Xuất khẩu lao động thì có phải đóng thuế TNCN hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #607542 15/12/2023

    hieu2421999

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:15/12/2023
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xuất khẩu lao động thì có phải đóng thuế TNCN hay không?

    Con trai tôi năm ngoái có đăng ký xuất khẩu lao động, thì năm nay đến hạn có phải đóng thuế TNCN hay không? Ngoài ra thì xuất khẩu lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc tại Việt Nam hay được miễn?

    1. Xuất khẩu lao động thì có phải đóng thuế TNCN hay không? 

    Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng chiu thuế TNCN với nội dung như sau:

    - Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong, ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

    -. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

    + Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

    + Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

    - Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định đối với cá nhân cư trú.

    Như vậy, khi người dân tham gia xuất khẩu lao động thì nếu như có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm, hoặc có chỗ ở thường xuyên tại Việt Nam thì vẫn sẽ phải đóng thuế TNCN khi thu nhập đến từ việc xuất khẩu lao động thuộc quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

    2. Công dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động thì có phải đóng thuế TNCN cho cả Việt Nam lẫn nước xuất khẩu lao động?

    Theo Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, thì người lao động đi xuất khẩu lao động sẽ được hưởng nhũng quyền sau:

    - Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

     - Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

     - Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

     Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

    - Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

     - Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

    - Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

     - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    - Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

    Vậy nên, người lao động đi xuất khẩu lao động sẽ không cần phải đóng thuế TNCN đồng thời ở cả VIệt Nam lẫn nước tiếp nhận lao động nếu như nước tiếp nhận đã ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. 

    3. Xuất khẩu lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc ở Việt Nam ?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đề cập đến Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người lao động đăng ký xuất khẩu lao động tại nước ngoài theo hợp đồng vẫn phải đóng BHXH bắt buộc tai Việt Nam.

    Ngoài ra, trong trường hợp việc xuât khẩu lao động buộc phải tạm dừng do người sử dụng lao động gặp khó khăn, dẫn đến việc không có khả năng đóng BHXH bắt buộc, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng.

     
    482 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận