thức của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; đo lường, đánh giá tác động của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội;

    7. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

    7.1. Hoàn thành việc phê chuẩn và thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, củng cố và mở rộng các mối quan hệ hợp tác theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa với các tổ chức của Liên hợp quốc, các mối quan hệ đa phương, song phương trong phòng, chống tham nhũng; gia nhập và tổ chức thực hiện nghiêm túc các điều ước quốc tế và khu vực có nội dung tiến bộ trong phòng, chống tham nhũng;

    7.2 Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho cộng đồng quốc tế và đại diện ngoại giao, các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài về những nỗ lực, kết quả đạt được trong phòng, chống tham nhũng của Việt Nam;

    7.3. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc nâng cao khả năng phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

    IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

    Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 được thực hiện theo 3 giai đoạn:

    Giai đoạn thứ nhất (từ nay đến năm 2011)

    Sau khi Chiến lược được ban hành, trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan chủ động đưa các nội dung của Chiến lược vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp được nêu trong Chiến lược.

    Trong giai đoạn này tập trung thực hiện các giải pháp về tăng cường công khai, minh bạch và các giải pháp khác để nâng cao năng lực phòng ngừa tham nhũng.

    Tổ chức sơ kết việc thực hiện giai đoạn thứ nhất của Chiến lược vào cuối năm 2011.

    Giai đoạn thứ hai (từ năm 2011 đến năm 2016)

    Phát huy các kết quả đã đạt được, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 được xác định qua sơ kết giai đoạn thứ nhất và yêu cầu của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ khóa mới.

    Trong giai đoạn này tập trung thực hiện các giải pháp về hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

    Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng làm căn cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng phù hợp với tình hình mới.

    Sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược đến năm 2016; bổ sung các giải pháp mới cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển.

    Giai đoạn thứ ba (từ năm 2016 đến năm 2020)

    Phát huy các kết quả đã đạt được, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 được xác định qua sơ kết giai đoạn thứ hai và yêu cầu mới của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

    Trong giai đoạn này tiếp tục làm tốt các giải pháp đã được thực hiện trong các giai đoạn trước, triển khai các giải pháp còn lại, trong đó chú trọng đến việc đổi mới chính sách hình sự liên quan đến xử lý tham nhũng, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược.

    Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2020.

    V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì thực hiện và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020;

    1. Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giúp Chính phủ xây Kế hoạch thực hiện Chiến lược này.

    2. Chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong kế hoạch của Chính phủ.

    3. Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát hệ thống văn bản luật, nghị quyết, pháp lệnh để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung ban hành nhằm thực hiện Chiến lược

    4. Giao các cơ quan của Chính phủ phối hợp với cơ quan, tổ chức khác thực hiện những nội dung liên quan đến phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đó được nêu trong Chiến lược này.

    5. Kiến nghị các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

    Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc “Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020”; đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các cơ quan báo chí cùng toàn thể nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát việc th���c hiện Chiến lược này./.

     

     

    Nơi nhận:
    - …

    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Tấn Dũng


    DỰ THẢO
    ngày 08/07/2008

     




    KẾ HOẠCH

    HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
    (ban hành kèm theo Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020)

    STT

    Giải pháp

     

    Nội dung hoạt động cụ thể

    Sản phẩm

    Cơ quan chủ trì

    Cơ quan phối hợp

    Thời hạn

    Ghi chú

    I

    Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động công quyền

    1

    Công khai các thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương

    Các đề án

    Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

    Bộ NV, VPCP, Bộ TP

    6/2011

     

    2

    Công khai các hoạt động thanh tra, điều tra, kiểm toán, công tố, xét xử

    Quy định

    VPBCĐTW về PTN

    VPCP, Bộ TP, Bộ NV, TTCP, Bộ CA, TATC, VKSTC

    6/2010

     

    3

    Minh bạch hóa quá trình hoạch định, trình, ban hành chính sách, pháp luật

    Đề án

    Bộ TP

    VPCP

    6/2010

     

    4

    Minh bạch hoá quá trình ban hành quyết định hành chính (quyết định cá biệt)

    Đề án

    Bộ TP

    VPCP, Bộ NV, Bộ TC, Bộ KH&ĐT

    1/2011

     

    5

    Tổng rà soát để sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước

    Báo cáo

    Bộ CA

    Bộ TP, VPCP, TTCP

    12/2009

     

    6

    Luật bí mật Nhà nước

    Dự thảo

    Bộ CA

    Bộ TP, VPCP

    6/2010

     

    7

    Giám sát việc thực hiện pháp luật về bí mật nhà nước

    Đề án

    Bộ TT&TT

    VPCP, Bộ TP, Bộ NV

    từ 1/2011

     

    8

    Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính trong việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch

    Nghị định

    VPCP

    Các bộ, ngành liên quan

    6/2010

     

    9

    Đánh giá việc xây dựng và vận hành của Chính phủ điện tử

    Báo cáo

    VPCP

    Các bộ, ngành liên quan

    6/2011

     

    10

    Xây dựng trung tâm đấu thầu theo khu vực để thực hiện việc mua sắm công tập trung

    Đề án

    Bộ KH&ĐT

    Bộ Tài chính

    6/2010

     

    11

    Trình tự, thủ tục bán, thanh lý, giao, cho thuê tài sản công

    Quy định

    Bộ TC

    Các bộ, ngành liên quan

    6/2010

     

    12

    Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng

    Kế hoạch

    VPBCĐTW về PCTN

    TTCP, VPCP các bộ, ngành liên quan

    6/2009

     

    13

    Sửa luật ban hành VBQPPL và Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND

    Đề án

    Bộ TP

    VPCP, UBND cấp tỉnh

    1/2010

     

    14

    Luật tiếp cận thông tin

    Dự thảo

    Bộ TP

    VPCP, Bộ NV

    6/2009

     

    II

    Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ

    1

    Luật công vụ

    Dự thảo

    VPCP

    Bộ NV

    6/2009

     

    2

    Luật Thủ tục hành chính

    Dự thảo

    VPCP

    Bộ TP

    6/2010

     

    3

    Phân cấp giữa các cấp hành chính

    Đề án

    Bộ NV

    VPCP

    6/2009

     

    4

    Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công vụ, công chức

    Kế hoạch

    Bộ NV

    VPCP

    1/2010

     

