Xử phạt hành vi mở cửa ô tô gây tai nạn

Chủ đề   RSS   
  • #490574 28/04/2018

    Xử phạt hành vi mở cửa ô tô gây tai nạn

    Có lẽ trong thời gian vừa qua mọi người đã nghe không ít các trường hợp mở của xe ô tô gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Các trường hợp này gây bức xúc trong người dân, có thể do sự vô ý của những chủ xe ô tô này hoặc cũng có thể họ tự tin là hành động đó của mình không gây tai nạn hoặc ta đi xe ô tô sang trọng ta muốn làm gì thì làm, muốn đỗ ở đâu thì đỗ hoặc muốn mở cửa như thế nào là quyền của ta. Có nhiều trường hợp người mở cửa gây tai nạn cho người đi đường, chủ xe bình thản bước xuống đi lại chỗ xe vừa bị va chạm xem xe có bị trầy xước không rồi quát tháo lại người đi đường mà không hề tỏ ra quan tâm đến người đang bị nạn.

    Vậy những hành vi này pháp luật có quy định chế tài xử lý không và xử lý như thế nào?

    Tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008:

    “Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

    …......

    3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

    …...

    đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

    …...

    Nếu vi phạm, tùy theo mức độ, người vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Theo đó, hành vi mở cửa ô tô thiếu quan sát, gây ra tai nạn cho người khác có thể bị phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

    Về mức xử phạt hành chính, khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có nêu, phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng với hành vi mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm quy định này mà gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

    Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 sửa đổi Điều 260 Bộ luật hình sự 2015:

    "72. Sửa đổi, bổ sung Điều 260 như sau: 
    “Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 
    1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 
    a) Làm chết người; 
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 
    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 
    a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; 
    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; 
    c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 
    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; 
    đ) Làm chết 02 người; 
    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; 
    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 
    a) Làm chết 03 người trở lên; 
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; 
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 
    4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 
    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

    Trường hợp xảy ra tai nạn ngoài ý muốn do lỗi của người mở cửa xe thì người này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình đã gây ra. Đây ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

    Cập nhật bởi Kimtam1912 ngày 28/04/2018 05:30:50 CH
     
    6099 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimtam1912 vì bài viết hữu ích
    tieukhanh95 (30/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #490654   30/04/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Hành vi này nếu làm chết người thì có nên quy vào tội vô ý làm chết người không? Vì thực tế nhiều người rất ẩu trong việc mở cửa xe ô tô, không quan sát xung quanh gì cả.

    Bộ Luật Hình sự 2015:

    "Điều 128. Tội vô ý làm chết người

     
    1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
     
    2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm."
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhthu95 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (02/05/2018)
  • #490868   02/05/2018

    huynhthu95 viết:

    Hành vi này nếu làm chết người thì có nên quy vào tội vô ý làm chết người không? Vì thực tế nhiều người rất ẩu trong việc mở cửa xe ô tô, không quan sát xung quanh gì cả.

    Bộ Luật Hình sự 2015:

    "Điều 128. Tội vô ý làm chết người

     
    1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
     
    2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm."

    Mình cũng có quan điềm giống bạn, vì hành vi mở cửa xe ô tô vô ý, không quan sát của những người ngồi trên xe đôi khi không chỉ gây thương tích cho người đi đường mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn là chết người nữa. Mặc khác, hiện nay tình trạng này xảy ra quá nhiều, cần có chế tài mạnh mang tính răn đe nhằm nâng cao ý thức của họ hơn, tham gia giao thông không chỉ đảm bảo an toàn cho mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #490665   30/04/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Hành vi mở cửa xe ô tô nhưng không quan sát thì xảy ra rất nhiều, đặt biệt là ở khu dân cư đông đúc. Mặc dù nó nghe có vẻ bình thường nhưng nếu không chú ý, thiếu quan sát thì sẽ gây hậu quả không hề nhỏ cho những người tham gia giao thông và nếu nhẹ thì trầy xước chân tay còn nặng thì gãy chân tay hoặc thậm chí tử vong. Cho nên theo mình nghĩ để hạn chế tình trạng này thì ở ý thức của người mở cửa cùng với đó là chế tài từ phía cơ quan chức năng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tieukhanh95 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (02/05/2018)
  • #490666   30/04/2018

    Mặc dù có nhiều người đi ô tô rất chú ý quan sát trước sau để mở ô tô nhưng cũng có một vài người còn chủ quan trong việc mở cửa ô tô. Thậm chí họ mở khá bất ngờ và dứt khoát đối với những đoạn đường ít xe cộ qua lại. Nhiều khi thấy ô tô dừng lại bản thân mình cũng không dám đi quá gần.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThyThy2901 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (02/05/2018)
  • #490869   02/05/2018

    ThyThy2901 viết:

    Mặc dù có nhiều người đi ô tô rất chú ý quan sát trước sau để mở ô tô nhưng cũng có một vài người còn chủ quan trong việc mở cửa ô tô. Thậm chí họ mở khá bất ngờ và dứt khoát đối với những đoạn đường ít xe cộ qua lại. Nhiều khi thấy ô tô dừng lại bản thân mình cũng không dám đi quá gần.

    Vì sợ hành vi mở cửa như thế nên những lúc đi đường thấy chiếc ô tô nào dừng lại, tấp vô lề là mình dè chừng, hoặc là né xa xa ra để lỡ người ta có mở cửa cũng không trúng mình hoặc đi chậm chậm lại xem người ta có mở của xuống hay không rồi hãy đi qua. 

     
    Báo quản trị |  
  • #490916   03/05/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Cái gì cũng có hai mặt của vấn đề, đối với hành vi mở cửa gây tai nạn thì trước tiên phần lớn là lỗi của người mở cửa xe khi thiếu quan sát. Tuy nhiên, mình nghĩ một phần cũng do người tham gia giao thông (không phải tất cả) không làm chủ tốc độ của mình, thiếu sự quan sát dẫn đến không phản ứng kịp. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (04/05/2018)
  • #490985   04/05/2018

    linhtrang123456 viết:

    Cái gì cũng có hai mặt của vấn đề, đối với hành vi mở cửa gây tai nạn thì trước tiên phần lớn là lỗi của người mở cửa xe khi thiếu quan sát. Tuy nhiên, mình nghĩ một phần cũng do người tham gia giao thông (không phải tất cả) không làm chủ tốc độ của mình, thiếu sự quan sát dẫn đến không phản ứng kịp. 

    Mình nghĩ trong mọi trường hợp nếu người ngồi trên xe ô tô mở cửa cẩn thận có quan sát hoặc ra dấu như thế nào để báo hiệu sắp mở cửa ô tô để người tham gia giao thông di chuyển chậm lại hoặc tránh ra nhường chỗ cho ô tô đó mở cửa thì có thế phản ứng kịp đó. Còn hành động mở cửa bất ngờ, chủ quan, thiếu quan sát thì dù xe chạy chậm hay chạy nhanh cũng đều không phản ứng kịp đâu ạ. Nếu nặng thì thương tích, tử vong còn nhẹ thì xay xát tay chân.

     
    Báo quản trị |  
  • #490920   03/05/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Quy định xử phạt như vậy là hợp lý. Nhiều người đi ô tô ngoài việc đậu dỗ ở lòng lề đường, lại còn thiếu quan sát, mở cửa ô tô theo kiểu đường nhà mình vậy đó. Một chút bất cẩn mà gây tai nạn cho người khác và tổn thất cho chính mình. ý thức tham gia giao thông là điều quan trọng nhất khi điều khiển phương tiện nào đó

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrangak vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (04/05/2018)