Ai bảo vệ quyền lợi người lao động trong trường hợp này

Chủ đề   RSS   
  • #195758 22/06/2012

    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Ai bảo vệ quyền lợi người lao động trong trường hợp này

    Báo Lao động có bài viết

    http://laodong.com.vn/Tranh-chap-lao-dong/Quyen-loi-hang-tram-NLD-co-nguy-co-mat-trang/68838.bld

    Không biết trong các trường hợp tương tự như vậy thì cơ quan nào là người bảo vệ người lao động? Tại sao Tổng Liên đoàn lao động thời gian qua không lên tiếng về những trường hợp này?

    Đôi điều suy nghĩ mong muốn các thành viên cho ý kiến!

     

    Cập nhật link

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    18564 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #195767   22/06/2012

    duongkimtin
    duongkimtin

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2012
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 1324
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 22 lần


    Chào bạn hovanhong129, tôi vào link mà không được, bạn có thể post cả bài viết lên giùm được không?!

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #195792   22/06/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    duongkimtin viết:

    Chào bạn hovanhong129, tôi vào link mà không được, bạn có thể post cả bài viết lên giùm được không?!

    Trân trọng!

     

    Tôi đã cập nhật lại đường link, giờ thì bạn có thể vào được rồi.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #195818   22/06/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


                 Chào bạn đưa ra một chủ đề tương đối phức tạp trọng thời điểm hiện tại, khi mà các doanh nghiệp ở Việt Nam đang gặp khủng hoảng, không có tiềm lực tài chính, hay hoạt động một cách không hiệu quả, hay vì lý do gì khác mà khọ không tạo ra lợi luận dẫn tới việc không trả lương cho người lao động. Câu hỏi ai sẽ là người đại diện cho người lao động trong việc đấu tranh buộc Trung tâm điện thoại di động CDMA (S-Telecom) thuộc Cty CP dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) trả lương đầy đủ cho người lao động. Có lẽ nếu thoạt nhìn về mô hình tổ chức hoạt động trong các công ty, doanh nghiệp thì người đứng ra đảm bảo quyền lợi cho người lao động chính là Ban chấp hành công đoàn trong các doanh nghiệp, nhưng vì lý do gì mà ban chấp hành không nên tiếng? Nhưng một thực tế có lẽ phải thừa nhận đó là Ban chấp hành công đoàn trong các doanh nghiệp họ gần như không có "quyền hạn" gì khi họ lại chính là người hưởng lương của những ông chủ sử dụng lao động, họ phải lựa chọn hai con đường: Một là làm việc tận tụy phục vụ ông chủ để được hưởng ưu đãi hơn, vì lẽ đó nên đôi khi người lao động có đấu tranh thì họ cũng làm ngơ coi như không biết. Hai là dũng cảm cùng người lao động đi theo họ đấu tranh quyền lợi cùng họ, nhưng sẽ rất rủi ro khi họ sẽ phải chịu hậu quả chung số phận của người lao động như trên? Cả hai trường hợp trên thì thực tế đã minh chứng khá rõ khi xảy ra tranh chấp giữa CDMA thì Ban chấp hành công đoàn chọn phương án gì rồi?

             Trước những vi phạm trên của CDMA để đảm bảo quyền lợi của mình tôi nghĩ tập thể người lao động có thể tiến hành thủ tục khởi kiện ra tòa án nhân dân quận/huyện nới CDMA đặt trụ sở theo quy định tại Điều 157,158, 159 Bộ luật lao động

             Tại khoản 2 Điều 157  Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.

             Tuy nhiên để tòa án thụ lý vụ án giải quyết tranh chấp tập thể về quyền thì phải tiến hành thủ tục bắt buộc hòa giải tại cơ sơ có sự tham gia của của giải viên lao động, trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 159 Bộ luật lao động.

              Ngoài ra người lao động để đảm bảo quyền lợi tập thể của mình có thể khiếu nại tới chủ tịch Ủy ban nhân huyện theo trình tự tại Điều 170, 170a Bộ luật lao động và theo hướng dẫn tại Nghị định 133/2007/NĐ-CP tại Điều 9, 10 như sau:

    Điều 9. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo khoản 2 Điều 170 của Bộ luật Lao động

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền xảy ra trên địa bàn trong các trường hợp sau:

    a) Đã được Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải nhưng không thành.

    b) Đã hết thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn mà Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải hoặc không tổ chức được phiên họp hoà giải.

