Chào bạn!
Mình xin được trả lời cho câu hỏi của bạn như sau:
Sau khi công việc của bên A đã hoàn thành thì đến nghĩa vụ của bên B đó là nghĩa vụ trả tiền. theo quy định tại Điều 290 Bộ luật dân sự (BLDS) thì nghĩa vụ trả tiền bao gồm của tiền gốc và tiền lãi trên nợ gốc.
Bên cạnh đó nếu xem nếu xem lãi suất chậm trả là phần thiệt hại thì:
- Theo quy định tại khoản 3, điều 422 BLDS, nếu các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. Còn theo Điều 307 LTM 2005, nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về bồi thường thì bên bị vi phạm vẫn có quyền áp dụng cả chế tài vi phạm lẫn buộc bồi thường thiệt hại.
- Hợp đồng được ký giữa Công ty A và Công ty B nhằm mục đích sinh lợi nên đây là hoạt động thương mại. Do đó, quan hệ này được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005.
- Do hợp đồng ký giữa Công ty A và Công ty B có thỏa thuận về phạt hợp đồng nên căn cứ Điều 307 LTM 2005, Công ty A có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm lẫn buộc bồi thường thiệt hại đối với Công ty B. Vì vậy, Công ty A hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án buộc Công ty B thanh tóan số tiền mua hàng và lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền chậm thanh toán.
- Theo Điều 300 LTM 2005, Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận. Theo Điều 302 LTM 2005, Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Do đó, tiền lãi do chậm thanh toán là thuộc chế tài bồi thường thiệt hại.
Chúc bạn thành công!
Công ty Luật hợp danh Phúc Gia Nguyễn
- Địa chỉ: Số 9 lô D KDC Miếu Nổi,phường 3, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 094.78.13579 - (08) 3510.3915 - email: lsphamnguyen@yahoo.com