18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

Chủ đề   RSS   
  • #422506 23/04/2016

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 – 01/5/2016) – kỷ niệm 130 năm ngày giai cấp công nhân lao động đấu tranh với giới tư bản để yêu cầu rút ngắn thời gian làm việc còn 8 giờ/ngày thay vì 11 – 12 giờ/ngày.

    Trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, dường như, người lao động luôn là kẻ yếu thế hơn, bởi vậy, Nhà nước đóng vai trò trung gian quản lý trật tự xã hội đã có những chính sách nhằm cân bằng lợi ích trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

    Người lao động – nhất là lao động phổ thông, lao động trình độ thấp thường bị xâm phạm quyền lợi nhưng có khi lại không biết hoặc không có cơ chế tự bảo vệ quyền lợi của mình nên đành im lặng cho qua.

    Vì vậy, dưới đây, Dân Luật gửi tặng các bạn bộ ảnh infographic kèm với các bài viết liên quan đến chính sách, quyền lợi dành cho người lao động, các bạn ai đã đi làm rồi thì nên đọc để có cơ chế tự bảo vệ quyền lợi của mình nhé!

    18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

    1. Thời gian thử việc tối đa

    - 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên.

    - 30 ngày đối với trình độ trung cấp.

    - 6 ngày đối với các công việc khác.

    Lưu ý:

    - Chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc.

    - Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ.

    2. Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức

    Ví dụ: lương chính thức 10 triệu thì lương thử việc ít nhất là 8.5 triệu.

    3. Thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho người lao động về kết quả thử việc

    - Nếu đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay.

    - Nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

    => Vi phạm bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc trả 100% tiền lương cho người lao động.

    4. Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng

    Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng năm 2016 là:

    Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng.

    Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng.

    Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng.

    Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng.

    Xem chi tiết các vùng tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP.

    => Trả lương thấp hơn mức này bị phạt tiền từ 20 – 75 triệu đồng.

    5. Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

    => Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động.

    6. Yêu cầu người lao động nộp tiền để được ký kết hợp đồng lao động

    => Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động.

    7. Tiền lương làm thêm giờ

    Ngày thường = 150% lương.

    Ngày nghỉ hàng tuần = 200% lương.

    Ngày lễ, Tết = 400% lương.

    8. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

    Ngày thường = 210% lương.

    Ngày nghỉ hàng tuần = 270% lương.

    Ngày lễ, Tết = 490% lương.

    => Trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

    9. 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép

    Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.

    10. Trả lương chậm trên 15 ngày phải trả thêm tiền theo lãi suất ngân hàng

    Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

    11. Cấm người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

    => Vi phạm bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

    12. Từ 01/7/2016, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động sẽ bị xử lý hình sự

    Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn còn vi phạm, thì cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 1 tỷ, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

    Pháp nhân phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.

    13. Phạt đến 7 triệu nếu không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì lý do tham gia NVQS

    Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì các lý do sau đây sẽ bị phạt tiền từ 3 – 7 triệu đồng:

    - Tham gia nghĩa vụ quân sự.

    - Bị tạm giam, tạm giữ.

    - Bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    - Lao động nữ mang thai.

    - Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận.

    14. Không được trả lương đầy đủ hay bị quấy rối tình dục có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Nhưng phải báo trước 3 ngày làm việc.

    Đồng thời, nếu người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.

    15. Từ 01/7/2016, sa thải người lao động vì lý do kết hôn, sinh con…có thể bị phạt đến 3 năm tù

    Sa thải người lao động trong trường hợp họ KHÔNG bị xử lý kỷ luật về các hành vi:

    - Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy ở nơi làm việc.

    - Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.

    - Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng, đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

    - Đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật.

    - Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Hoặc sa thải người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    - Nếu việc sa thải làm cho người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn thì phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    - Nếu việc sa thải vi phạm đối với 02 người hoặc phụ nữ mà biết là có thai, người nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc người bị sa thải tự sát thì phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

    16. Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh bị phạt tiền đến 1 triệu đồng

    Ngoài ra, nếu không cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày hoặc không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản thì cũng bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

    17. Chủ tịch UBND hoặc Thanh tra lao động là nơi người lao động có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động

    Tùy mức độ vi phạm của người sử dụng lao động mà người lao động có thể yêu cầu Chủ tịch UBND xã, huyện hoặc tỉnh, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh Xã hội xử lý hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động.

    18. Người lao động được miễn toàn bộ án phí, lệ phí khi khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án

    Cụ thể, người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì được miễn toàn bộ án phí, lệ phí tại Tòa án.

    Cơ sở pháp lý

    - Bộ luật lao động 2012.

    - Bộ luật hình sự 2015.

    - Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

    - Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

    - Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

    - Nghị định 122/2015/NĐ-CP.

    - Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009.

    Các bài viết liên quan đến lao động:

    1. 10 câu hỏi thường gặp về hợp đồng lao động thời vụ.

    2. Tất tần tật chính sách dành cho lao động nữ.

    3. Tổng hợp các mức xử phạt nếu vi phạm quyền lợi của lao động nữ.

    4. Những thỏa thuận trái pháp luật người lao động nên biết

    5. Hướng dẫn người lao động khiếu nại, tố cáo người sử dụng lao động

    6. Trách nhiệm vật chất hay trách nhiệm kỷ luật lao động?

    7. Hướng dẫn ủy quyền ký hợp đồng lao động

    8. Kinh phí công đoàn và những điều người lao động nên biết

    9. 10 điều cần biết về an toàn, vệ sinh lao động

    10. Phân biệt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động

    11. Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên

    12. Toàn văn điểm mới Bộ luật lao động 2012

    13. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động 2012

    14. Hướng dẫn chi tiết thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

    15. Những lưu ý về BHXH, BHTN, BHYT 2016

    16. Hợp đồng lao động, bảng lương, thỏa ước lao động 2016

    17. Tra cứu các mức phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức

    18. Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội 2016

    19. Tổng hợp 83 câu hỏi – đáp về chính sách BHXH, BHYT năm 2016

    20. Đóng BHXH như thế nào nếu ký hợp đồng lao động ở hai công ty?

    21. Tiền lương làm việc theo ca vào ngày lễ

    22. Xin hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không có hộ khẩu ở TPHCM

    23. Giải đáp thắc mắc về “hưởng bảo hiểm thất nghiệp một lần”

     
    156922 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #422552   23/04/2016

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Phần lớn công ty tư bây giờ đi thử việc lương toàn 80% thôi chứ lấy đâu ra trên 85% :D

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #422567   24/04/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Cái "phần lớn" đó là bạn thống kê được từ bao nhiêu công ty vậy ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #422804   26/04/2016

    Có quy định rồi các bạn cố gắng áp dụng và hài hòa giữa tình và lý nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #422813   26/04/2016

    toanlong123
    toanlong123
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2015
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 860
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 37 lần


    Quy định thì vẫn là quy định, hỏi mấy công ty làm được những điều trên? ví dụ như trả lương chậm?...

     
    Báo quản trị |  
  • #422841   26/04/2016

    toanlong123 viết:

    Quy định thì vẫn là quy định, hỏi mấy công ty làm được những điều trên? ví dụ như trả lương chậm?...

    Thì ở Việt Nam mình hiện tại, ngoài lý còn có tình. Nếu công ty trả chậm nhưng vẫn trả, và chậm ít ngày thì ok. Còn chây ì, cố tình không trả, làm ảnh hưởng mạnh đến quyền lợi người lao động thì NLD phải làm căng thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #422837   26/04/2016

    Thân gởi Admin,

    Admin có thể giải thích kỹ hơn cách tính của điều 8 được không ạ?

    Trân trọng cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #422851   26/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    vuongngba viết:

    có thể giải thích kỹ hơn cách tính của điều 8 được không ạ?

    Chào bạn, trước tiên trích dẫn quy định tại Bộ luật lao động 2012 như sau:

    Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

    Như vậy, tiền lương thực nhận được tính như sau:

    1. Ngày thường = 150% lương + 30% lương + 20% x 150% lương = 210% lương.

    (150% lương là lương làm thêm giờ vào ngày thường - khoản 1, 30% lương là lương làm việc vào ban đêm - khoản 2 và 20% x 150% lương là lương làm thêm vào ban đêm - khoản 3)

    2. Ngày nghỉ hàng tuần = 200% lương + 30% lương + 20% x 200% lương = 270% lương

    3. Ngày lễ tết = (300% lương + 30% lương + 20% x 300% lương) + 100% lương  =  490% lương.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    vuongngba (27/04/2016)
  • #422878   26/04/2016

    hah3ocon1
    hah3ocon1

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Em muốn phản ánh công ty bắt đi làm 2 ngày chủ nhật 1 tháng, ngày lễ phải đi làm mà ko được tiền tăng ca thì em phản ánh ở đâu.