    5

    Thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động CBCC

    Kế hoạch

    Bộ NV

    VPCP

    1/2010

     

     

    Thi tuyển một số chức danh quản lý

    Quy chế

    Bộ NV

    VPCP

    1/2010

     

    6

    Quy định về việc miễn chức, bãi nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ

    Báo cáo

    TTCP

    Bộ NV, VPCP

    6/2009

     

    7

    Tổng kết việc thực hiện, đề nghị sửa đổi, hoàn thiện pháp luật quy định về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng theo Nghị định 107/2006/NĐ-CP

    Quy định

    Bộ TC

    TTCP, Bộ NV, NHNN

    6/2009

     

    8

    Kiểm soát tài sản, thu nhập; Quy định bắt buộc giao dịch qua tài khoản đối với các khoản chi tiêu từ ngân sách

    Đề án

    Bộ TC

    Bộ NV, TTCP

    6/2010

     

    9

    Quy định đối với CBCC nghĩa vụ chứng minh về nguồn gốc tài sản

    Quy định

    TTCP

    Bộ NV, VPCP

    6/2010

     

    10

    Tổng kết việc thi hành; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế minh bạch hóa việc thực hiện kê khai tài sản theo Nghị định 37/2006/NĐ-CP

    Đề án

    Bộ LĐTBXH

    Bộ NV

    1/2010

     

    11

    Tăng lương đối với một số lĩnh vực đặc thù

    Đề án

    Bộ NV

    Bộ TC, Bộ LĐTB&XH

    6/2009

     

    12

    Hệ thống chế độ định mức, tiêu chuẩn của CBCC

    Quy định

    Bộ TC

    VPCP Bộ KH&ĐT

    9/2009

     

    13

    Sửa đổi quy định về xây dựng nhà công vụ và cơ chế, chính sách quản lý nhà công vụ

    Đề án

    TTCP

    Bộ TT&TT, Hội nhà báo

    6/2009

     

    14

    Giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập của CBCC

    Quy định

    TTCP

    Bộ TC

    6/2010

     

    15

    Sơ kết việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng và chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC

    Báo cáo

    Bộ NV

    VPCP, các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

    6/2011

     

    III

    Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng

    1

    Hoàn thiện pháp luật về tài chính, xây dựng, quy hoạch

    Báo cáo

    TTCP

    Bộ CA, Bộ QP, Bộ NV, các bộ, ngành liên quan

    6/2012

     

    2

    Tổng kết thực hiện Chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

    Báo cáo

    Bộ TC

    Các Bộ, ngành liên quan

    1/2011

     

    3

    Xây dựng Luật (pháp lệnh) về chống rửa tiền

    Báo cáo

    VP BCĐ

    TTCP, UBND cấp tỉnh

    6/2012

     

    4

    Hoàn thiện pháp luật về thuế

    Đề án

    Bộ TC

    VPCP, các bộ, ngành liên quan

    6/2014

     

    5

    Quy định về đăng ký bất động sản, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản và thanh toán qua tài khoản

    Quy định

    Bộ TP

    Bộ TC

    6/2014

     

    6

    Tổng kết 10 năm thực hiện Luật kế toán

    Báo cáo

    Bộ TC

    VPCP

    6/2014

     

    7

    Xây dựng văn hóa kinh doanh

    Đề án

    VCCI

    Bộ TC, Bộ KH&ĐT

    6/2009

     

    8

    Lập, công khai danh sách doanh nghiệp có liên quan đến tham nhũng

    Quy định

    Bộ KH&ĐT

    VCCI, Bộ TC, TTCP

    1/2012

     

    IV

    Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng

    1

    Sửa đổi Bộ Luật hình sự

    Đề án

    TATC

    Bộ TP, Bộ CA, VKSTC

    3/2009

     

    2

    Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự

    Đề án

    VKSTC

    Bộ TP, Bộ CA, TATC

    3/2009

     

    3

    Quy chế phối hợp giữa thanh tra, kiểm toán, điều tra và xử lý tội phạm tham nhũng

    Đề án

    TTCP

    KTNN, Bộ CA, VKSTC

    3/2009

     

    4

    Tổng kết 5 năm thực hiện Luật PCTN

    Báo cáo

    VPBCĐTW

    VPCP, TTCP

    6/2011

     

    5

    Nâng cao nghiệp vụ và kỹ thuật điều tra các tội phạm tham nhũng

    Đề án

    Bộ CA

    Bộ QP, VKSTC

    6/2010

     

    6

    Sơ kết hoạt động của BCĐTƯ về PCTN

    Báo cáo

    VPBCĐTW

    VPCP, các bộ, ngành liên quan

    6/2010

     

    7

    Sơ kết hoạt động của BCĐ PCTN ở địa phương

    Báo cáo

    VPBCĐTW

    BCĐ PCTN các tỉnh, tp

    6/2010

     

    8

    Quy định về chính sách đãi ngộ và chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức trong các cơ quan đơn vị chuyên trách chống tham nhũng

    Đề án

    Bộ NV

    Bộ LĐTB&XH

    1/2012

     

    9

    Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng

    Quy chế

    VPBCĐTƯ PCTN

    VPCP, TTCP

    1/2012

     

    10

    Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật, áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt trong việc phát hiện hành vi tham nhũng

    Đề án

    Bộ CA

    Bộ QP, VKSTC

    6/2011

     

    11

    Sơ kết 3 năm thực hiện cơ chế trao đổi thông tin, số liệu về PCTN; hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin, dữ liệu về PCTN

    Báo cáo

    TTCP

    Các bộ, ngành liên quan

    1/2011

     

    12

    Sửa đổi Luật thanh tra

    Đề án

    TTCP

    VPCP

    5/2009

     

    13

    Sửa đổi Luật Kiểm toán

    Đề án

    KTNN

    VPQH

    3/2009

     

    V

    Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng

    1

    Quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đào tạo liêm chính cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên

    Quy định

    Bộ TT&TT

    VPCP

    3/2009

     

    2

    Tham gia của hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề vào việc xây dựng chính sách, pháp luật

    Quy định

    VPCP

    TTCP

    6/2009

     

    3

    Tuyên truyền pháp luật pháp luật về phòng, chống tham nhũng

    Quy định

    Bộ TP

    TTCP, Bộ TT&TT

    1/2010

     

