11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

Chủ đề   RSS   
  • #512872 28/01/2019

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Là một nước có tỷ lệ lao động nữ cao Tuy nhiên, khác với nam giới, lao động nữ phải đảm nhiệm nhiều vai trò: Vừa là lao động, vừa là vợ, là mẹ, có nghĩa vụ, bổn phận chăm sóc gia đình. Do đó, pháp luật việt nam đã giành những chính sách pháp luật áp dụng đối với phụ nữ quy định tập trung tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật lao động 2012 như sau:

    1.  Được ưu tiên nuôi con khi ly hôn

     Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Căn cứ: Khoản 3, điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014

    2. Được kết hôn sớm hơn năm 2 tuổi

    Một trong những điều kiện được phép kết hôn thì:

    - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên,

    - Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

    Căn cứ: điều 8 Luật HNGĐ 2014

    3. Không phải làm thêm giờ hoặc đi công tác xa

    Nếu lao động nữ đang mang thai từ tháng 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở những nơi đặc biệt như vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo thì doanh nghiệp không được phép cử làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

    Ngoài ra, quy định này cũng nêu rõ, quyền lợi tương tự cũng dành cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Căn cứ: Khoản 1, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012

    4. Được chuyển làm công việc nhẹ nhàng hơn

    Không chỉ quy định rõ về việc điều chuyển công tác mà Khoản 2, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 cũng quy định rõ: Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi đang mang thai ở tháng thứ 7 sẽ được điều chuyển làm công việc nhẹ nhàng hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

    5. Không bị kỷ luật lao động

    Khi lao động có vi phạm, phía sử dụng lao động có thể đưa ra hình thức kỷ luật. Nhưng không được xử lý kỷ luật với các đối tượng:

    - Lao động nữ đang có thai;

    - Lao động nữ nghỉ thai sản;

    - Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Các hình thức kỷ luật dù là khiển trách, cách chức hay sa thải đều vi phạm nguyên tắc xử lý kỷ luật theo đúng luật.
    Tuy nhiên, khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

    Căn cứ: Điều 123 Bộ luật Lao động 2012

    6. Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Căn cứ theo Khoản 3, Điều 155 Bộ luật Lao động 2012, doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

    7. Nghỉ khám thai vẫn được hưởng lương 100%

    Ngoài những quyền lợi được Bộ luật Lao động 2012 quy định như nêu trên, quyền lợi của lao động nữ mang thai còn thể hiện ởchế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

    – Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

    – Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nêu trên tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    – Chế độ thai sản khi thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    8. Được nghỉ 6 tháng để chăm con

    Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

    9. Được nghỉ trong giờ làm

    Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:

    a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;

    b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

    CCPL: Điều 155 Bộ luật Lao động 2012, Nghị định 85/2015/NĐ-CP.

    10. Được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi ly hôn

    Khoản 5, điều 59 quy định:

    Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau: 

    a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng; 

    b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; 

    c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. 

    Căn cứ:  điều 155 Bộ luật lao động 2012

    11. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

    Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

    Bên trên là những chính sách, đặc quyền để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ, nếu còn băn khoăn hoặc vẫn chưa được hưởng những quyền lợi này thì tốt nhất chị em nên trao đổi thẳng thắn với phòng hành chính, nhân sự nhé!

     
    43136 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/11/2020) sunshine19 (31/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #583781   30/04/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin vô cùng hữu ích về 11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ.

    Bên cạnh đó, mình cũng muốn bổ sung về việc lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đóng BHXH đúng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể: ngoài thời gian được nghỉ để chăm con thì lao động nữ sẽ được nhận một khoản tiền từ quỹ bảo hiểm xã hội thuộc chế độ thai sản.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #583931   04/05/2022

    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cám ơn bài viết của bạn! Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tính vào giờ làm việc và hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.

    Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian kinh nguyệt do hai bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 3 ngày làm việc/tháng.
     
    Trường hợp không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý thì NLĐ sẽ được trả thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ mà vẫn làm việc.
     
    Báo quản trị |  
  • #584071   18/05/2022

    trinh16399
    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Nhưng nếu xét về đề tài mà bạn biết thì mình thấy đã nói đến đặc quyền của lao động nữ thì nên đề cập đến những vẫn đề mà phụ nữ được ưu tiên hay chỉ phải nữ mới có trong quan hệ lao động một cách cụ thể như: được khám phụ khoa 1 lần/năm, hay được được nghỉ 30p trong một ngày nếu đến ngày hành kinh,...Bài viết của bạn có khá chung chung.

     
    Báo quản trị |  
  • #584288   26/05/2022

    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Tuy không còn nhiều như trước nhưng ở nhiều nơi vẫn còn nhiều tình trạng bất cập cho lao động nữ khi tham gia lao động. Do đó, lao động nữ có nhiều quy định pháp luật để bảo vệ hơn so với lao động nam vì các yếu tố sinh lý và thể chất. 

     
    Báo quản trị |  
  • #585851   26/06/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cảm ơn vì những thông tin mà bạn đã cung cấp. Bài viết mà bạn mang lại đã cung cấp cho mình được nhiều thông tin hữu ích về quyền lợi của lao động nữ. Đọc bài viết, mình đã có thể nắm bắt các quy định của pháp luật về quyền lợi của lao động nữ. Bài viết của bạn thật sự rất hữu ích, hi vọng nhận được nhiều bài viết hơn từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #586046   26/06/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (478)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 72 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Trước hết cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin vô cùng hữu ích về "11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ". Tuy nhiên mình thấy việc nói những quy định trên là đặc quyền của lao động nữ là chưa chính xác lắm. Hiện nay pháp luật có các quy định bảo vệ, đảm bảo quyền lợi của các lao động nữ. Các quy định này đều có những điều kiện nhất định đòi hỏi người lao động nữ phải thỏa các điều kiện này thì mới được hưởng các quyền lợi bạn nêu trên. Việc nói đây là những đặc quyền là không hoàn toàn chính xác và cũng không đúng với tinh thần bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #588468   28/07/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cảm ơn bài viết của bạn. Theo mình thấy thì tiêu đề chưa được phù hợp cho lắm vì có những đặc quyền bạn nêu nó là dành riêng cho cả phái nữ chứ ko riêng gì lao động nữ. Bên cạnh đó thì vẫn có những thông tin rất hữu ích chẳng hạn như được nghỉ trong quá trình làm việc để vắt sữa,... Trên thực tế là có những doanh nghiệp không nắm rõ quy định này nên dẫn đến tình trạng bị vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động nữ.

     
    Báo quản trị |  
  • #589859   22/08/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Nhiều chính sách được ban hành và đi vào cuộc sống đã tạo điều kiện cho lao động nữ phát huy quyền của mình, từ đó giúp phụ nữ được bình đẳng hơn, có nhiều cơ hội tìm được vị trí làm việc tốt, tăng thu nhập, giảm dần khoảng cách trong việc làm và địa vị xã hội với nam giới.

     
    Báo quản trị |  
  • #590043   26/08/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 61 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cảm ơn bài viết của bạn. Theo truyền thống riêng của Việt Nam, khác với lao động nam, lao động nữ phải đảm nhiệm nhiều vai trò: Vừa là người lao động trong mối quan hệ lao động; vừa là vợ, là mẹ, là con trong mối quan hệ gia đình giữ bổn phận chăm sóc gia đình. Do vậy, pháp luật Việt Nam luôn dành những chính sách hỗ trợ riêng cho lao động nữ là rất hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #590501   30/08/2022

    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động cao nhất thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ lao động nữ tham gia vào thị trường lao động ở nước ta luôn ở mức từ 48 - 49%. Không thua kém nam giới, lao động nữ tham gia rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cảm ơn những chia sẻ của bạn để có thể giúp lao động nữ bảo vệ được quyền lợi của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #590596   31/08/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1994)
    Số điểm: 13473
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Nội dung bài viết trên có thể xem là tổng hợp một số quy định liên quan đến quyền lợi của phụ nữ khi có một số nội dung mang tính điều chỉnh chung. Có thể thấy phụ nữ là đối tượng được các nhà làm Luật quan tâm và dành nhiều sự ưu ái. Tuy nhiên, theo mình cảm nhận thì nó vẫn chưa đủ để bảo vệ phụ nữ trước các mối quan hệ pháp luật được điều chỉnh trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì mọi thứ vẫn còn rất mơ hồ, mang tính hướng dẫn sơ bộ khiến việc áp dụng trong thực tế gặp khó khăn.

     
    Báo quản trị |  
  • #593386   31/10/2022

    sun_shineeeee
    sun_shineeeee

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 23 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Mình xin được cập nhật mục 11 theo quy định pháp luật hiện hành là: Theo điểm đ Khoản 2 ĐIều 35 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà KHÔNG cần báo trước, nhưng cần thông báo cho người sử dụng lao động, kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

     
    Báo quản trị |  
  • #595900   27/12/2022

    anuyan0862
    anuyan0862
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:05/12/2022
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 2760
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 25 lần


    11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của tác giả về các quy định của pháp luật khá đặc biệt về lao động nữ. Tuy trong bài còn nhiều lỗi về chính tả nhưng bài cung cấp nội dung khá ngắn gọn, xúc tích, dễ nắm bắt về các quy định duy chỉ giành cho lao động nữ.

     

     
    Báo quản trị |