    2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải họp với các bên tranh chấp lao động để giải quyết vụ tranh chấp.

    Điều 10. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo điểm b khoản 1 Điều 170a của Bộ luật Lao động

    1. Trong thời gian ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể và đề xuất biện pháp giải quyết.

    Sau khi các cơ quan, tổ chức hữu quan có ý kiến đề xuất biện pháp giải quyết vụ tranh chấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện triệu tập phiên họp giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

    2. Tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể mời đại diện của Công đoàn cấp trên của Công đoàn cơ sở, các cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp.

    3. Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền, nếu xét thấy vụ tranh chấp lao động tập thể xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác tại doanh nghiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính.

    4. Cơ quan lao động cấp huyện phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp huyện hoặc tương đương giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giám sát các bên tranh chấp lao động thực hiện các quy định của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

              Nhưng giường như người lao động do trình độ pháp luật chưa được cao nên giường như sự cứu cánh phản ánh nguyện vọng, quyền lợi của họ thì họ tìm đến các tờ trang báo Lao động, để tạo ra một sức ép dư luận khiến công chúng, dư luận xã hội, người có thẩm quyền quan tâm tới những gì quyền lợi đáng lẽ họ được hưởng khi bỏ ra công sức lao động tại CDMA, nguyện vọng trên của người lao động âu cũng là điều dễ hiểu.

            Lời cuối cho phép tôi gửi lời hỏi thăm tới người lao động! Chúc người lao động sớm tìm được chân lý mà mình theo đuổi.

              

            

           

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #195819   22/06/2012

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    SPT bỏ rơi người lao động

     Hơn 200 nhân viên đã nghỉ việc hơn một năm nhưng không được doanh nghiệp trả sổ BHXH, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác. (xem tiếp)

    “Tôi xin nghỉ việc đã hơn một năm nhưng đến nay vẫn chưa được thanh toán tiền trợ cấp thôi việc, trả sổ BHXH, thanh toán tiền thai sản”. Đây là phản ánh của chị Võ Thị Tú Anh, nguyên là nhân viên Trung tâm Điện thoại di động CDMA (S-Telecom), số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1-TPHCM, trong đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng TP mới đây. Hiện S-Telecom nợ BHXH hơn 10 tỉ đồng.

    Mỏi mòn chờ nhận chế độ

    Tháng 4-2011, chị Tú Anh xin nghỉ việc và bàn giao công việc đúng quy định, sau đó S-Telecom đã ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với chị Tú Anh. Sau khi chấm dứt HĐLĐ, chị Tú Anh đã nhiều lần liên hệ với S-Telecom nhưng không được đơn vị này giải quyết các chế độ theo quy định.

    “Trong quá trình làm việc, tháng nào tôi cũng bị S-Telecom trừ tiền BHXH nhưng khi tôi nghỉ việc không được đơn vị trả sổ BHXH để hoàn tất hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, S-Telecom không trả trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian tôi làm việc trước năm 2008 và tiền thai sản”- chị Tú Anh nói.

    Không riêng chị Tú Anh, hơn 200 lao động đã làm việc và nghỉ việc ở S-Telecom cũng không được nhận tiền trợ cấp thôi việc, sổ BHXH và các chế độ khác theo quy định khi nghỉ việc. Có trường hợp sau khi nghỉ việc được  S-Telecom hứa sẽ thanh toán đầy đủ các chế độ nhưng sau đó cũng rơi vào im lặng. Anh Lê Khắc Hiệp, khi nghỉ việc không được S-Telecom giải quyết các chế độ nên khiếu nại đến cơ quan chức năng, sau đó S-Telecom đã ký biên bản thanh lý HĐLĐ với cam kết: Các khoản chế độ chính sách, khám chữa bệnh, ốm đau, thai sản được thanh toán trước ngày 15-1, tiền trợ cấp mất việc thanh toán trước ngày 28-2, hoàn trả sổ BHXH tối đa không quá ngày 30-4. Được ký cam kết này nên anh Hiệp rất yên tâm. Thế nhưng, đúng hẹn, anh đến nhận chế độ thì được bảo chờ, sau đó cũng không thấy động tĩnh gì.