    4

    Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo

    Báo cáo

    TTCP

    Bộ TP, Bộ NV, Bộ GD&ĐT

    12/2011

     

    5

    Quy chế bảo vệ, khen thưởng người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng

    Quy chế

    Bộ NV

    TTCP, VPCP

    3/2010

     

    VI

    Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế theo dõi, đánh giá tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng

    1

    Hoàn thiện Hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng

    Đề án

    TTCP

    Bộ CA, Bộ QP, Bộ NV, các bộ, ngành liên quan

    6/2011

     

    2

    Công khai kết quả đánh giá thực trạng tham nhũng, kết quả phòng chống tham nhũng của Việt Nam

    Quy định

    VPBCĐTW

    VPCP, TTCP

    6/2013

     

    3

    Hệ thống tiêu chí đánh giá, đo lường tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng

    Quy định

    TTCP

    VPBCĐTW, VPCP, các bộ, ngành liên quan

    6/2013

     

    4

    Đánh giá định kỳ tác động của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

    Báo cáo

    VPCP

    Bộ TP

    từ 6/2013

     

    5

    Điều tra chi phí không chính thức của hộ gia đình

    Báo cáo

    Bộ KH&ĐT

    Bộ TC, Bộ NN&PTNT

    6/2009

     

    6

    Điều tra chi phí không chính thức của DN

    Báo cáo

    Bộ KH&ĐT

    TTCP, Bộ TC, Bộ NN&PTNT

    6/2009

     

    VII

    Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

    1

    Phê chuẩn và thực hiện Công ước LHQ về PCTN

    Tờ trình

    VPCP

    TTCP

    6/2009

     

    2

    Cung cấp thông tin, cho các đại diện ngoại giao, các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài

    Quy chế

    TTCP

    VPCP

    6/2011

     

    3

    Quy chế xét, phê duyệt các đề án, dự án quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng

    Quy chế

    Bộ KH&ĐT

    TTCP, Bộ TC

    6/2010

     

    4

    Quy chế điều phối, thực hiện các dự án cho lĩnh vực phòng, chống tham nhũng

    Đề án

    Bộ KH&ĐT

    TTCP, Bộ TC

    6/2010

     

    5

    Chuẩn bị đàm phán để gia nhập hoặc phê chuẩn các công ước quốc tế khác trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm nguy hiểm như: Công ước quốc tế về chống tội phạm rửa tiền, Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

    Đề án

    TTCP

    VPCP

    1/2010

     

     

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #8927   29/07/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Mời các bạn tham khảo Dự thảo Nghị quyết số .../2008/NQ-CP
    Và đặc biệt xin cảm ơn bạn NguyenThaiBinh đã cung cấp cho chúng ta nguồn tài liệu quý giá này!

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #8928   29/07/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn và khâm phục!


    Tôi chưa có thời gian đọc để tham gia ý kiến về nội dung văn bản nhưng tôi xin có ngay 1 ý kiến nhỏ:
    Tôi theo dõi vụ trao đổi giữa hai bạn ThaiBinh và Trojan mấy hôm nay. Tôi muốn cảm ơn Thai Binh, cảm ơn Trojan. Mà bạn đánh máy cũng nhanh nhỉ! Khâm phục! Mời hai bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #8929   29/07/2008

    BenBenBen
    BenBenBen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/06/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 42
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Góp ý - góp ý - góp ý

    Tài liệu này quý giá thật đó,


    Quý giá ở chổ Chính phủ chưa ban hành mà chúng ta đã được xem qua <= that's all

    Nhưng dù sao cũng cảm ơn ông Trojan và ông ThaiBinh gì đó (mấy hôm nay có theo dõi nên biết 2 ông này). Nếu có Dự thảo nào khác thì nhất định tôi sẽ “tham khảo” và góp ý với những người nhiệt tình như 2 bạn
    Bỏ ra 20 phút đọc xong thấy... Hông biết có nên nói ra hay không!?
    Thôi thì cứ nói lên suy nghĩ của tôi, ai không đồng ý thì cứ việc lên tiếng nhá

    Thứ nhất, nội dung của cái Dự thảo này chỉ liệt kê các công việc mà CQ Nhà nước “sẽ” thực hiện trong tương lai. Còn thực hiện việc đó sẽ đạt được kết quả như thế nào thì không thấy nhắc tới. “Kết quả” >>> ý tôi muốn nói là kết quả cụ thể như thế nào kà! Ví dụ như thế này mới là kết quả theo đúng ý tôi nà: chẳng hạn như  “đến tháng 01/2016 thì Việt Nam sẽ nằm trong top 10 quốc gia có nền chính trị “sạch” nhất .”


    Cái này hơi khó, đúng không? Nhưng ít ra chúng ta cũng phải đề ra được “kết quả” đạt được là gì chứ. Để mà khi đến deadline mới biết được hiệu quả làm việc của chúng ta như thế nào – ẹ hay là very good? đúng không – để mà còn dựa vào đó mà quy trách nhiệm và thưởng phạt nửa chứ, từ đó còn rút được kinh nghiệm nửa. Chứ chỉ nói khơi khơi là sẽ làm thì cuối cùng là có làm đó, nhưng mà chỉ là làm cho có.


    Không biết kinh phí thực tế đến khi thông qua cái Dự thảo này là bao nhiê? Nhưng chắc là “ngốn” Ngân sách 1 khoảng ko nhỏ đâu. => quy cho cùng lại là Lãng phí nửa.


    Thứ hai, không có ý kiến thứ hai…:D


    Cứ không nghe - không biết - không thấy là tốt nhất

    ==========================================================

     
    Báo quản trị |  
  • #8930   30/07/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Hey Ben - hey Ben - hey Ben

    Hey Ben!

    Không phải vô ích như BEN thấy đâu, này nhé:

    Nếu cái Dự thảo này mà được thông qua thì sẽ có các Luật mới sau đây sắp ban hành:

    1. Luật bí mật Nhà nước => tháng 06/2010
    2. Luật tiếp cận thông tin => tháng 06/2009
    3. Luật công vụ => tháng 06/2009
    4. Luật Thủ tục hành chính => tháng 06/2010
    5. Luật (Pháp lệnh) về chống rửa tiền => Chưa biết khi nào có dự thảo
    6.  

