thừa kế tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #275492 15/07/2013

    TANTAI0904

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    thừa kế tài sản

    xin cho em hỏi

    ba em, hiện tại có đứng tên đại diện khai trình QSDĐ do bà nội em để lại cho ba em.

    khi bà nội em mất có để lại cho ba em tờ di chúc viết tay và có chữ kí đầy đủ của các cô chú bác. ( tờ di chúc viết tay vào năm 1990 )

    khi bà nội qua đời các cô chú bác và ba em có 1 tờ giấy thỏa thuận thân tộc : cho ba em đại diện khai trình. năm 1995 có công chứng tại phường.

    năm 2005 ba em đã dăng ký QSDĐ, nhưng khi ra xổ đỏ thì xổ đỏ ghi là ba em chỉ Đại diện khai trình.

    hiện nay ba em đã già và ba em muốn để lại phần tài sản đó cho các con, nhưng khi đi làm di chúc thì phòng công chứng không làm di chúc được vì nói ba em chỉ đại diện khai trình nên không làm di chúc

    em rất mong đuọc sự tư vấn

    chân thành cảm ơn

     

     

     
    4920 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #275791   17/07/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Như thông tin bạn nêu thì trong sổ đỏ ghi ba của bạn là "Đại diện", nghĩa là chủ sở hữu còn là những người khác nữa, vì vậy ba của bạn không một mình định đoạt được cả tài sản đó. Ba bạn có thể yêu cầu các đồng sở hữu khác chia di sản rồi quyết định phần của mình được chia hoặc viết di chúc để lại phần tài sản chưa (được) chia của mình cho con. Để di chúc đúng quy định pháp luật, bạn có thể tham khảo tư vấn pháp luật tại UBND xã, huyện hoặc tổ chức hành nghề luật nơi bạn thuận tiện và tin tưởng.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #276294   18/07/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo nội dung bạn trình bày thi Cha bạn là người đại diện cho các đồng sử dụng chung của mảnh đất, nên cha bạn định đoạt toàn bộ mảnh đất này là không được, tuy nhiên Cha bạn có thể định đoạt toàn bộ phần quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Cha bạn theo hình thức lập di chúc.

    Việc cha bạn đề lại phần tài sản có chung với các đồng sử dụng khác dưới hình thức là Di chúc mà Phòng công chứng không làm bạn có thể khiếu nại đến Sở Tư pháp nơi cấp giấy phép hoạt động cho phòng công chứng đó để bảo vệ quyền lợi của mình.

    Theo quy định tại Điều 646 Bộ luật Dân sự thì Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

    Theo quy định tại ĐIều 634 Bộ luật Dân sự thì Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết có trong tài sản chung với người khác.

    Do đó có thể thấy Cha bạn hoàn toàn có thể lập Di chúc để lại di sản của mình

    Luật sư Ngô Thế Thêm

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #276385   19/07/2013

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Với nội dung thông tin bạn cung cấp thì rất khó để có thể tư vấn một cách cụ thể cho bạn. 

    Bà của bạn để lại "tờ di chúc" cho ba của bạn: Nội dung tờ di chúc đó như thế nào? để lại tài sản cho những ai? Phân chia di sản như thế nào? bạn chưa nói rõ.

    Bạn có nói đến Giấy tờ thỏa thuận thân tộc có xác nhận của chính quyền địa phương: Nội dung thỏa thuận là gì? 

    Phải căn cứ vào nội dung của những giấy tờ đó mới có thể tư vấn cho bạn cụ thể được. 

    Nếu ba bạn muốn để lại di chúc cho các con thì có thể để lại di chúc định đoạt phần tài sản thuộc quyền sở hữu  của mình cho các con.

    Trân trọng!

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.Nguyenthihuong vì bài viết hữu ích
    TANTAI0904 (21/07/2013)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com