xuất hiện chứng cứ mới?

Chủ đề   RSS   
  • #97058 21/04/2011

    buibahien

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xuất hiện chứng cứ mới?

    E có vấn đề muốn hỏi là nếu trong lúc xét xử vụ án hình sự mà người bào chữa đưa ra tài liệu mới, chứng cứ mới mà ngay lúc đó chưa thể xác minh tính chính xác được thì hội đồng xét xử phải làm như thế nào ạ? Liệu có được hoãn phiên tòa không? Và căn cứ pháp lý nào( điều luật nào? hay thông tư, nghị định nào ) quy định ạ? Mong mọi người giúp đỡ.
     
    5912 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #97363   21/04/2011

    thuyduong123
    thuyduong123

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 3 lần


    Theo mình thì khi xuất hiện chứng cứ mới mà nó có thể làm thay đổi nội dung vụ án, mà không thể xác minh ngay tại Tòa. Thì phiên tòa sẽ tạm hoãn.

     Mình không thấy nó quy định ở đâu cả
     
    Báo quản trị |  
  • #97388   21/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Nếu tình huống này xảy ra, thì sẽ áp dụng điểm a khoản 1 điều 179 BLTTHS:

    Điều 179. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung

    1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:

    a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #98157   24/04/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    #0072bc;">buibahien !
    Thông thường, khi xuất hiện chứng cứ mới mà chứng cứ có liên quan đến nội dung vụ án thì toà sẽ hoãn phiên toà xét xử để giao cho cơ quan điều tra xác minhchứng cứ. Nếu chứng cứ mới không thoả mãn dấu hiệu của chứng cứ thì toà vẫn sẽ tiếp tục.

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #98548   25/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    Đúng như boyluat nói. Trong trường hợp trên, nếu tài liệu chứng cứ mới mà người bào chữa đưa ra là những chứng cứ quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, đến việc định tội, định khung... mà không thể bỏ sung được thì mới áp dụng Điều 179 BLTTHS. Còn nếu không thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử bình thường.

    Cũng lưu ý với các bạn là nếu thuộc trường hợp trên, thì việc mà Tòa án phải làm không phải là ra "Quyết định hoãn phiên tòa", mà Tòa án chỉ ra "Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung" công bố tại phiên tòa rồi kết thúc phiên tòa, sau đó chuyển hồ sơ cho VKS thôi.

    Bới quyết định hoãn phiên tòa chỉ được ban hành khi có một trong các căn cứ quy định tại các Điều 45, 46, 47, 187, 189, 190, 191, 192 và 193 của BLTTHS. Và tính chất của hoãn phiên tòa cũng khác hẳn với tính chất của việc yêu cầu điều tra bổ sung. Đó là khi có một trong những căn cứ nêu trên dẫn đến phiên tòa không thể tiếp tục thì phải hoãn, hồ sơ vụ án vẫn được lưu giữ tại Tòa án để tiếp tục mở phiên tòa khác. Còn việc yêu cầu điều tra bổ sung được dựa trên các căn cứ khác, và hồ sơ được chuyển giao trả lại cho VKS để VKS tự mình điều tra bổ sung hoặc trả cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (25/04/2011)