    Và các Luật sau đây sắp bị sửa đổi:

    1. Luật ban hành VBQPPL và Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND => tháng 01/2010
    2. Bộ Luật hình sự => tháng 03/2009
    3. Bộ luật Tố tụng hình sự => tháng 03/2009
    4. Luật thanh tra => tháng 05/2009
    5. Luật Kiểm toán => tháng 05/2009

    Và một số Quy định, quy chế, chương trình hoạt động khác nửa…

    Đừng nói là không có xài được gì nửa nhá

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #8931   04/10/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Lang thang, tình cờ tìm thấy cái này, cũng liên quan đến việc phòng, chống tham nhũng -> các bạn tham khảo luôn nè:

    CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Số 61/TTr–CP Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2007

    TỜ TRÌNH

    Về Dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

    ____________

    Kính gửi: Uỷ ban thường vụ Quốc hội

    Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ tư về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002 - 2007); sau một thời gian nghiên cứu, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn quản lý tài sản nhà nước trong hơn 10 năm qua; trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các chuyên gia trong và ngoài nước; khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để vận dụng vào thực tế xây dựng Dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở Việt Nam; Chính phủ kính trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội Dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước với những nội dung chủ yếu sau:

    I. VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

    1. Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

    Theo Hiến pháp năm 1992 thì: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là tài sản nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân. Đây là tiền đề, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

    Theo Điều 200 Bộ Luật Dân sự 2005 thì tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.

    Công tác quản lý tài sản nhà nước đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, nhất là từ khi có Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước. Những nguyên tắc quản lý tài sản nhà nước tại Nghị định này được coi là khung pháp luật cơ bản, điều chỉnh các nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Nhờ đó, công tác quản lý tài sản nhà nước đã thu được những kết quả quan trọng:

    Một là, đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật giúp cho việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước từng bước đi vào nề nếp, kỷ cương, kỷ luật, công khai minh bạch và có hiệu quả:

    - Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện đi lại và các trang thiết bị phục vụ cho các cán bộ, công chức, viên chức. Đây là các căn cứ quan trọng để xây dựng và bố trí dự toán ngân sách cho đầu tư, mua sắm và kiểm soát chi tiêu, đảm bảo công bằng, hiệu quả, công khai, minh bạch. Thực tế cho thấy, sau khi các tiêu chuẩn định mức, chế độ sử dụng tài sản được ban hành, việc mua sắm tài sản vượt chế độ tiêu chuẩn, sử dụng tài sản lãng phí đã giảm đáng kể, tình trạng lạm dụng tài sản công vào việc riêng cũng đã dần được khắc phục.

    - Về quản lý đất đai: Quốc hội đã ban hành Luật đất đai năm 1993 và được bổ sung, sửa đổi năm 1998, 2001 và 2003. Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định cụ thể về thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư...

    - Về quản lý tài nguyên, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản dữ trữ quốc gia và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp: Đây là lĩnh vực mới, trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội nhập thì vấn đề quản lý các nguồn vật chất này, kiểm soát để khai thác có hiệu quả ngày càng quan trọng và đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật. Chính phủ đã trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Luật Khoáng sản, Luật Đê điều, Luật Dầu khí, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật di sản văn hoá, Luật Đường sắt, Luật doanh nghiệp, Luật Tài nguyên nước, Pháp lệnh về Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, Pháp lệnh Dự trữ quốc gia... Theo đó đã xác lập được các nguyên tắc quản lý cơ bản quan trọng đối với tài sản nhà nước ở những lĩnh vực này.

    Hai là, Nhà nước đã thực hiện kiểm kê nắm được tổng quan về số lượng, giá trị và cơ cấu phân bố sử dụng tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp và tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp. Các Bộ, ngành và địa phương đã bước đầu kiểm soát được việc sử dụng tài sản công, hạn chế dần việc sử dụng tài sản không đúng mục đích, sử dụng lãng phí, thất thoát tài sản.

    Cơ chế quản lý tài sản công đang từng bước được hình thành theo tinh thần đổi mới, gắn với thị trường. Theo đó, các hoạt động mua, bán tài sản nhà nước, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất dần theo sát giá thị trường, cơ chế này cho phép huy động được một bộ phận quan trọng nguồn lực tiềm tàng cho đầu tư phát triển; đồng thời góp phần ngăn chặn tiêu cực, chống thất thoát lãng phí. Bên cạnh đó còn từng bước thực hiện công khai hoá việc sử dụng tài sản, tạo lập cơ sở, môi trường pháp lý căn bản cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản. Đây là những nội dung rất cơ bản để Nhà nước thực hiện quản lý đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, mua sắm, điều chuyển, thu hồi, bán, chuyển đổi hình thức sở hữu, thanh xử lý tài sản nhà nước.

    Ba là, Xuất phát từ thực tế sử dụng tài sản công, đặc biệt là nhà, đất còn nhiều lãng phí, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại nhà đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó mở ra thực hiện trên cả nước. Theo chính sách này, toàn bộ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, được bố trí, sắp xếp lại theo nguyên tắc: Di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh ô nhiễm ra các khu công nghiệp, khu kinh tế. Cơ quan đơn vị được chủ động sắp xếp lại nhà, đất được giao theo đúng chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, số dôi dư được sử dụng để bán, chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích sử dụng, tạo ra nguồn tài chính mới để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc hoặc được sử dụng để đầu tư xây dựng cơ sở mới, đầu tư chiều sâu, tăng thêm năng lực sản xuất kinh doanh; giành quỹ đất có lợi thế thương mại cho hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch; đồng thời giành quỹ đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện và các công trình phúc lợi quan trọng khác, ... góp phần chỉnh trang quy hoạch lại đô thị theo hướng hiện đại. Kết quả ban đầu cho thấy chính sách này mang lại kết quả quan trọng cả về kinh tế và xã hội.

    Bốn là, Quản lý tài sản nhà nước từ chỗ thụ động với công tác lập và chấp hành ngân sách, nay đã chủ động gắn với công tác lập và chấp hành ngân sách; gắn giá trị với hiện vật, đồng thời đảm bảo phù hợp với quá trình đầu tư xây dựng mới, mua sắm, sử dụng tài sản.

