03 đặc điểm cạnh tranh không lành mạnh trong Sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #502477 16/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    03 đặc điểm cạnh tranh không lành mạnh trong Sở hữu trí tuệ

    Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là hành vi xâm phạm các quyền SHTT đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ thể quyền trong thời hạn bảo hộ. Tức là hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, xâm phạm quyền của chủ thể quyền SHTT.

    Thông thường trên thực tế, “chỉ được xem là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi chủ thể phải ở trong vị thế “cạnh tranh” với nhau.

    Cụ thể chỉ có thể kết luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu các chủ thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quanthị trường địa lý liên quan.

    Ví dụ như: Công ty A sử dụng chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức của người tiêu dùng, làm sai lệch thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng của Công ty B để bán sản phẩm của mình.

               

    Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHTT thông thường sẽ chứa đựng 03 yếu tố sau:

    1. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh với mục đích lợi dụng danh tiếnguy tín của các cá nhân, tổ chức khác;

    2. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh cố ý tạo ra các chỉ dẫn thương mại để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa dịch vụ, hoặc gây nhầm lẫn  về xuất xử, cách sản xuất, tính năng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ (Điểm a, b khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ); và

    3. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của chủ thể gây ra thiệt hại một cách trực tiếp hay gián tiếp cho các cá nhân, tổ chức bị xâm phạm.

    Do vậy, có thể nói những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT là hành vi xâm phạm đến quyền SHTT của các chủ thể sản xuất kinh doanh chân chính thông qua việc một số cá nhân, tổ chức cố tình sử dụng các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng nhằm mục đích trục lợi.

    Chỉ dẫn thương mại lúc này được hiểu là các dấu hiệu thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa dịch vụ của các cá nhân, tổ chức. Chỉ dẫn thương mại bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh (logo), khẩu hiệu kinh doanh (slogan), chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa (khoản 2 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ). Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi như: gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện quảng cáo, bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

    Khi chủ sở hữu nhận thấy có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các chủ thể quyền có thể nhờ trợ giúp của các luật sư, các đại diện sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Hi vọng bài viết mang đến thông tin có ích cho mọi người!

     
    6920 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502514   17/09/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Rất hữu ích, mình xin phép được đào sâu thêm một tý.

    Đa số các vụ việc vi phạm quyền SHTT liên quan đến nhãn hiệu thì bên bị vi phạm thường thì không chứng minh được thiệt hại thực tế do hành vi của bên thực hiện hành vi vi phạm, như vậy nếu công ty lớn thì mình không đề cập nhưng công ty vừa và nhỏ ít khi làm báo cáo tài chính hoặc báo cáo kinh doanh thì kho lòng chứng minh theo Khoản 1 điểm a Điều 205 Luật SHTT, vậy có nghĩa là gần như cũng không thể định giá được giá chuyển nhượng nhãn hiệu tại Khoản 1 điểm b Điều 205 như vậy còn điểm c, nhưng nếu tòa ra phán quyết về bồi thường thiệt hại thì tòa căn cứ vào tiêu chí nào hay phải lựa chọn một tổ chức định giá cụ thể nào và tổ chức này sử dụng tiêu chuẩn nào để định giá 1 nhãn hiệu.

    Do mình không tìm thấy dịch vụ định giá nhãn hiệu nên cứ giả dụ đây là hoạt động M&A đi, thì khi một công ty Luật bảo vệ cho công ty bên có nhãn hiệu bị vi phạm dựa vào kinh nghiệm tư vấn M&A của mình mà định giá cho nhãn hiệu bị vi phạm thì Tòa có chấp nhận cái giá đó hay không và chi phí khi định giá tăng cao thì có được tòa cho là chi phí hợp lý để thuê luật sư tại khoản 3 Điều 205 luật SHTT không.

    Xin lỗi vì mình hỏi hơi nhiều!

     
    Báo quản trị |