Xử lý xe trả góp chậm thanh toán?

Chủ đề   RSS   
  • #557515 09/09/2020

    Nguyentrinh889

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xử lý xe trả góp chậm thanh toán?

    Tháng 9 năm 2017 vợ chồng tôi có mua xe tải trả góp bên tpbank có 2 khoản vay đóng đúng kì hạn, đến tháng 6/2018 thì chồng tôi bị tù, tôi vẫn cố gắng đóng đầy đủ cho tpbank, nhưng đến cuối năm 2019 do ảnh hưởng của dịch có tháng đóng tháng không có khi đóng 2 tháng thì được báo là tiền đóng vào chỉ trừ vào khoảng của xe vay 200tr còn xe 400tr ko vào.

    Khoảng tháng 3 (tính thiếu 2 tháng) tpbank cho 11 người xuống nhà tôi, ko gọi cho tôi mà tự ý cho xe cẩu và niêm phong và cẩu xe đi khoản vay 200tr, may tôi về kịp nên ko cho cẩu đi, khoảng 2 tháng sau tiếp tục cho người xuống thì tôi chấp nhận tất toán khoản vay 200tr còn lại khoản vay 400tr, nợ tất toán hiện tại là 240tr vậy tpbank có quyền xuống thu hồi xe khi chồng tôi còn trong tù không ạ, khoản cuối tháng 9 chồng tôi được mãn hạn tù, tôi xin tpbank đợi tới ngày chồng tôi về thì nhân viên bảo tôi không được và yêu cầu tôi để bên tpbank thu hồi.

     
    3469 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nguyentrinh889 vì bài viết hữu ích
    hoamattroi9297 (17/09/2020) ThanhLongLS (10/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #557584   10/09/2020

    NguyenThanhNgan123
    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    Do bạn không nói cụ thể việc vay tiền của bạn với ngân hàng có thời hạn trả tiền gốc và lãi là bao giờ cũng như hợp đồng vay tiền của bạn là hợp đồng vay có kỳ hạn hay không kỳ hạn  nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn theo hướng sau:

    - Thứ nhất: Nếu như vẫn chưa hết thời hạn vay tiền theo hợp đồng tín dụng có kỳ hạn (hợp đồng vay tiền) giữa bạn và ngân hàng thì theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì:

    Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Theo như quy định trên thì bạn sẽ không vi phạm nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng vì thời hạn trả nợ vẫn chưa hết. Tuy nhiên, đối với khoản tiền lãi thì bạn vẫn sẽ phải trả đủ cho ngân hàng bao gồm cả khoản tiền lãi trong khoảng thời gian bạn gián đoạn việc trả lãi và số lãi này sẽ phải tuân theo mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ:

    Điều 468. Lãi suất

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

    - Thứ hai: Nếu hợp đồng vay tiền của bạn với ngân hàng là hợp đồng vay có kỳ hạn và đã hết hạn trả tiền cho ngân hàng

    Theo như quy định trên tại điều 466 bộ luật dân sự 2015 thì bạn sẽ phải trả nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ do vi phạm nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng

    Trường hợp nếu như bạn không có khả năng trả được số tiền đó thì ngân hàng sẽ có thể tiến hành phát mại tài sản bảo đảm (nếu có) khi vay của bạn hoặc cưỡng chế kê biên tài sản nếu vẫn không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng.

    - Thứ ba: nếu hợp đồng vay tiền của bạn với ngân hàng là hợp đồng vay không kỳ hạn:

    Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

    1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

    Như vậy, theo quy định trên thì bạn sẽ vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên ngân hàng vào một thời gian hợp lý và phải thông báo trước và khi trả nợ bạn sẽ phải trả lãi (tuy nhiên, việc trả lãi chỉ bắt buộc phải thực hiện khi đến thời điểm trả nợ)

    Tuy nhiên, do bạn có hoàn cảnh của bạn khó khăn nên bạn có thể làm đơn yêu cầu ngân hàng cho phép bạn được gia hạn nợ theo quy định 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016:

    Điều 19. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

    Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:

    2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

    Như vậy, theo phân tích ở trên thì bạn cần dựa vào tình hình thực tế của mình cùng với quy định của pháp luật để có thể có được câu trả lời thỏa đáng nhất. Thêm vào đó bạn nên tiến hành làm đơn yêu cầu ngân hàng gia hạn nợ cho bạn theo quy định trên để có thể khắc phục được tình trạng có thể bị ngân hàng phát mại tài sản bảo đảm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenThanhNgan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/09/2020)