    Năm là, Thực hiện phân cấp rõ ràng nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp; giữa các cơ quan có chức năng quản lý tài sản nhà nước về tài sản và các cơ quan, đơn vị được giao quản lý sử dụng tài sản nhà nước; đồng thời xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong quản lý, trách nhiệm của từng đơn vị trong sử dụng tài sản đảm bảo cho việc sử dụng tài sản công đi dần vào nề nếp, kỷ cương và minh bạch.

    Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác quản lý tài sản nhà nước cũng còn nhiều tồn tại, thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau:

    Một là, Pháp luật về quản lý đối với một số lĩnh vực tài sản còn chưa đủ, thiếu đồng bộ, chưa điều chỉnh bao quát hết các quan hệ về tài sản trong kinh tế thị trường, nhiều lĩnh vực chưa đầy đủ, tính pháp lý chưa cao (tài sản nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước), dẫn đến thiếu môi trường pháp lý minh bạch, đầy đủ để quản lý tài sản nhà nước một cách có hiệu quả, tiết kiệm, ở một số nơi còn xảy ra tình trạng sử dụng lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước, gây bức xúc trong công luận và dư luận.

    Hai là, Vẫn còn tình trạng sử dụng tài sản nhà nước sai mục đích, lãng phí, thể hiện tập trung ở:

    - Một bộ phận đất đai, trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, nhất là tại các đô thị còn bị sử dụng sai mục đích như: bỏ trống, cho thuê, sử dụng để kinh doanh, dịch vụ... Một số trường hợp thực hiện mua sắm, điều chuyển, thanh lý, ... tài sản nhà nước sai thẩm quyền, sai tiêu chuẩn, chế độ dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước.

    - Trong đầu tư xây dựng mới, mua sắm tài sản: Tình trạng đầu tư, mua sắm vượt tiêu chuẩn định mức, vượt mức giá cho phép vẫn còn tồn tại mặc dù đã hạn chế đáng kể. Tình trạng sử dụng tài sản công lãng phí, sai mục đích còn lớn.

    Ba là, Kỷ cương phép nước chưa thật nghiêm minh, chế tài xử lý những sai phạm quản lý, sử dụng trụ sở làm việc; mua sắm sử dụng xe ô tô công, trang thiết bị, ... còn chưa kịp thời, có trường hợp còn dùng quỹ công để đền bù thiệt hại do mua sắm, sử dụng sai dẫn đến tác dụng răn đe bị hạn chế.

    Bốn là, Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản công còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, bị động. Quy trình nghiệp vụ quản lý chưa khoa học và lạc hậu. Tổ chức bộ máy cơ quan thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản công chưa được chú trọng kiện toàn.

    2. Sự cần thiết phải ban hành Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

    2.1. Yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững đòi hỏi phải phát huy cao độ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước. Tài sản nhà nước nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ phát huy được sức mạnh vật chất rất to lớn trong quá trình này. Để phát huy được cần phải có một khuôn khổ chính sách và pháp luật có hiệu lực pháp lý cao và đồng bộ.

    2.2. Tài sản nhà nước là điều kiện vật chất cơ bản, giữ vị trí quan trọng đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, an ninh, quốc phòng, sự nghiệp kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần để giải phóng sức sản xuất xã hội...Nhà nước hiện đang giao tài sản của mình cho nhiều đối tượng khác nhau quản lý, khai thác, sử dụng như: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân khác... Trong đó, quyền sở hữu tài sản thuộc về Nhà nước, còn quyền sử dụng tài sản thuộc về các đối tượng trực tiếp sử dụng (có cả những đối tượng thuộc các hình thức sở hữu khác ngoài Nhà nước). Trong kinh tế thị trường, tồn tại đồng thời nhiều hình thức sở hữu, nảy sinh vấn đề: Nếu Nhà nước không có biện pháp quản lý chặt chẽ thì một bộ phận nguồn lực (tài sản nhà nước) thuộc sở hữu của Nhà nước bị chuyển dịch quyền sở hữu sang các chủ thể khác (ngoài nhà nước), làm suy giảm nguồn lực của Nhà nước.

    2.3. Việc khai thác, sử dụng tài sản nhà nước hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập mà một trong những nguyên nhân quan trọng là hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm. Hiện nay văn bản pháp lý cao nhất về quản lý tài sản nhà nước là Nghị định số 14/1998/ NĐ-CP ngày 6/3/1998, Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ, với phạm vi điều chỉnh hạn chế và nhiều quy phạm cần phải sửa đổi bổ xung, chưa theo kịp với yêu cầu thực tế và quá trình hội nhập hoặc cần phải nâng cao giá trị pháp lý.

    2.4. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, cơ chế tài chính đối với một số lĩnh vực, một số đối tượng cần có sự thay đổi quan trọng, nhất là cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập đã xã hội hoá. Mặt khác, sự phát triển của thị trường bất động sản cũng đang đòi hỏi cần có cơ chế thích hợp để phát huy thế mạnh trong việc sử dụng nguồn lực vật chất rất lớn là tài sản thuộc sở hữu nhà nước... Để phù hợp với các tiến trình này, cơ chế quản lý tài sản nhà nước cũng cần được bổ sung cho phù hợp và được thể chế hoá thành luật.

    Từ những vấn đề nêu trên, việc ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế. Đây là một trong các nội dung đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X coi là một trong những giải pháp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2006-2010:"Ban hành Luật quản lý tài sản nhà nước nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả nhà đất và các tài sản khác của Nhà nước".

    II. VỀ YÊU CẦU XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT

    Xuất phát từ thực tế kết quả công tác quản lý tài sản nhà nước trong thời gian qua, để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, phù hợp với đổi mới cơ chế kinh tế thị trường, xây dựng dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu sau:

    Một là, quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định và nâng cao đời sống cán bộ, công chức và toàn thể nhân dân; góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.

    Hai là, bảo đảm sự công bằng, minh bạch về quyền và trách nhiệm của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

    Ba là, quy định rõ việc phân cấp quản lý tài sản nhà nước, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

    Bốn là, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Vận hành đúng các nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Xử lý hài hoà các lợi ích giữa Nhà nước, tổ chức kinh tế và dân cư.

    III. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT

    Một là, kế thừa và phát triển các chính sách hiện hành về quản lý tài sản nhà nước, luật hoá một số quy định đã phát huy hiệu quả, phù hợp để nâng cao tính pháp lý, đảm bảo cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn trong thực tế quản lý, sử dụng tài sản.