    Cam kết nhưng không thực hiện

    Ngày 23-5, chúng tôi liên hệ với S-Telecom để tìm hiểu sự việc thì được một  nhân viên tên Huỳnh Thị Ngọc Quý cho biết phải đến đầu tháng 6-2012, lãnh đạo đơn vị mới có thể xếp lịch để giải quyết. Cũng trong ngày 23-5, chúng tôi liên hệ với Công ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), được bà Lê Thị Thúy Diễm, đại diện công ty, cho biết S-Telecom là đơn vị liên doanh nên SPT không có thẩm quyền trong vụ việc này.

    Nội dung trả lời của bà Diễm trái ngược với các tài liệu mà chúng tôi có được. Tại thông báo số 32 ngày 16-3 của SPT về việc xác nhận thanh toán chế độ cho cán bộ nhân viên (CBNV) S-Telecom có nội dung: “Để CBNV an tâm và hợp tác với trung tâm trong việc thanh lý HĐLĐ, ban lãnh đạo SPT thông tin đến toàn thể CBCNV S-Telecom các cam kết về thanh toán công nợ như sau: Thủ tục, thời hạn và chế độ thanh lý HĐLĐ, công nợ với CBNV theo thông báo, xác nhận của Trung tâm S-Telecom và bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật lao động. Trung tâm bảo đảm việc chốt sổ BHXH cho CBNV, nếu chậm làm thủ tục dẫn đến CBNV không được nhận trợ cấp thất nghiệp thì SPT cam kết trả thay chế độ trợ cấp thất nghiệp cho CBNV theo trình tự thủ tục và thanh toán như cơ quan BHXH. Nếu Trung tâm S-Telecom không thể hoàn tất các khoản chế độ, công nợ của người lao động trong vòng 30 ngày kể từ ngày thanh lý HĐLĐ thì SPT sẽ là đơn vị tiếp nhận và tiếp tục thực hiện việc thanh toán đó cho người lao động...”.

    Rõ ràng với việc không thực hiện những cam kết của mình trước đó, SPT đã đẩy người lao động làm việc tại S-Telecom vào hoàn cảnh khó khăn.

    ÔNG NGUYỄN TRỌNG NAM, TRƯỞNG PHÒNG KIỂM TRA BHXH TPHCM:

    S-Telecom nợ BHXH hơn 10 tỉ đồng

    Vào tháng 10-2010, phát hiện S-Telecom nợ BHXH, chúng tôi đã mời đến làm việc. Đến tháng 3-2011, BHXH TP đã tiến hành khởi kiện S-Telecom ra tòa với số nợ tính đến hết tháng 2-2011 là hơn 3,7 tỉ đồng.

    Ngày 6-4-2011, tòa án trả lại đơn khởi kiện do S-Telecom không được ủy quyền trong lĩnh vực tố tụng theo văn bản ủy quyền của SPT. Ngày 24-10-2011, BHXH TP nộp đơn khởi liện SPT với số nợ tính đến hết tháng 9-2011 là hơn 6,6 tỉ đồng. Tháng 5-2012, tại buổi hòa giải lần 2, SPT chấp nhận thanh toán nợ BHXH hơn 10 tỉ đồng nhưng sau đó SPT lại đổi ý nên tòa sẽ mở phiên xét xử trong thời gian tới.

    Chúng tôi kiên quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng để thu về cho quỹ BHXH và bảo vệ quyền lợi người lao động.

     

     

    Theo Báo NLĐ ngày 07/6/2012

    • Tran Ngoc Nam

    07/06/2012 08:14

    SPT trong vài năn gần đây kinh doanh luôn lỗ, không có tiền trả lương nên mới phải chịu nợ bảo hiểm như vậy. Người lao động nên thông cảm chờ công ty này vượt khó.

    • Lê Phương Toàn

    07/06/2012 08:56

    Một doanh nghiệp cũng có uy tín, tiếng tăm trên thương trường. Làm như thế thì còn đâu là niềm tin cho người dân?

    • Quang Anh

    07/06/2012 11:13

    Rất nhiều đơn vị nợ BHXH trên địa bàn TP Đà nẵng. Có những doanh nghiệp nợ BHXH hơn năm vẫn hoạt động bình thường. Sao Nhà nước không có chế tài xử phạt hoặc dừng hoạt động kinh doanh khi chưa quá muộn.

