Xử lý vi phạm trong công tác kế toán

Chủ đề   RSS   
  • #598958 23/02/2023

    Xử lý vi phạm trong công tác kế toán

       Trong công tác kế toán, Doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định về Chứng từ kế toán, Sổ kế toán, Tài khoản kế toán, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Nộp và công khai báo cáo tài chính, Sao chụp và niêm phong tài liệu kế toán, Kiểm tra kế toán, Bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán, Kiểm kê tài sản, Tổ chức bộ máy kế toán và bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán…

       Chế tài xử lý vi phạm trong công tác kế toán được quy định tại Nghị đinh 41/2018/NĐ-CP

    Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính 

    1. Các hình thức xử phạt chính: 

    Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: 

    a) Cảnh cáo; 

    b) Phạt tiền. 

    2. Các hình thức xử phạt bổ sung: 

    Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: 

    a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng; 

    b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng; 

    c) Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng; 

    d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

    Điều 5. Các biện pháp khắc phục hậu quả 

    Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt quy định tại Điều 4 Nghị định này còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: 

    1. Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ; 

    2. Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo; 

    3. Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; 

    4. Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; 

    5. Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán; 

    6. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán; 

    7. Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề; 

    8. Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị; 

    9. Buộc khôi phục lại sổ kế toán; 

    10. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán; 

    11. Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính; 

    12. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; 

    13. Bổ nhiệm hoặc thuê người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; 

    14. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính. 

     
    147 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn levuban97dn@gmail.com vì bài viết hữu ích
    admin (25/04/2023) ThanhLongLS (23/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599060   24/02/2023

    Xử lý vi phạm trong công tác kế toán

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Mặc dù hiện nay, khung khổ pháp lý về hoạt động kế toán nói chung và các quy định về xử phạt hành chính đối với lĩnh vực kế toán nói riêng cơ bản hoàn thiện và nghiêm khắc, song số vụ vi phạm trong lĩnh vực kế toán vẫn có chiều hướng gia tăng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #599178   27/02/2023

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 41 lần


    Xử lý vi phạm trong công tác kế toán

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Việc xử lý vi phạm trong công tác kế toán là rất quan trọng để bảo đảm tính minh bạch, trung thực và đúng luật của quá trình kế toán. Tuy nhiên, cần có sự đồng thuận và chấp hành chặt chẽ từ phía toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentanviet2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/02/2023)
  • #599263   27/02/2023

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 41 lần


    Xử lý vi phạm trong công tác kế toán

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Việc xử lý vi phạm trong công tác kế toán là rất quan trọng để bảo đảm tính minh bạch, trung thực và đúng luật của quá trình kế toán. Tuy nhiên, cần có sự đồng thuận và chấp hành chặt chẽ từ phía toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #599382   28/02/2023

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 41 lần


    Xử lý vi phạm trong công tác kế toán

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Việc xử lý vi phạm trong công tác kế toán là rất quan trọng để bảo đảm tính minh bạch, trung thực và đúng luật của quá trình kế toán. Tuy nhiên, cần có sự đồng thuận và chấp hành chặt chẽ từ phía toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.

     
    Báo quản trị |