    Hai là, đổi mới phương thức quản lý tài sản nhà nước phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đảm bảo quản lý, chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài sản nhà nước.

    Ba là, phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; phân định rõ tài sản của nhà nước và tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

    Bốn là, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý tài sản nhà nước của các nước, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

    IV. VỀ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA DỰ THẢO LUẬT

    1. Về phạm vi điều chỉnh

    a) Luật này quy định về:

    - Quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

    - Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp;

    - Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu tài sản của nhà nước; quản lý, xử lý tài sản dược xác lập quyền sở hữu của nhà nước.

    b) Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không thuộc khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và các quy định tại Chương I, Chương II, Chương III, Chương IX và Chương X Luật này.

    2. Đối tượng áp dụng

    a) Cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước;

    b) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

    c) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

    V. VỀ BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG DỰ THẢO LUẬT

    Dự thảo Luật được kết cấu thành 10 chương, có 61 Điều, cụ thể:

    - Chương I: Những quy định chung

    Chương này có 7 điều (từ Điều 1 đến Điều 7), quy định khái niệm tài sản nhà nước; phạm vi tài sản nhà nước điều chỉnh tại luật này, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ và các quy định mang tính nguyên tắc về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, chính sách quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

    - Chương II: Quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước

    Chương này gồm 8 Điều (từ Điều 8 đến Điều 15), quy định những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về tài sản nhà nước; trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương, Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

    - Chương III: Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được giao trực tiếp sử dụng tài sản nhà nước

    Chương này gồm 3 Điều (từ Điều 16 đến Điều 18), quy định những nội dung cơ bản về: Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

    - Chương IV: Quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước

    Chương này gồm 15 Điều (từ Điều 19 đến Điều 33), quy định các nội dung quản lý nhà nước về tài sản gồm: đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, lập hồ sơ, kê khai, hạch toán, sửa chữa, bảo dưỡng, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, cho thuê, tiêu huỷ tài sản, kiểm kê, báo cáo, công khai sử dụng tài sản và quản lý tài sản nhà nước của các cơ quan nhà nước Việt Nam tại nước ngoài.

    - Chương V: Quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập

    Chương này gồm 8 Điều (từ Điều 34 đến Điều 41) quy định về nguồn hình thành tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập, việc quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị công lập nói chung và quản lý việc dùng tài sản nhà nước vào mục đích hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, ... quy định về quyền và nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp công lập; về quản lý tài sản nhà nước khi đơn vị sự nghiệp công lập được chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp hoặc cổ phần hoá.

    - Chương VI: Quản lý tài sản nhà nước tại tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

    Chương này gồm 3 Điều (từ Điều 42 đến Điều 44) quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các tổ chức này và phân định rõ tài sản nhà nước với tài sản của các tổ chức.

    - Chương VII: Cho thuê tài sản nhà nước

    Chương này có 5 Điều (từ Điều 45 đến Điều 49), quy định về phạm vi tài sản cho thuê, thẩm quyền quyết định cho thuê tài sản, quản lý tiền thu được từ cho thuê, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuê tài sản nhà nước.

    - Chương VIII: Xác lập quyền sở hữu tài sản của nhà nước và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước

    Chương này có 5 Điều (từ Điều 50 đến Điều 54), quy định về phạm vi tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước; thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của nhà nước về tài sản; quy định việc quản lý, xử lý và chế độ quản lý tài chính đối với tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước.

    - Chương IX: Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý tài sản nhà nước

    Chương này có 5 Điều (từ Điều 55 đến Điều 59), quy định về việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

    - Chương X: Điều khoản thi hành: Chương này có 2 Điều (từ Điều 60 đến Điều 61) quy định về quản lý tài sản nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng, anh ninh; thời hiệu và trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật.

    VI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

    Qua nghiên cứu soạn thảo và hội thảo Dự án luật này, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số vấn đề sau:

    1- Về phạm vi điều chỉnh của Luật này (Điều 1).

    - Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thuật ngữ Tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước: Tài sản nhà nước là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật, đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.

    Định nghĩa này xuất phát từ quy định tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992 " Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân"; và quy định ở Bộ luật Dân sự năm 1995 tại Điều 205 – Tài sản thuộc sở hữu toàn dân (nay là Điều 200 Bộ luật Dân sự 2005).

    Theo các quy định trên thì tài sản nhà nước có phạm vi rất rộng, ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đồng thời, mỗi loại tài sản có đặc trưng riêng, có cơ chế vận động riêng, ... Do đó phải có cơ chế quản lý phù hợp thì mới phát huy tốt công dụng của nó. Để quản lý từng loại tài sản nhà nước cụ thể, đến nay Quốc Hội đã ban hành nhiều đạo luật như: Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Đê điều, Luật Dầu khí, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật di sản văn hoá, Luật Đường sắt, Luật Tài nguyên nước, Luật nhà ở, Pháp lệnh về Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, Pháp lệnh Dự trữ quốc gia, ... Chính vì vậy một số ý kiến cho rằng Luật này chỉ nên điều chỉnh các quan hệ trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức đảng, đoàn thể, các hội và tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước là các lĩnh vực chưa có luật điều chỉnh.

    Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng các luật chuyên ngành nói trên mới chủ yếu quy định về quy trình, quy phạm về mặt kỹ thuật trong quản lý sử dụng từng loại tài sản. Đa số các luật chuyên ngành (trừ Luật đất đai 2003) chưa thể hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với tài sản với tư cách là nguồn lực tài chính để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, trong cơ chế thị trường, việc xây dựng và ban hành Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải đứng trên quan điểm Nhà nước là chủ thể duy nhất sở hữu tài sản nhà nước, có trách nhiệm khai thác có hiệu quả tài sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; do đó luật này phải quy định rõ nguyên tắc, nội dung quản lý của nhà nước đối với tất cả các loại tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

    Chính phủ nghiêng về nhóm ý kiến thứ nhất, để hạn chế chồng chéo trong phạm vi điều chỉnh của các luật, đồng thời tạo điều kiện để luật này có thể đi sâu vào các quy phạm quản lý cụ thể các lĩnh vực chưa được luật hoá và có nhiều vấn đề thực tiễn quản lý đòi hỏi phải thể chế hoá để thực hiện tốt. Tuy nhiên, để bảo đảm phạm vi điều chỉnh của Luật vẫn bao quát được toàn bộ tài sản nhà nước, dự thảo Luật quy định đối với các tài sản nhà nước đã có luật chuyên ngành thì thực hiện theo quy định của luật chuyên ngành song vẫn phải thực hiện các quy định chung (về nguyên tắc, trách nhiệm, kiểm tra và xử lý vi phạm) theo quy định của Luật này.

