Ngonga viết:
Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013)
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên
Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.
Phạt tiền: Là hình thức phạt đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện. Người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.
Nếu người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện, với lỗi cố ý.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên
- Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm độc hại.
- Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
Nếu người chưa thành niên vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện, nếu họ không có khả năng thực hiện thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay hoặc bị cưỡng chế thực hiện.
3. Biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.
- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: được áp dụng đối với người chưa thành niên trong các trường hợp sau:
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: được áp dụng đối với người chưa thành niên trong các trường hợp sau :
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng bi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
- Biện pháp nhắc nhở:
Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:
Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
- Biện pháp quản lý tại gia đình:
Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau:
Người chưa thành niên đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
Có môi trường thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
Xin phép edit lại một chút ^_^
Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên (Khoản 3 Điều 134, Điều 135).
Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.
Phạt tiền: Là hình thức phạt đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện. Người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.
Nếu người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện, với lỗi cố ý.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên (Khoản 2 Điều 135).
- Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm độc hại.
- Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
Nếu người chưa thành niên vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện, nếu họ không có khả năng thực hiện thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay hoặc bị cưỡng chế thực hiện.
3. Biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên (Điều 136)
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.
- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 90, Khoản 1 Điều 136): được áp dụng đối với người chưa thành niên trong các trường hợp sau:
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự (Khoản 1 Điều 90).
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự (Khoản 2 Điều 90).
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Khoản 3 Điều 90).
- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 92, Khoản 2 Điều 136): được áp dụng đối với người chưa thành niên trong các trường hợp sau:
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự (Khoản 1 Điều 92).
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự (Khoản 2 Điều 92).
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Khoản 3 Điều 92).
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Khoản 4 Điều 92).
4. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
- Biện pháp nhắc nhở (Điều 139 Luật xử lý vi phạm hành chính).
Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:
Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
- Biện pháp quản lý tại gia đình (Điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính).
Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau:
Người chưa thành niên đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
Có môi trường thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình./.