    Có thể cho em số điện thoại , email để liên lạc ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #422884   26/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    hah3ocon1 viết:

    Em muốn phản ánh công ty bắt đi làm 2 ngày chủ nhật 1 tháng, ngày lễ phải đi làm mà ko được tiền tăng ca thì em phản ánh ở đâu.

    Có thể cho em số điện thoại , email để liên lạc ạ.

    Bạn có thể gửi yêu cầu đến Chủ tịch UBND huyện hoặc Thanh tra Sở Lao động để họ xử phạt hành chính đối với họ, nhưng nhớ là phải chuẩn bị đầy đủ bằng chứng nha.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #422950   27/04/2016

    Thân gởi bạn Trang_U,

    Theo thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH thì  tính tiền lương tăng ca đêm của ngày thường thành hai trường hợp:

    1. = 150% lương + 30% lương + 20% x 100% lương = 200% lương

    2. = 150% lương + 30% lương + 20% x 150% lương = 210% lương

    Nếu công nhân của mình ngày nào cũng vào làm lúc 18 giờ, và tăng ca đêm từ 2 giờ sáng hôm sau đến 6 giờ sáng hôm sau thì sẽ tính theo trường hợp nào?

     

    Trân trọng cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuongngba vì bài viết hữu ích
    ngavu143 (27/04/2016)
  • #422986   27/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    vuongngba viết:

    Thân gởi bạn Trang_U,

    Theo thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH thì  tính tiền lương tăng ca đêm của ngày thường thành hai trường hợp:

    1. = 150% lương + 30% lương + 20% x 100% lương = 200% lương

    2. = 150% lương + 30% lương + 20% x 150% lương = 210% lương

    Nếu công nhân của mình ngày nào cũng vào làm lúc 18 giờ, và tăng ca đêm từ 2 giờ sáng hôm sau đến 6 giờ sáng hôm sau thì sẽ tính theo trường hợp nào?

    Trân trọng cảm ơn

    Chào bạn, tính theo cách số 2 nhé, bạn đọc kĩ lại Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH:

    1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

    Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

    =

    Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

    x

    Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

    +

    Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

    x

    Mức ít  nhất 30%

     

    + 20% x

    Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

    x

    Số giờ làm thêm vào ban đêm

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    vuongngba (27/04/2016)
  • #422959   27/04/2016

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Với sự tổng hợp chi tiết như vậy của Chu Tuoc Ls thì hy vọng người lao động nói chung biết tự bảo vệ mình. Đây cũng là sự tổng hợp mà những người làm hành chính nhân sự, lao động tiền lương nên biết.

    Cảm ơn Chu TuocLS

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #423018   27/04/2016

    Thân gởi Trang_U

    Trong thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH có ghi:

    - Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm).

    Trong khi đó công nhân mình làm từ 18h đến 2 giờ sáng ngày mai thì là làm việc ca bình thường (không làm thêm giờ) sau đó từ 2h AM đến 6h AM thì mới làm thêm giờ. Mình thấy đúng với trường hợp TT quy định là "trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm)" tương ứng với 20% của 100% mới đúng. Sao Trang_U lại áp dụng 20% của 150%?

    Mình hỏi để rõ hơn khi áp dụng, rất mong Trang_U giải thích giùm nha

     

    Trân trọng,

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuongngba vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (27/04/2016)
  • #423056   27/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    vuongngba viết:

    Thân gởi Trang_U

    Trong thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH có ghi:

    - Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm).

    Trong khi đó công nhân mình làm từ 18h đến 2 giờ sáng ngày mai thì là làm việc ca bình thường (không làm thêm giờ) sau đó từ 2h AM đến 6h AM thì mới làm thêm giờ. Mình thấy đúng với trường hợp TT quy định là "trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm)" tương ứng với 20% của 100% mới đúng. Sao Trang_U lại áp dụng 20% của 150%?

