khacduy25 viết:
Vậy theo Dinhlex rõ rằng cho dù mình không có tội mà Tòa Án đã ra QĐ có hiệu lực pháp luật cho là có tội, tôi e rằng sẽ không thuyết phục rồi.
Chào Khắc Duy
Vấn đề dinhlex nói ở bài trước chỉ là
không đồng ý với Khacduy khi đưa ra khẳng định
"trong tình huống này hai anh công an kia rõ ràng là sai rồi" - như thể đây là 1 điều hiển nhiên và tất yếu vậy.
Nếu nói câu này, rồi để sau đó đưa ra các viện dẫn, lý lẽ để chứng minh thì không có j để nói - bởi chỉ là quan điểm đang tranh luận.
Nhưng ở đây, khacduy lại khẳng định luôn nó là sai -
như thể điều hiển nhiên tất yếu - rồi dùng luôn cái này để giải thích cho những vấn đề, lập luận khác thì không thể được.
Bạn đưa ra Khẳng Định như đinh đóng cột: "
mấy ông Công an rõ ràng là Sai" - mà ko 1 lời giải thích - để rồi sau đó lấy cái này để chỉ trích luôn:
khacduy25 viết: "Chứ không thể : "Nhà nước có thể đúng, có thể sai, và khi Nhà nước Sai thì với trách nhiệm của 1 Công dân mình phải có nghĩa vụ: "
Rõ ràng không thể khẳng định như vậy được, và khi nhà nhà nước sai là một công dân, không những là có nghĩa vụ mà còn có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hoặc nhờ cơ quan chức năng giúp đỡ.'
Trong khi vấn đề đúng sai này là vấn đề chính cần bàn - và vẫn đang được bàn cãi - chưa biết ai đúng ai sai.
=> Vì thế dinhlex mới nói là: "
Ko có cái j là rõ ràng hết - ai cũng có cái Lý của mình.
Và để rõ ràng thì chỉ có thể khi: Tòa Án đã ra QĐ có hiệu lực pháp luật thì Luật sư mới có thể nói được là đã Rõ Ràng ai đúng ai sai." Đây giống như việc thu thập và sử dụng chứng cứ trong Chứng minh vậy, khi bạn chứng minh 1 tình tiết, bạn phải dùng những chứng cứ ko cần chứng minh (chứng cứ ko cần chứng minh bao gồm QĐ có hiệu lực PL của Tòa).
Nếu sử dụng chứng cứ cần phải chứng mình, thì phải Chứng minh chứng cứ trước, sau đó mới chứng minh tình tiết sau.
--------------
Còn Tòa án, thì cả về thực tế lẫn lý luận:
Tòa Án luôn là Chủ thể Phán Xét sự Đúng Sai. Quyền năng này của Tòa án được Pháp luật thừa nhận, được xã hội thừa nhận và từng cá nhân trong XH thừa nhận.
Tòa án được ví như là sự hiện diện của Công Lý - của sự phán xét công bằng và chính xác nhất.
Vì vậy, ở nhiều nước Phương Tây, khi Tòa xét xử và tuyên án đều với tư cách:
Nhân Danh Công Lý
Còn ở Việt Nam, Tòa xét xử và tuyên án
với tư cách
: nhân danh Nước CHXHCN Việt Nam
Ý của Dinhlex là vậy đó bạn khacduy ah.
Cập nhật bởi Dinhlex ngày 01/03/2011 12:04:38 PM
Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com