    2. Về các nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

    Nguyên tắc 1. Mọi tài sản nhà nước đều được giao cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng, bảo tồn và phát triển tài sản nhà nước.

    Đây là nguyên tắc phổ biến trong các luật tài sản công hoặc luật tương đương của các quốc gia. Theo đó, mọi tài sản nhà nước phải được giao cho "người" quản lý, sử dụng.

    Người được giao quản lý, sử dụng tài sản có quyền khai thác tài sản nhà nước đúng mục đích được giao, đảm bảo sử dụng tiết kiệm có hiệu quả và phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản.

    Nguyên tắc 2. Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản.

    Đây là nguyên tắc thể hiện chủ sở hữu duy nhất là nhà nước đối với tài sản nhà nước. Chính là vì chỉ có một chủ sở hữu duy nhất quản lý tài sản nhà nước nên phải thống nhất chế độ, tiêu chuẩn và xử lý vi phạm. Mặt khác, tài sản nhà nước đa dạng, phục vụ nhiều mục đích khác nhau, có phạm vi phát huy tác dụng khác nhau. Vì vậy để quản lý, sử dụng có hiệu quả cần phân công, phân cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác và được cụ thể hoá trong luật này.

    Nguyên tắc 3. Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

    Đây là nguyên tắc đồng thời là yêu cầu trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Theo đó, trước hết tài sản nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích (nhà trụ sở thì không được sử dụng để ở; xe ô tô thì không được sử dụng trái mục đích, ...), đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức. Đây là căn cứ quan trọng để bố trí dự toán đầu tư, mua sắm, cũng như để quản lý, sử dụng và kiểm soát chi tiêu, đồng thời cũng là chuẩn mực để xác định mức độ vi phạm và xử lý đúng người, đúng việc (nếu xảy ra). Đồng thời việc sử dụng tài sản nhà nước phải tiết kiệm, có hiệu quả, đem lại lợi ích cao nhất cho nhà nước, cho nhân dân xét về trước mắt cũng như lâu dài.

    Nguyên tắc 4. Tài sản nhà nước phải được quản lý, hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị phù hợp với điều kiện thực tiễn và theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong các quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh liên kết, thanh lý tài sản thực hiện theo nguyên tắc thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Có một số ý kiến cho rằng không nên quy định việc định giá tài sản nhà nước phải theo thị trường, vì trên thực tế nhiều tài sản nhà nước quan trọng như tài nguyên, rừng, đất đai chưa được xác định hoặc rất khó xác định giá. Có một số ý kiến khác lại cho rằng để quản lý tốt phải xác định toàn bộ theo giá thị trường.

    Chính phủ cho rằng việc định giá tài sản là cần thiết, vì chỉ có xác định giá trị mới làm cho tài sản thực sự là hàng hoá, tạo cơ sở để thực hiện theo thị trường. Tuy nhiên một bộ phận tài sản nhà nước trong đó có đất đai, tài nguyên, quyền khai thác vùng trời, vùng biển là các loại tài sản đặc biệt vừa là kết tinh lao động của nhiều thế hệ ông cha, vừa là thành quả của đấu tranh lập nước và giữ nước, vì vậy không thể mua, bán theo thị trường một cách đơn giản mà phải thể hiện sự kiểm soát, điều tiết của nhà nước, phải tôn trọng quyền sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Vì vậy dự án luật quy định theo hướng: cần xác định giá trị tài sản để ghi chép, theo dõi đầy đủ. Còn việc thực hiện giá thị trường chỉ trong một số quan hệ như bán, chuyển nhượng quyền sử dụng, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước, liên doanh liên kết.

    Nguyên tắc 5. Tài sản nhà nước phải được bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa theo chế độ quy định. Nguyên tắc này đảm bảo việc sử dụng tài sản nhà nước hiệu quả, tiếp kiệm, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, tránh sử dụng kiểu "vắt kiệt" tài sản, đồng thời cho phép bố trí hợp lý, khoa học giữa chi thường xuyên và chi đầu tư trong dự toán ngân sách nhà nước nói chung cũng như trong kế hoạch tài chính của từng cơ quan, đơn vị nói riêng.

    Nguyên tắc 6. Thực hiện công khai việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật.

    Nguyên tắc này làm rõ và bao quát hơn phần đã đề cập ở nguyên tắc 4. Theo nguyên tắc này, toàn bộ quá trình đầu tư, mua sắm, sử dụng, hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước phải công khai (trừ một số nội dung không được phép công khai theo quy định của pháp luật bảo vệ bí mật quốc gia). Đây là nhân tố rất quan trọng để tăng cường sự giám sát của cán bộ, công chức và toàn thể nhân dân đối với việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

    3. Về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các tổ chức hội, đoàn thể

    Theo Luật Ngân sách nhà nước, vấn đề tài chính của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp chia làm 2 loại. Một loại do ngân sách đảm bảo cân đối kinh phí hoạt động và một loại do tổ chức tự đảm bảo kinh phí hoạt động, ngân sách nhà nước hỗ trợ trong một số trường hợp cụ thể.

    Tại Dự án luật này, vấn đề quản lý tài sản nhà nước của các tổ ch���c Đảng đoàn thể, các hội cũng được phân thành 2 nhóm: Nhóm các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội thì quyền và trách nhiệm quy định như đối với cơ quan nhà nước; Nhóm các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì chia thành 2 loại: Nếu tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước và coi như ngân sách nhà nước thì tổ chức chỉ có quyền sử dụng; nếu tài sản không có nguồn ngân sách nhà nước hoặc không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tổ chức có quyền sở hữu tài sản, đương nhiên có quyền sử dụng.

    4. Về các cơ chế mới trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước:

    Để phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập, dự thảo Luật có quy định một số nội dung đổi mới cơ chế mới trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như sau:

    a. Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào việc đầu tư phát triển và bảo vệ tài tài sản nhà nước như: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tài nguyên....

    b. Trong trường hợp nhà nước chưa bố trí đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc cân nhắc tính hiệu quả thì có thể thuê tài sản để sử dụng đối với một số loại tài sản như trụ sở làm việc, xe ô tô công.

    c. Cho phép sử dụng tài sản nhà nước để cho thuê như cho thuê quyền khai thác tài sản cơ sở hạ tầng (đường, cầu, cảng...), cho thuê tài sản nhà nước khác tạm thời dư thừa hoặc chưa sử dụng hết công suất.

    d. Quy định việc mua, bán, thanh lý tài sản nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường thông qua phương thức đấu thầu, đấu giá.

    e. Cho phép đơn vị sự nghiệp công lập khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc cơ sở ngoài công lập được tiếp tục thuê hoặc ưu tiên mua lại tài sản nhà nước.

    5. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài sản nhà nước ở trung ương và địa phương:

    Có ý kiến cần đưa vào Luật để tạo cơ sở chấn chỉnh và tăng cường bộ máy của Chính phủ vào Luật. Tuy nhiên có một số ý kiến đề nghị không nên đưa vấn đề tổ chức bộ máy của các Bộ, địa phương vào Luật. Dự thảo tiếp thu xây dựng theo hướng này, cụ thể chỉ nêu yêu cầu hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý công sản đủ năng lực giúp chính quyền các cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản nhà nước nhằm nâng cao năng lực quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước.

    6. Vấn đề quản lý, sử dụng tài sản trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng:

    Các ý kiến tham gia đều nhất trí tài sản nhà nước trong lĩnh vực này cũng phải quản lý theo các nguyên tắc quy định trong luật này. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng đây là lĩnh vực có tính chất đặc thù, vì vậy cần có văn bản quy định riêng do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành và báo cáo trong kỳ họp gần nhất.

    Dự thảo Luật quy định: Căn cứ vào các nguyên tắc quy định của Luật này, Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

    7. Về tài sản nhà nước của các cơ quan nhà nước Việt Nam ở nước ngoài:

    Có nhiều ý kiến đề nghị xử lý đặc thù như tài sản nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Chính phủ cho rằng mặc dù có đặc thù, song về cơ bản quản lý tài sản nhà nước trong lĩnh vực này thực hiện như các cơ quan nhà nước. Do đó nội dung này đã được đưa vào Chương IV của Dự thảo và giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

    Trên đây là những nội dung liên quan đến Dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, kính trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định./.

    Nơi nhận: TM.CHÍNH PHỦ

    - Như trên; TUQ.THỦ TƯỚNG

    - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng; BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

    - Uỷ ban Pháp luật QH; Vũ Văn Ninh

    - Ủy ban TC-NS của QH;

    - Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp;
    - VPCP:BTCN, các PCN;
    - Lưu: VT, XDPL. (đã ký)

     
    Báo quản trị |  
  • #59156   30/08/2010

    fbi-85
    fbi-85

    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hay đấy các bạn ạ.

    mình mong các bạn à tôi hãy cố gắng 1 chút để chung tay bài trừ 1 phần đi, mặc dù thiệt vào thân nhưng cũng đáng mà, chết thì lâu chứ sống thì mấy.Cố lên các bạn vì một thế giới không tham nhũng

    vungochunghn85-FBI

     
    Báo quản trị |  
  • #60070   09/09/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Tại hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến về chống tham nhũng vừa qua, Đảng, nhà nước đã giao Bộ công an xây dựng đề án  về bảo vệ người chống tham nhũng rồi đó.

    Các bạn hãy tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước, hãy hăng hái tham gia phòng chống tham nhũng nhé! Hãy đọc mấy câu thơ của PTT Trương Vĩnh Trọng để lấy lại tinh thần bước vào cuộc đấu mới.

    Chúc các bạn thành công

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #67345   07/11/2010

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Trời ơi, dân luật gì mà giờ này còn mang dự thảo Chiến lược quốc gia PCTN ra để bàn và mơ tưởng.

    Chính phủ ban hành nó từ lâu rồi: #0070c0;">NQ số 21/NQ-CP#0070c0;"> ngày 12/5/2009

    Trong đó có nhiệm vụ xây dựng Quyết định của TTg về bảo vệ người tố cáo tham nhũng, hạn cuối cùng để BCA trình TTg là tháng 6/2010 nhưng nếu trước tháng 6/2011 mà TTg ban hành được nó thì tui mời cả diễn đàn đi uống càphê để chúc mừng những người tố cáo tham nhũng.

     
    Báo quản trị |  
  • #67359   08/11/2010

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Phòng chống tham nhũng ngày nào cũng thấy các phương tiện thông tin đại chúng nói đến, rồi đăng bài phát biểu của ông này, ông nọ, cán bộ ở Trung Ương đến địa phương ai cũng nói hay, nói quyết liệt với tệ nạn tham nhũng.

    Để rồi những vụ việc tham nhũng bị phanh phui thì mới biết các cán bộ đó là người thế nào. Con đường thực hiện luật phòng chống tham nhũng vẫn còn nhiều chông gai lắm.

     
    Báo quản trị |  
  • #68928   16/11/2010

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Nhiều lần tui đi trên đường phố HN, thấy có băng rôn do Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng treo trên các cột điện (nhiều nhất ở khu vực nhà hát lớn, bờ hồ) với nội dung như sau:

    "Người tiêu dùng, hãy tự bảo vệ mình"

    Có bạn nào cũng đã chứng kiến thì xác nhận cho tui nhé.

    Trong khi chờ đợi sự bảo vệ từ phía các cơ quan nhà nước, tui thấy những người tố cáo tham nhũng cũng nên đến Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng để học hỏi kinh nghiệm "tự bảo vệ mình".

    Theo pháp luật hiện nay, việc lập hội, hiệp hội bảo vệ người tố cáo tham nhũng là hoàn toàn có thể thực hiện được.
    Nhưng nhớ chỉ là Hội bảo vệ người tố cáo TN thôi đấy nhé, đừng có lập hội chống tham nhũng này nọ rồi ốm đấy.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungthamnhung vì bài viết hữu ích
    Nguyen_vina_PL (27/12/2011)