    • nguyen thi hoang yen

    07/06/2012 11:23

    Làm ăn thua lỗ là do mấy ông lớn bỏ túi của mình hết rùi. Túi người nào người nấy tự bỏ. Không mới lạ

    • Trường

    07/06/2012 11:46

    Xin lỗi chứ vì nợ bảo hiểm (người lao động) nên cả năm cũng chẳng sao chứ thử nợ thuế (nhà nước) xem có hoạt động nổi 1 năm không. Dân là cái gốc nhưng vẫn luôn khổ

    • Hưng

    07/06/2012 12:23

    Mình hiện đang làm ở 1 trung tâm trực thuộc SPT. Lúc trước, S-Telecom cũng chỉ là 1 trung tâm trực thuộc SPT, nhưng từ 01/01/2012 tách ra độc lập là 1 cty TNHH (SPT là liên doanh). Thực tình người trong cuộc mới biết, Sfone lỗ do chính hoạt động kinh doanh và phát triển không tốt, từ năm 2010 đến nay (SKY Hàn Quốc rút toàn bộ vốn về) SPT phải gồng mình để lấy doanh thu hàng năm (thực ra là lợi nhuận từ các trung tâm khác) bù lổ và trả lương Nv cho Sfone. Nên thực tế, SPT và các trung tâm khác vẫn làm ăn thuận lợi và phát triển tốt như bình thường. mình chỉ có vài ý kiến dể mọi người xem xét, mà đừng đánh đồng toàn bộ SPT như thế. Sfone đã tách ra rồi, mà không tìm dc đối tác bên ngoài là do tình hình kinh té hiện nay mà thôi. Âu cũng là ...ý trời !!!

    • Huy

    07/06/2012 15:34

    Khi đã từng là nhân viên của SFone thì các bạn hãy hiểu và thông cảm cho Công ty. Nếu SFone kinh doanh tốt, có hiệu quả thì việc không thực hiện nghĩa vụ này thì rõ ràng là Công ty không làm đúng. Thực tế hiện giờ ai cũng thấy các khó khăn mọi mặt ở SFone. Các bạn hãy xem cần hành động như thế nào để cho thấy mình là người có tình, có nghĩa với nơi mình đã từng làm việc,với bao nhiêu đồng nghiệp còn đang làm việc.

    • Le Van Phung

    08/06/2012 08:41

    Tôi có quen một người trước đây là nhân viên SPT từ những ngày đầu thành lập, khi đó SPT có ưu đãi bán cổ phiếu cho anh ta nên giờ đã nghỉ nhưng vẫn còn là 1 cổ đông. Theo báo cáo họp cổ đông công khai mà anh ta có thì trong các năm qua thì năm 2009 SPT lỗ gần 30 tỉ, năm 2010 lỗ 60 tỉ, năm 2011 lỗ gần 70 tỉ (S-Fone còn hạch toán riêng và lỗ nặng hơn). Như vậy bạn trên lại nói SPT giàu, giàu mà quịt tiền bảo hiểm của người lao động như thế thì càng đáng trách. Riêng về đối xử với nhân viên, tôi thấy SPT cũng có vấn đề, đơn cử là trường hợp Tổng Giám đốc cũ của SPT. Khi xưa ông này đãi ngộ nhân viên bằng cách dùng tiền công ty trả thuế thu nhập cho nhân viên nhưng khi ông ta về hưu thì công ty bắt ông dùng tiền túi trả lại tiền đó vì công ty không chịu bao thuế cho nhân viên. Cho nên việc báo Người lao động nói SPT bỏ rơi người lao động là đúng, mặc dù chỉ nói đến 1 trường hợp ở trung tâm S-Fone mà thôi.

    • Việt

    08/06/2012 10:02

    Đã làm Sfone thì sống có tình có nghĩa với Sfone ; tuy nhiên tình cảm đó đã được Sfone "lợi dụng" người lao động như thế nào khi không đóng bảo hiểm xã hội hơn 2 năm và không cho người lao động biết việc này, mặc dù Sfone hàng tháng vẫn trích lương của người lao động nhưng không đóng, bảo hiểm y tế cũng trích lương nhưng không đưa thẻ khám y tế và người lao động Sfone bị bệnh vẫn tự bỏ tiền túi, không hưởng bảo hiểm y tế theo chế độ. Càng tội nghiệp hơn là mấy chị em nợ thai sản bị "xù" hơn 3 năm nay. Đã làm công ty thì ai cũng muốn công ty mình phát triển, nếu công ty gặp khó khăn thì nên giải quyết ngay khi còn kịp, nhà nước cũng đã có luật phá sản thì cứ tuyên bố phá sản và giải quyết thỏa đáng những quyền lợi hợp phát và chính đáng cho người lao động, họ cũng là người làm công ăn lương, cũng cần thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình. Nếu bác Huy nói có tình có nghĩa thì chắc bác cũng thuộc nhà giàu, đi làm không cần lương nên công ty khó khăn thì công ty khỏi trả lương và thanh toán các phúc lợi xã hội theo pháp luật đó.