    Mình hỏi để rõ hơn khi áp dụng, rất mong Trang_U giải thích giùm nha

    Trân trọng,

    Xin lỗi bạn, mình có chút nhầm lẫn trong cách tính đối với trường hợp của bạn, đính chính lại là 20% của 100% mới đúng vì bạn không có làm thêm vào ban ngày,

    Tuy nhiên, cho mình nhiều chuyện 1 chút: thông thường bạn làm việc, thì hàng tuần NLĐ phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, như vậy, lịch làm việc của bạn trong 1 tháng sẽ không cố định khoảng thời gian này? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    vuongngba (27/04/2016)
  • #423076   27/04/2016

    trang_u viết:

    Xin lỗi bạn, mình có chút nhầm lẫn trong cách tính đối với trường hợp của bạn, đính chính lại là 20% của 100% mới đúng vì bạn không có làm thêm vào ban ngày,

    Tuy nhiên, cho mình nhiều chuyện 1 chút: thông thường bạn làm việc, thì hàng tuần NLĐ phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, như vậy, lịch làm việc của bạn trong 1 tháng sẽ không cố định khoảng thời gian này? 

    Chào Trang_U,

    Bên mình công nhân được nghỉ ngày Chủ Nhật, chính sách bên mình không làm ngày Chủ Nhật, do đó hàng tuần các nhóm công nhân đổi ca ngày và đêm cho nhau, vẫn đáp ứng ít nhất 24 giờ nghỉ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuongngba vì bài viết hữu ích
    trang_u (29/04/2016)
  • #423251   29/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    vuongngba viết:

     

    trang_u viết:

     

    Xin lỗi bạn, mình có chút nhầm lẫn trong cách tính đối với trường hợp của bạn, đính chính lại là 20% của 100% mới đúng vì bạn không có làm thêm vào ban ngày,

    Tuy nhiên, cho mình nhiều chuyện 1 chút: thông thường bạn làm việc, thì hàng tuần NLĐ phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, như vậy, lịch làm việc của bạn trong 1 tháng sẽ không cố định khoảng thời gian này? 

     

     

    Chào Trang_U,

    Bên mình công nhân được nghỉ ngày Chủ Nhật, chính sách bên mình không làm ngày Chủ Nhật, do đó hàng tuần các nhóm công nhân đổi ca ngày và đêm cho nhau, vẫn đáp ứng ít nhất 24 giờ nghỉ.

     

    Ý mình là ví dụ tuần này bạn làm ca từ 18h đến 6h sáng, nhưng tuần sau bạn sẽ làm từ 6h sáng đến 18 tối? 

     
    Báo quản trị |  
  • #423039   27/04/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Theo mình, cách tính lương trong trường hợp của bạn vuongngba như sau:

    Tứ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau được chia làm 3 múi giờ:

    Từ 18 giờ tối đến 22 giờ = khoảng thời gian này tính lương giờ làm việc ban ngày, gọi tắt là lương.

    Từ 22 giờ tối đến 2 giờ sáng = khoảng thời gian làm việc này tính là lương làm việc vào ban đêm = lương + 30% lương = 130% lương.

    Từ 2 giờ sáng đến 6 giờ sáng = khoảng thời gian này tính là làm thêm vào ban đêm = 150% lương + 30% lương + 20% x 100% lương = 200% lương.

    Vậy tổng lương bạn nhận là 430% lương??

     
    Báo quản trị |  
  • #423040   27/04/2016

    bạn nào giải thích giùm mình chỗ này với, chưa hiểu lắm:

    8. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

    Ngày thường = 210% lương.

    Ngày nghỉ hàng tuần = 270% lương.

     
    Báo quản trị |  
  • #423043   27/04/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    tuananh210 viết:

    bạn nào giải thích giùm mình chỗ này với, chưa hiểu lắm:

    8. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

    Ngày thường = 210% lương.

    Ngày nghỉ hàng tuần = 270% lương.

    Ngày thường, nếu bạn có làm thêm vào ban ngày trước khi làm thêm giờ thì:

    Lương nhận được = 150% lương + 30% lương + 20% x 150% lương = 210% lương

    Còn ngày nghỉ hàng tuần tương tự

    Lương nhận được = 200% lương + 30% lương + 20% x 200% lương = 270% lương

     

     
    Báo quản trị |  
  • #423174   28/04/2016

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    Đẹp và chuyên nghiệp! Good job

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |