Chào bạn!
Theo quy định của bộ luật dân sự
Điều 342. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vì vậy bên thế chấp là bên có tài sản. còn người thay mặt cho bên thế chấp có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
Theo quy định (Điều 342. Thế chấp tài sản Bộ luật dân sự) thì bên thế chấp là bên vay vì vây người này phải ký với tư cách là bên vay và cũng là bên thế chấp
Bạn cần phân biệt giữa thế chấp và bảo lãnh.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.
Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)
Luật sư: Huỳnh Phước Lợi
Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh
Email: huynhloi75@gmail.com
Lĩnh vực hành nghề:
- Tư vấn về thuế.
- Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn pháp luật.
- Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.