Xử lý xâm phạm tác phẩm kiến trúc

Chủ đề   RSS   
  • #495541 30/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 84 lần


    Xử lý xâm phạm tác phẩm kiến trúc

    Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và quyền tác giả nói riêng được quy định tại Phần thứ năm Luật SHTT, trong đó bao gồm quyền tự bảo vệ và quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Cơ quan nhà nước sẽ tùy thuộc vào tính chất mức độ hành vi vi phạm, có thể xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự, hình sự và hành chính. Trong đó đối với các quan hệ trong lĩnh vực SHTT, biện pháp dân sự là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ quyền lợi của chủ thể khi có thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật. Các biện pháp dân sự có thể được áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT được quy định tại Điều 202 Luật SHTT:

    Điều 202. Các biện pháp dân sự

    Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

    2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

    3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

    4. Buộc bồi thường thiệt hại;

    5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

    Với tư cách là một đối tượng được pháp luật SHTT bảo hộ, tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc được yêu cầu áp dụng các biện pháp nêu trên.

    Thực tế, bên bị xâm phạm (bên A) thường có xu hướng yêu cầu bên xâm phạm (bên B) hai yêu cầu: thứ nhất, buộc bên B chấm dứt hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc đã được bảo hộ của nguyên đơn; thứ hai, buộc bên B tháo dỡ các hạng mục công trình đã thi công theo hướng sửa đổi chi tiết, thay đổi kiến trúc tổng thể.

        

    Ở yêu cầu thứ nhất, hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp dân sự để xử lý hành vi xâm phạm. Điều đáng lưu ý là ở yêu cầu thứ hai, đồng ý rằng: “Nếu chỉ chấm dứt hành vi xâm phạm như trên thì quyền lợi của bên A chưa thực sự đảm bảo. Bởi lẽ tác phẩm của họ đã bị xâm phạm, cụ thể là công trình xây dựng được thực hiện dựa trên tác phẩm được bảo hộ tồn tại trên thực tế”, TUY NHIÊN: “Giải pháp tháo dỡ công trình sẽ gây thiệt hại về kinh tế cho chủ sở hữu công trình đó, và hành vi vi phạm được thực hiện bởi bên thiết kế, thi công”.

    Ở một số nước, các quyền của tác giả tác phẩm kiến trúc không được tuyệt đối, điều này đã được ghi nhận trong văn bản và án lệ nước ngoài. Ở Pháp, “quyền nhân thân có thể bị xâm phạm nếu như công trình thứ hai lấy những đặc tính của ngôi nhà thứ nhất. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, có rất ít khả năng chế tài của vi phạm quyền nhân thân là việc tháo dỡ. Trong thực tế, án lệ ưu tiên bồi thường thiệt hại và nhìn chung bác yêu cầu tháo dỡ công trình”. Thiết nghĩ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, phía bên A có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo khoản 4 Điều 202 Luật SHTT, tất nhiên kèm theo đó là các chứng minh tình trạng thiệt hại bao gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm của bên B gây ra. Những thiệt hại vật chất có thể kể đến như khoản lợi ích mà bên A đáng lẽ sẽ được hưởng từ việc sử dụng tác phẩm kiến trúc đó.

    Bên cạnh đó, đối với công trình được xây dựng trên tác phẩm kiến trúc mà không có sự đồng ý của tác giả thì chúng ta có thể thay thế tên của kiến trúc sư bằng tên của tác giả nếu tác giả yêu cầu việc này nhằm bảo vệ quyền nhân thân của tác giả tác phẩm kiến trúc.

     
    2151 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận