Mình không phải là thương nhân, nghề nghiệp cũng chẳng liên quan gì đến việc kinh doanh. Nhưng mình có một câu chuyện của một anh bạn làm Pháp chế doanh nghiệp, nó có thể là bài học cho rất nhiều người.
Anh bạn này tham mưu cho lãnh đạo Công ty ký kết một hợp đồng nhập khẩu phân bón (đạm Ure) từ Canada. Theo đó phía Công ty của Canada bán cho Công ty của anh bạn một lô hàng phân đạm Ure, phía đối tác chịu trách nhiệm vận chuyển lô hàng vào Việt Nam bằng đường biển. Điều khoản về địa điểm giao hàng trong hợp đồng chỉ ghi vỏn vẹn nội dung: "Địa điểm giao hàng: Cảng X".
Căn cứ vào điều khoản này, phía Công ty Canada chỉ cho tàu vận chuyển lô hàng qua phao số 0 thuộc cảng X thì dừng lại và yêu cầu Công ty của anh bạn ra nhận hàng. Ban đầu công ty không chấp nhận mà yêu cầu đối tác phải vận chuyển hàng vào bến cảng X, tập kết hàng lên bến, còn Cty chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng vào kho cảng.
Nhưng phía đối tác đưa ra điều khoản trên và lập luận nơi tàu của họ neo đậu (qua phao số 0) đã là địa điểm thuộc Cảng X, trong hợp đồng không có ddiefu khoản nào buộc họ có trách nhiệm phải tập kết hàng lên bến cảng. Cuối cùng thì Cty phải chấp nhận thuê tàu cẩu, tàu vận chuyển ra nhận hàng ngay giữa biển khơi nơi tàu của đối tác neo đậu.
Hậu quả là Cty bị thua lỗ do chi phí vận chuyển từ phao số 0 vào bến cảng quá cao so với mức lãi bán ra, còn anh bạn của mình thì mất việc.
Đây là câu chuyện xảy ra từ thời mới xóa bỏ bao cấp. Ngày nay các thương nhân của Việt Nam chắc không mắc những lõi ngớ ngẩn đến vậy, nhưng âu nó cũng là bài học chưa cũ.
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!