03 trường hợp NLĐ phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #537140 10/01/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    03 trường hợp NLĐ phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp

     

    Trong quá trình lao động, thực tế không tránh khỏi trường hợp người lao động gây ra thiệt cho công ty. Vậy, pháp luật quy định những trường hợp nào người lao động gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất là bồi thường thiệt hại?

    Hiện nay quy định về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động được quy định tại Điều 130 Bộ luật lao động 2012 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, theo đó, người lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động trong 03 trường hợp sau:

    STT

    Trường hợp bồi thường thiệt hại

    Mức bồi thường

    1

    Sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị

    Giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.

    Bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương

    Giá trị thiệt hại thực tế từ10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.

    Bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường.

    Lưu ý: Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

    2

    Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao

    3

    Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động

    Loại trừ trách nhiệm bồi thường: Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì người lao động không phải bồi thường.

     

    Trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại được áp dụng theo trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể như sau:

    Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm

    Khi phát hiện người lao động làm hư hỏng, mất dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động, tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Bước 2: Thông báo cuộc họp 

    - Cuộc họp yêu cầu bồi thường thiệt hại chỉ được thực hiện khi người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    - Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; người lao động; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.

    - Người sử dụng lao động phải đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.

    Bước 3: Thành viên xác nhận tham dự cuộc họp

    - Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự cuộc họp phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

    - Trường hợp một trong các thành phần tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành cuộc họp.

    Bước 4: Tiến hành cuộc họp

    Cuộc họp yêu cầu bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

    Bước 5: Quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại

    - Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người lao động.

    - Quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

     

     
    2728 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547959   31/05/2020

    Cảm ơn về bài chia sẻ thật bổ ích trên của bạn. Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động - người yếu thế trong mối quan hệ lao động thì vẫn còn có quy định bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động, vấn đề trên là một ví dụ cụ thể, tuy nhiên, để tiến hành yêu cầu bồi thường thì vẫn phải theo đúng trình tự thủ tục theo quy định.

     
    Báo quản trị |