Bài toán phòng chống tham nhũng có lẽ vẫn còn là vấn đề chưa được tháo gỡ triệt để tại thời điểm hiện nay, khi mà Luật phòng, chống tham nhũng 2005 chưa thể kiểm soát được nạn này, rồi kế đến là sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng mới. Nhưng đó chỉ là cách giải quyết ở phần ngọn, còn gốc rễ của nó thì cần có các biện pháp khác nữa, chứ không chỉ là Luật phòng, chống tham nhũng.
Tại Blog của Ngân hàng Thế giới có đề xuất 6 cách để phòng, chống tham nhũng, cụ thể như sau:
1. Trả lương tốt cho công chức (paying civil servants well)
Việc công chức được trả lương tốt hay nhận thu nhập quá thấp chắc chắn có tác động đến cả động cơ làm việc. Nếu khu vực công trả lương thấy thì công chức sẽ tìm cách bổ trợ cho thu nhập bằng các nguồn không chính thức.
2. Chính phủ chi tiêu minh bạch, công khai (creating transparency and openness in government spending):
Trợ cấp, miễn thuế, hợp đồng dùng công quỹ, tín dụng rẻ, chi ngoài ngân sách đều là những thức giới chính trị kiểm soát và cũng là các kênh chính quyền quản lý nguồn lợi công...Công quỹ phải được chi tiêu vì công chúng...
Quá trình này càng công khai minh bạch thì càng tạo ít cơ hội cho sai phạm và lạm dụng... Nơi nào công dân có thể giám sát chính quyền, tự do báo chí được tôn trọng và dân trí cao sẽ có cơ hội tạo nền tảng cho cải tổ...
3. Cắt giảm quan liêu và rào cản (cutting red tape):
Tham nhũng có liên hệ trực tiếp đến tầm vóc của bộ máy quan liêu... Giảm tối đa các rào cản, quy định sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp, cho việc đăng ký sở hữu, cho hội nhập thương mại quốc tế... hệ thống giấy phép không chỉ gây gánh nặng cho chính phủ mà còn không ngăn được việc kiểm tra vì sao lại cần có chúng... Cách làm giản tiện nhất, theo gợi ý của một chuyên gia, là "xóa các luật và chương trình làm nảy sinh tham nhũng".
4. Thay trợ cấp và bù giá sai lệch bằng trao quỹ đúng mục tiêu (replacing regressive and distorting subsidies with targeted cash transfers):
Bao cấp và trợ giá là các cách chính phủ làm sai lệch động cơ và tạo cơ hội cho tham nhũng.
... Nếu không tính đến vấn đề làm mất cơ hội - tiền bù giá năng lượng có thể xây được bao nhiêu trường học mỗi năm - và hệ quả cho môi trường vì giá bị giữ thấp một cách giả tạo, thì các khoản bù giá, trợ cấp đều khiến chính quyền trở thành nguồn căn của các cách khai thác tham nhũng.
5. Thiết lập các công ước quốc tế (establishing international conventions):
Tham nhũng ngày nay đã trở nên xuyên biên giới trong kinh tế toàn cầu hóa và các cơ chế pháp luật quốc tế là tối quan trọng trong số phương tiện chống tham nhũng cho nhiều chính phủ... Công tước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) tới cuối năm 2013 đã được 140 quốc gia phê chuẩn. UNCAC tạo ra mạng toàn cầu để các quốc gia phát triển và đang phát triển chống tham nhũng nội địa, quốc tế, chống lạm dụng, rửa tiền, xung đột lợi ích, và cả cách giành lại ngân khoản quan chức giấu ở tài khoản hải ngoại...
6. Dùng công nghệ thông minh (deploying smart technology):
Quan hệ trực tiếp giữa quan chức chính quyền và công dân mở lối cho các vụ trao tay sai trái. Một cách giải quyết chuyện này là dùng công nghệ để tạo khoảng cách giữa quan chức và xã hội. Mua bán và cung ứng dịch vụ công qua hợp đồng với nhà nước là một nguồn tiền lớn, ở một số nước chiếm tới 5-10% GDP... Đảm bảo đấu thầu công khai, cạnh tranh bình đẳng cho các nhà cung cấp dịch vụ công là cách giảm tham nhũng.
Theo bạn, còn cách nào để chống tham nhũng nữa không?