Ngày 7/9, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã chủ trì buổi đối thoại với hơn 150 doanh nghiệp và các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn để cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tại buổi đối thoại ông Thanh có nêu ý kiến:
"Những ngân hàng không giảm trần lãi suất cho vay thì trong cuộc họp HĐND thành phố, tôi nói vài câu là người dân Đà Nẵng rút hết tiền gửi vào ngân hàng khác, lúc đó đừng có kêu. Doanh nghiệp có sống thì mình mới sống nên phải dựa vào nhau. Các dự án khả thi cần tạo điều kiện cho vay với thủ tục đơn giản, lãi suất rõ ràng, tạo điều kiện cho vay".
Ý kiến trên của vị bí thư thành ủy quả là thẳng thắn, vì lợi ích của nhân dân, có lợi cho doanh nghiệp, kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, có một số điều cần phải "lưu tâm suy nghĩ" từ ý kiến trên.
Một là, Nếu Ngân hàng không giảm lãi suất cho vay, thì điều đó không vi phạm pháp luật thì không ai có thể ngăn cấm được.
Hai là, vị bí thư thành ủy nói vài câu vậy câu nói đó là gì? Nếu "nói vài câu" không làm cho dân Đà Nẵng rút hết tiền gửi vào ngân hàng khác thì ý kiến trên của ông sẽ trở thành điều "khoác loác". Nếu "nói vài câu" làm cho dân Đà Nẵng rút hết tiền gửi vào ngân hàng khác thì một câu hỏi được đặt ra: "Vị bí thư thành ủy này có vi phạm pháp luật không?". Bởi "nói vài câu" là nguyên nhân dẫn đến dân rút hết tiền làm Ngân hàng khó khăn (trong khi Ngân hàng làm đúng luật). Chỉ có pháp luật mới mang tính bắt buộc, nên vị bí thư thành ủy không được quyền nhân danh mình làm điều đó.
Ba là, với một nền kinh tế thị trường thì hãy để cho các ngân hàng tự cạnh tranh, nếu có sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng thì theo cơ chế thị trường sẽ có kẻ chết đi vì không tối ưu. Nếu các ngân hàng có sự thỏa thuận lãi suất với nhau thì căn cứ vào Luật Cạnh tranh, Luật các tổ chức tín dụng mà xử lý vi phạm.
Đó là ý kiến chủ quan của tôi, rất mong CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT cùng tham gia góp ý !
Cập nhật bởi nguyenvantongnvt ngày 08/09/2012 01:45:17 CH
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 08/09/2012 12:34:47 CH