    • Huy

    09/06/2012 01:04

    Bác Việt này chắc quên rằng mỗi tháng SFone vẫn trả lương rất đầy đủ và cao so với mặt bằng xã hội cho nhân viên để trang trải cuộc sống trong suốt một thời gian dài. Ngay thời điểm Công ty đang khó khăn thì việc cố gắng xoay sở để trả lương đầy đủ đã là một nỗ lực đáng kể nhất để tiếp tục duy trì hoạt động. Chúng ta nên nhìn nhận một thực tế đã và đang xảy ra như vậy và cần có những tấm lòng giúp đỡ Công ty trong giai đoạn khó khăn này. Tui thì không giàu có về vật chất như bác suy đoán đâu nhưng tui có thể khẳng định là tui rất giàu về tấm lòng. Người Việt mình có câu: "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây", bác ạ.

    • Phùng Chí Kiên

    09/06/2012 19:41

    Cái Ông Huy này nói chán quá. Nợ gần 2 năm bảo hiểm chứ có ít đâu. Tui có một ông bạn làm ở Sfone, cty cắt giảm biên chế ông ấy nghỉ ở nhà, lấy khoản tiền thất nghiệp thì ra bảo hiểm họ bảo chưa đóng chưa lấy được, về cty nói thì bảo nợ, xin chốt sổ bảo hiểm để làm hưu thì bảo chưa có.... Tức mà ko làm sao được. Lương trả gì mà cứ gần 2 tháng mới có 50% lương. Đồng ý là không có tiền trả bảo hiểm cho NLĐ thì chí ít cũng phải có cái mail thông báo cho ACE biết để còn có cách nào đó để giảm chi phí chứ.

    • TN

    10/06/2012 14:42

    Sự việc đến nước này là giọt nước tràn ly, SPT/Sfone không thể ở đó mà trách NLĐ sao cạn tàu ráo mán. Đâu phải chuyện dây dưa nợ nần mới xảy ra đâu, đã hơn 2 năm rồi. NLĐ đâu phải không cho công ty thời gian để thực hiện lời hứa của mình, nhưng đã bao nhiêu lần thất hứa rồi. NLĐ không phải ai cũng có điều kiện để hi sinh chờ công ty trả lại tiền của mình một cách vô vọng như hiện nay. Người ta còn có người nhà, vợ chồng con cái người ta nữa. @ anh/chị Huy: nói như thì chỉ có anh/chị (và chắc 1 vài vị nữa) là có tình người, còn số đông mấy trăm người mà anh/chị đang trách móc ở đây là không có giàu lòng gì gì đó. Tôi thật sự "ngưỡng mộ" anh/ chị.

    • TT

    11/06/2012 17:03

    NLĐ đã gần 2 năm êm tiếng vì đồng cảm và thấu hiểu với chính sách 3 không của SF (không: BHXH, BHYT, BHTN). Đổi lại BLĐ SF đã hành động 1 cách cẩu thả và ma mãnh với NLĐ làm cho NLĐ mất miền tin vào SF. Ngay cả cấp độ miền tin thấp nhất là sự sòng phẳng mà BLĐ SF còn không tạo được cho NLĐ thì còn đòi hỏi ở NLĐ thêm cái gì nữa?

    SPT,  Bỏ rơi người lao động

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #196283   25/06/2012

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Đây mới là việc làm cần thiết ( tuy có chậm) của cơ quan quản lý nhfa nước trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động

    http://laodong.com.vn/Cong-doan/Nguoi-lao-dong-truc-tiep-giam-sat/70601.bld

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #201281   16/07/2012

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    http://nld.com.vn/20120715091249933p0c1010/nhan-vien-spt-lai-keu-cuu.htm

    Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?

    Trách nhiệm của các cơ quan như Liên đoàn lao động? Sở LĐTB và XH? Bảo hiểm? trong các trường hợp này như thế nào?

    Tôi chưa thấy một cơ quan nào lên tiếng về giải cứu tình trạng người lao động bị xâm hại quyền lợi trong các trường hợp tương tự? Chắc đang còn lo giải cứu ngân hàng và bất động sản???

    Mong các bạn cùng tham gia góp tiếng nói để bảo vệ quyền lợi người lao động

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |